- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 violet: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4
PHÒNG GD&ĐT NINH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC TỪ TÂM 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề tài :
Họ và tên người viết : Nguyễn Thị Thanh Xuân
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Từ Tâm 1
I. PHẦN THỨ NHẤT:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới công tác quản lí; phương pháp dạy học, đổi mới về giáo dục đạo đức,... Tuy nhiên việc đổi mới phải mang tính kế thừa và thể hiện rõ nét trong công tác chủ nhiệm lớp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, đồng thời phải biết sáng tạo, có định hướng đúng đắn trong công tác chủ nhiệm như: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, xây dựng Bộ máy hội đồng tự quản, nề nếp lớp. Rèn cho các em các kỹ năng sống cơ bản như: ý thức tự giác, biết yêu quí kính trọng thầy cô giáo, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ bạn bè, biết chấp hành tốt nội quy trường, lớp; đẩy mạnh công tác trang trí trường lớp và khai thác tốt công cụ tổ chức lớp học; phối hợp tốt với các phong trào của Đội... Vì vậy, tôi khẳng định rằng: công tác của Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Hiểu được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao? Điều đó thúc đẩy tôi tìm tòi, thực hiện và hệ thống hóa các giải pháp thành sáng kiến với đề tài “Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4” làm đề tài nghiên cứu.
2.Cơ sở lý luận:
Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò, yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”):
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết, nó rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Bác còn căn dặn chúng ta:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Vâng theo lời Bác, làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh.
3. Cơ sở thực tiễn:
PHÒNG GD&ĐT NINH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC TỪ TÂM 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề tài :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4
Họ và tên người viết : Nguyễn Thị Thanh Xuân
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Từ Tâm 1
I. PHẦN THỨ NHẤT:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới công tác quản lí; phương pháp dạy học, đổi mới về giáo dục đạo đức,... Tuy nhiên việc đổi mới phải mang tính kế thừa và thể hiện rõ nét trong công tác chủ nhiệm lớp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người Giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, đồng thời phải biết sáng tạo, có định hướng đúng đắn trong công tác chủ nhiệm như: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, xây dựng Bộ máy hội đồng tự quản, nề nếp lớp. Rèn cho các em các kỹ năng sống cơ bản như: ý thức tự giác, biết yêu quí kính trọng thầy cô giáo, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ bạn bè, biết chấp hành tốt nội quy trường, lớp; đẩy mạnh công tác trang trí trường lớp và khai thác tốt công cụ tổ chức lớp học; phối hợp tốt với các phong trào của Đội... Vì vậy, tôi khẳng định rằng: công tác của Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Hiểu được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao? Điều đó thúc đẩy tôi tìm tòi, thực hiện và hệ thống hóa các giải pháp thành sáng kiến với đề tài “Một số giải pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4” làm đề tài nghiên cứu.
2.Cơ sở lý luận:
Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò, yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”):
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết, nó rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Bác còn căn dặn chúng ta:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Vâng theo lời Bác, làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh.
3. Cơ sở thực tiễn: