- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm: “BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC” được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. CÓ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO:
1. Lý do viết sáng kiến này:
Hiện nay, nhiều học sinh có thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống còn hạn chế, điều đó được thể hiện: trong giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, v.v... Những vấn đề đó đang là những cản trở lớn cho sự phát triển và hình thành nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên, khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù các tình huống rất đơn giản. Một số học sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game, v.v... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền lành, ngoan ngoãn, ít nói, v.v... Do đó kĩ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học những kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng cho học sinh, tôi đã chọn viết sáng kiến “Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học”.
2. Đảm bảo sáng kiến này mang tính mới và sáng tạo
a) Về tính mới:
Đề tài được xây dựng dựa trên thực tế giảng dạy, không sao chép từ các giải pháp, sáng kiến đã có trước đây. Chưa được áp dụng rộng rãi, chưa bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kĩ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được ngay. Không trùng với các giải pháp, sáng kiến của người khác.
b) Về tính sáng tạo:
“Kĩ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Phần lớn các em chưa biết biết nhận xét, đánh giá về sự việc, chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Từ những thực trạng nêu trên, trong thời gian giảng dạy trên lớp, bản thân tôi có những biện pháp để rèn kĩ năng cho các em như sau:
Biện pháp 1: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, ... Để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp.
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…
Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Sáng kiến kinh nghiệm:
“BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2020 - 2021
“BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2020 - 2021
I. CÓ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO:
1. Lý do viết sáng kiến này:
Hiện nay, nhiều học sinh có thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống còn hạn chế, điều đó được thể hiện: trong giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, v.v... Những vấn đề đó đang là những cản trở lớn cho sự phát triển và hình thành nhân cách của một bộ phận thanh thiếu niên, khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, đặc biệt trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.
Nhiều phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù các tình huống rất đơn giản. Một số học sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game, v.v... mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền lành, ngoan ngoãn, ít nói, v.v... Do đó kĩ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học những kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường phát triển bền vững. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng cho học sinh, tôi đã chọn viết sáng kiến “Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học”.
2. Đảm bảo sáng kiến này mang tính mới và sáng tạo
a) Về tính mới:
Đề tài được xây dựng dựa trên thực tế giảng dạy, không sao chép từ các giải pháp, sáng kiến đã có trước đây. Chưa được áp dụng rộng rãi, chưa bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kĩ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được ngay. Không trùng với các giải pháp, sáng kiến của người khác.
b) Về tính sáng tạo:
“Kĩ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Phần lớn các em chưa biết biết nhận xét, đánh giá về sự việc, chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Từ những thực trạng nêu trên, trong thời gian giảng dạy trên lớp, bản thân tôi có những biện pháp để rèn kĩ năng cho các em như sau:
Biện pháp 1: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, ... Để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Trong chương trình môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội như: Viết thư, Điền vào giấy tờ in sẵn, Giới thiệu địa phương, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp.
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh cần sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh sẽ được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn…
Ở môn Khoa học: Chương “Con người và sức khỏe
THẦY CÔ TẢI NHÉ!