- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,219
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 24 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lí do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng töø xöa ñeán nay, bộ môn Ngữ vaên luoân coù vai troø heát söùc quan troïng trong ñôøi soáng vaø trong söï phaùt trieån nhaân caùch cuûa con ngöôøi. Mỗi tác phẩm văn học chứa đựng bao nhiêu ưu tư, trăn trở và ước mong thầm kín của người cầm bút thông qua thế giới hình tượng. Văn học chân chính luôn hướng con người đến với những tình cảm cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu con người, yêu cuộc sống với đủ mọi cung bậc, sắc thái. Những tình cảm ấy được thể hiện hấp dẫn, sinh động qua nghệ thuật ngôn từ mang đặc trưng của văn chương. Người dạy văn vừa phải là một nhà sư phạm đồng thời phải là một người có tâm hồn nghệ sĩ để có thể đảm đương vai trò làm cầu nối giữa tâm hồn nhà văn với trái tim người học. Để có được những giờ dạy văn hiệu quả đòi hỏi người dạy phải có tình yêu thiết tha với văn chương, có tri thức phong phú, sâu rộng, có phương pháp sư phạm và có kinh nghiệm dạy học. Kinh nghiệm dạy văn được hình thành trên sự tích lũy từ những người đi trước và trong thực tế giảng dạy của bản thân. Không một người dạy văn nào có thể trở thành một giáo viên dạy giỏi mà không có sự học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và không ngừng tìm tòi, đúc rút từ những giờ dạy văn của chính mình.
Môn Ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại. Đó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Nó không những tạo tiền đề cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo mà còn rèn cho các em có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Môn Ngữ văn đồng thời cũng là môn công cụ có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ môn khác.Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em tiếp cận các môn khoa học khác một cách tốt hơn.
Mọi hoạt động của môn văn trong nhà trường đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là tác phẩm. Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Vì vậy, dạy Văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả. Người giáo viên dạy Văn phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc. Mặc khác thông qua những tiết văn, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả. Thế nhưng thực tế cho thấy năng lực cảm thụ văn chương, đưa văn chương vào cuộc sống và đặc biệt là cách hành văn (nhất là văn nghị luận) của đại đa số các em còn rất yếu. Các em học văn theo kiểu đối phó, thụ động và làm bài thường theo một kiểu của các bài văn mẫu đang bày bán tràn lan trên thị trường. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy ở học sinh bậc THCS khả năng cảm thụ tác phẩm (đặc biệt là tác phẩm thơ) và kĩ năng tạo lập văn bản có chiều hướng giảm sút. Kĩ năng viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh chưa thật thành thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được một trang giấy thi là hết, có nhiều em không hiểu nội dung đề yêu cầu viết gì, những câu đòi hỏi sự cảm thụ thì các em phần lớn chỉ lệ thuộc vào văn mẫu.
Đứng trước tình trạng đó, tôi và nhiều đồng nghiệp khác đã không khỏi băn khoăn.Trong quá trình giảng dạy,tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, tìm biện pháp để giúp các em có kĩ năng làm văn, nhất là văn nghị luận.Chính vì vậy, tôi đã chọn: “CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 9” làm đề tài để nghiên cứu, tìm tòi cách dạy hữu hiệu và có tính khả thi với mong muốn cải tiến phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích cực. Qua đây tôi muốn được trao đổi với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Từ những lí do thực tiễn, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn, nhất là nghị luận về văn chương nói chung và nghị luận về tác phẩm thơ nói riêng. Đồng thời đánh thức cảm xúc của đồng nghiệp trong quá trình dạy để họ nhận thấy sự cần thiết trong việc dạy học sinh cảm thụ tác phẩm thơ và trình bày một cách bài bản, khoa học, thuyết phục người đọc.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Là người giáo viên dạy học Ngữ văn ở bậc THCS, trong những năm qua, tôi đã trực tiếp giảng dạy ở tất cả các khối 6,7,8,9. Vì vậy nghiên cứu vấn đề này tôi hoàn toàn dựa vào thực tế đối tượng là các em học sinh ở các khối lớp bậc THCS đặc biệt là các em học sinh khối lớp 9.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp như sau:
a. Nghiên cứu lí luận văn học
b.Phương pháp điều tra sư phạm.
c. Thống kê các đoạn văn, bài văn nghị luận hay.
d. Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu các đoạn văn và học sinh rút ra những nhận xét về phương pháp làm bài văn nghị luận để viết được những bài văn hay, có sức thuyết phục đối với người đọc.
5. Những đóng góp của đề tài
- Sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các đối tượng giáo viên dạy Văn, học sinh lớp 9 trong các trường THCS.
- Giúp cho học sinh thêm yêu thích môn Văn hơn. Từ đó, giúp hình thành ở các em nhân cách, phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh.
- Giúp học sinh biết phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Giúp cho học sinh đạt kết quả tốt hơn trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường THPT.
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại.Trong báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Một đòi hỏi bức thiết mà Báo cáo nêu ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong nhiều phương diện đổi mới có “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng việc dạy năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi trọng rèn luyện kĩ năng thực hành (…) nhằm “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo” tránh lối truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức” (Phan Sĩ Anh – “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”).
Như chúng ta đã thấy, hiện nay chương trình SGK Ngữ văn toàn cấp THCS, phân môn Tập làm văn có tính độc lập nhưng lại tích hợp kiến thức của Văn bản và Tiếng Việt. Số tiết dạy cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ chỉ có 2 tiết thuộc chương trình lớp lớp 9 (129,130). Thực ra, từ lớp 6,7,8 các em đã được làm đề cảm thụ văn thơ.Từ thực tế đó, việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong chương trình THCS chưa được quan tâm đúng mức. Việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ còn nhiều hạn chế:
Đây là một tiết học mang tính khái quát, trừu tượng mà thời lượng rất ít, học sinh chưa định hình được các bước tạo lập văn bản nghị luận văn học. Mà trong thực tế, thời lượng đòi hỏi kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận không nhỏ. Ngay ở lớp 6 đã có một số tác phẩm văn chương hiện đại. Lên lớp 7 các em còn được học một số tác phẩm văn chương hay và khó cả ở văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, nhất là một số bài thơ Đường... Đối với học sinh lớp 6, lớp 7, việc nhận thức về kiến thức tạo lập văn bản rất mờ nhạt, các em chưa hiểu được khái niệm kiểu bài, thể loại. Và chưa định hình việc tạo lập văn bản nghị luận văn chương là gì. Chính vì lẽ đó đến lớp 8, 9, kiến thức tạo lập văn bản nghị luận về văn học lại trở thành vấn đề xa lạ.Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Mà một trong những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp dạy học tích cực và dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho học sinh, nhất là rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về tác phẩm văn học ở bậc Trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mà ngành yêu cầu.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn nhiều năm qua, tôi nhận thấy kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh phần lớn rất yếu . Qua các lần khảo sát, theo thống kê, môn Ngữ văn có số điểm từ trung bình trở lên rất ít, còn lại học sinh điểm yếu là chủ yếu. Phần lớn các em gặp dạng đề cảm nhận vể đoạn thơ, bài thơ thì các em diễn nôm bài thơ mà chưa phân tích, bình luận sâu sắc về các tín hiệu nghệ thuật ngôn từ. Bài làm của các em thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề, có nhiều em không biết mở bài, không biết xây dựng luận điểm…
Từ thực trạng trên, tôi rất trăn trở, suy nghĩ về vấn đề này và mạnh dạn đưa ra vài ý kiến về việc rèn kĩ năng cho học sinh tạo lập văn bản nghị lu
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 2 |
1. Lý do chọn đề tài. | 2 |
2. Mục đích nghiên cứu. | 4 |
3. Đối tượng nghiên cứu. | 4 |
4. Phương pháp nghiên cứu. | 4 |
5. Những đóng góp của đề tài. | 5 |
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | 5 |
1. Cơ sở lý luận của vấn đề. | 5 |
2. Thực trạng của vấn đề. | 6 |
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. | 7 |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. | 19 |
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 21 |
- Danh mục tài liệu tham khảo. | 24 |
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng töø xöa ñeán nay, bộ môn Ngữ vaên luoân coù vai troø heát söùc quan troïng trong ñôøi soáng vaø trong söï phaùt trieån nhaân caùch cuûa con ngöôøi. Mỗi tác phẩm văn học chứa đựng bao nhiêu ưu tư, trăn trở và ước mong thầm kín của người cầm bút thông qua thế giới hình tượng. Văn học chân chính luôn hướng con người đến với những tình cảm cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu con người, yêu cuộc sống với đủ mọi cung bậc, sắc thái. Những tình cảm ấy được thể hiện hấp dẫn, sinh động qua nghệ thuật ngôn từ mang đặc trưng của văn chương. Người dạy văn vừa phải là một nhà sư phạm đồng thời phải là một người có tâm hồn nghệ sĩ để có thể đảm đương vai trò làm cầu nối giữa tâm hồn nhà văn với trái tim người học. Để có được những giờ dạy văn hiệu quả đòi hỏi người dạy phải có tình yêu thiết tha với văn chương, có tri thức phong phú, sâu rộng, có phương pháp sư phạm và có kinh nghiệm dạy học. Kinh nghiệm dạy văn được hình thành trên sự tích lũy từ những người đi trước và trong thực tế giảng dạy của bản thân. Không một người dạy văn nào có thể trở thành một giáo viên dạy giỏi mà không có sự học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và không ngừng tìm tòi, đúc rút từ những giờ dạy văn của chính mình.
Môn Ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại. Đó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Nó không những tạo tiền đề cho học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo mà còn rèn cho các em có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Môn Ngữ văn đồng thời cũng là môn công cụ có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ môn khác.Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em tiếp cận các môn khoa học khác một cách tốt hơn.
Mọi hoạt động của môn văn trong nhà trường đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là tác phẩm. Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Vì vậy, dạy Văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả. Người giáo viên dạy Văn phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc. Mặc khác thông qua những tiết văn, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả. Thế nhưng thực tế cho thấy năng lực cảm thụ văn chương, đưa văn chương vào cuộc sống và đặc biệt là cách hành văn (nhất là văn nghị luận) của đại đa số các em còn rất yếu. Các em học văn theo kiểu đối phó, thụ động và làm bài thường theo một kiểu của các bài văn mẫu đang bày bán tràn lan trên thị trường. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy ở học sinh bậc THCS khả năng cảm thụ tác phẩm (đặc biệt là tác phẩm thơ) và kĩ năng tạo lập văn bản có chiều hướng giảm sút. Kĩ năng viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh chưa thật thành thạo, còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, bố cục chưa rõ ràng, nhất là với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được một trang giấy thi là hết, có nhiều em không hiểu nội dung đề yêu cầu viết gì, những câu đòi hỏi sự cảm thụ thì các em phần lớn chỉ lệ thuộc vào văn mẫu.
Đứng trước tình trạng đó, tôi và nhiều đồng nghiệp khác đã không khỏi băn khoăn.Trong quá trình giảng dạy,tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, tìm biện pháp để giúp các em có kĩ năng làm văn, nhất là văn nghị luận.Chính vì vậy, tôi đã chọn: “CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 9” làm đề tài để nghiên cứu, tìm tòi cách dạy hữu hiệu và có tính khả thi với mong muốn cải tiến phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích cực. Qua đây tôi muốn được trao đổi với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Từ những lí do thực tiễn, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn, nhất là nghị luận về văn chương nói chung và nghị luận về tác phẩm thơ nói riêng. Đồng thời đánh thức cảm xúc của đồng nghiệp trong quá trình dạy để họ nhận thấy sự cần thiết trong việc dạy học sinh cảm thụ tác phẩm thơ và trình bày một cách bài bản, khoa học, thuyết phục người đọc.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Là người giáo viên dạy học Ngữ văn ở bậc THCS, trong những năm qua, tôi đã trực tiếp giảng dạy ở tất cả các khối 6,7,8,9. Vì vậy nghiên cứu vấn đề này tôi hoàn toàn dựa vào thực tế đối tượng là các em học sinh ở các khối lớp bậc THCS đặc biệt là các em học sinh khối lớp 9.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp như sau:
a. Nghiên cứu lí luận văn học
b.Phương pháp điều tra sư phạm.
c. Thống kê các đoạn văn, bài văn nghị luận hay.
d. Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu các đoạn văn và học sinh rút ra những nhận xét về phương pháp làm bài văn nghị luận để viết được những bài văn hay, có sức thuyết phục đối với người đọc.
5. Những đóng góp của đề tài
- Sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các đối tượng giáo viên dạy Văn, học sinh lớp 9 trong các trường THCS.
- Giúp cho học sinh thêm yêu thích môn Văn hơn. Từ đó, giúp hình thành ở các em nhân cách, phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh.
- Giúp học sinh biết phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Giúp cho học sinh đạt kết quả tốt hơn trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường THPT.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại.Trong báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Một đòi hỏi bức thiết mà Báo cáo nêu ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong nhiều phương diện đổi mới có “Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng coi trọng việc dạy năng lực tự học của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người học năng động, sáng tạo dưới sự dẫn dắt của giáo viên, coi trọng rèn luyện kĩ năng thực hành (…) nhằm “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo” tránh lối truyền thụ một chiều, nhồi nhét kiến thức” (Phan Sĩ Anh – “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”).
Như chúng ta đã thấy, hiện nay chương trình SGK Ngữ văn toàn cấp THCS, phân môn Tập làm văn có tính độc lập nhưng lại tích hợp kiến thức của Văn bản và Tiếng Việt. Số tiết dạy cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ chỉ có 2 tiết thuộc chương trình lớp lớp 9 (129,130). Thực ra, từ lớp 6,7,8 các em đã được làm đề cảm thụ văn thơ.Từ thực tế đó, việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trong chương trình THCS chưa được quan tâm đúng mức. Việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ còn nhiều hạn chế:
Đây là một tiết học mang tính khái quát, trừu tượng mà thời lượng rất ít, học sinh chưa định hình được các bước tạo lập văn bản nghị luận văn học. Mà trong thực tế, thời lượng đòi hỏi kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận không nhỏ. Ngay ở lớp 6 đã có một số tác phẩm văn chương hiện đại. Lên lớp 7 các em còn được học một số tác phẩm văn chương hay và khó cả ở văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, nhất là một số bài thơ Đường... Đối với học sinh lớp 6, lớp 7, việc nhận thức về kiến thức tạo lập văn bản rất mờ nhạt, các em chưa hiểu được khái niệm kiểu bài, thể loại. Và chưa định hình việc tạo lập văn bản nghị luận văn chương là gì. Chính vì lẽ đó đến lớp 8, 9, kiến thức tạo lập văn bản nghị luận về văn học lại trở thành vấn đề xa lạ.Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Mà một trong những biện pháp tối ưu trong quá trình dạy học là phương pháp dạy học tích cực và dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, giáo viên cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho học sinh, nhất là rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận về tác phẩm văn học ở bậc Trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức và kĩ năng mà ngành yêu cầu.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong quá trình dạy học môn Ngữ văn nhiều năm qua, tôi nhận thấy kĩ năng làm văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ của học sinh phần lớn rất yếu . Qua các lần khảo sát, theo thống kê, môn Ngữ văn có số điểm từ trung bình trở lên rất ít, còn lại học sinh điểm yếu là chủ yếu. Phần lớn các em gặp dạng đề cảm nhận vể đoạn thơ, bài thơ thì các em diễn nôm bài thơ mà chưa phân tích, bình luận sâu sắc về các tín hiệu nghệ thuật ngôn từ. Bài làm của các em thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề, có nhiều em không biết mở bài, không biết xây dựng luận điểm…
Từ thực trạng trên, tôi rất trăn trở, suy nghĩ về vấn đề này và mạnh dạn đưa ra vài ý kiến về việc rèn kĩ năng cho học sinh tạo lập văn bản nghị lu