- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,219
- Điểm
- 113
tác giả
WORD MỘT SỐ BIỆN PHÁP Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8 - GDPT 2018 NĂM HỌC 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cần thiết của chuyên đề
Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8 - GDPT mới, tiết dạy nói và nghe là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh. Qua tiết dạy nói và nghe, giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, biết cách vận dụng từ ngừ, ngữ pháp để diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa, giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Đồng thời dạy nói và nghe góp phần củng cố các kiến thức (về phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận); kĩ năng (tìm hiểu đề, làm dàn ý, liên kết câu, liên kết đoạn...) đã và đang học trong chương trình. Nói và nghe tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.
Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu của 2 kĩ năng này phải luôn luôn được coi trọng. Nếu như đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và nghe là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói và nghe trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Cơ sở thực tiễn
Với CT Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kĩ năng nói và nghe rất ít, chỉ 10% tổng số thời lượng (khoảng trên 10 tiết/ năm). Tuy nhiên cần lưu ý việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe được thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra bài cũ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi thảo luận, sinh hoạt lớp.... Có thể coi đó là nội dung rèn luyện nói và nghe tự do với kĩ năng giao tiếp thông thường. Số tiết 10% mà CT quy định được hiểu là dạy nói nghe có nội dung theo đề tài, chủ đề bắt buộc. Cụ thể đề tài, chủ đề nói nghe ấy phụ thuộc vào nội dung đọc và viết trong mỗi bài học. Đọc hiểu và viết nội dung gì thì nói nghe sẽ tổ chức để HS rèn luyện theo nội dung ấy. Điều này vừa thực hiện tích hợp nội dung các kĩ năng, vừa góp phần củng cố nội dung đã học ở đọc và viết.
* Thuận lợi:
- Thứ 1: Chương trình mới của sách giáo khoa hiện nay đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ Văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt khá thành thạo theo kiểu loại văn bản. Trong chương trình Sách giáo khoa, mỗi bài học phần nói và nghe đều được tách riêng ra thành một bộ phận không thể thiếu sau mỗi bài học (Cấu trúc Sách giáo khoa bao gồm các phần: Đọc hiểu văn bản (Đọc văn bản, thực hành Tiếng Việt), Viết, Nói và nghe). Thời lượng dành cho các tiết Nói và nghe thường là từ 1-2 tiết, nhưng có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo đối tượng học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cần thiết của chuyên đề
Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6, 7, 8 - GDPT mới, tiết dạy nói và nghe là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh. Qua tiết dạy nói và nghe, giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, biết cách vận dụng từ ngừ, ngữ pháp để diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa, giáo viên còn rèn luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói (phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời nói có sức thuyết phục hơn). Đồng thời dạy nói và nghe góp phần củng cố các kiến thức (về phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận); kĩ năng (tìm hiểu đề, làm dàn ý, liên kết câu, liên kết đoạn...) đã và đang học trong chương trình. Nói và nghe tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này.
Rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh là một việc khó, nhưng dù khó thế nào, yêu cầu của 2 kĩ năng này phải luôn luôn được coi trọng. Nếu như đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và nghe là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Luyện nói và nghe trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Cơ sở thực tiễn
Với CT Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kĩ năng nói và nghe rất ít, chỉ 10% tổng số thời lượng (khoảng trên 10 tiết/ năm). Tuy nhiên cần lưu ý việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe được thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra bài cũ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi thảo luận, sinh hoạt lớp.... Có thể coi đó là nội dung rèn luyện nói và nghe tự do với kĩ năng giao tiếp thông thường. Số tiết 10% mà CT quy định được hiểu là dạy nói nghe có nội dung theo đề tài, chủ đề bắt buộc. Cụ thể đề tài, chủ đề nói nghe ấy phụ thuộc vào nội dung đọc và viết trong mỗi bài học. Đọc hiểu và viết nội dung gì thì nói nghe sẽ tổ chức để HS rèn luyện theo nội dung ấy. Điều này vừa thực hiện tích hợp nội dung các kĩ năng, vừa góp phần củng cố nội dung đã học ở đọc và viết.
* Thuận lợi:
- Thứ 1: Chương trình mới của sách giáo khoa hiện nay đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ Văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt khá thành thạo theo kiểu loại văn bản. Trong chương trình Sách giáo khoa, mỗi bài học phần nói và nghe đều được tách riêng ra thành một bộ phận không thể thiếu sau mỗi bài học (Cấu trúc Sách giáo khoa bao gồm các phần: Đọc hiểu văn bản (Đọc văn bản, thực hành Tiếng Việt), Viết, Nói và nghe). Thời lượng dành cho các tiết Nói và nghe thường là từ 1-2 tiết, nhưng có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo đối tượng học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!