- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VÀ VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Mục lục
Trang
1.Đặt vấn đề……………….…………………….…....…….…………….................................. 3
Lí do chọn đề tài ……………………………………………….……………………....3
Ý nghĩa và tác dụng của sáng kiến……...….……………………….............................3
Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến …………………………………………..………..3
Phương pháp nghiên cứu của đề tài……………………………. ……………………4
2. Giải quyết vấn đề:…………..………..…….……….………………. ....……………………4
2.1. Cơ sở lí luận:………..………..…….……….………………………....................................4
2.2. Cơ sở thực tiễn:………..………..…….……….………………….………………………...5
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề :…………………..………………………….5
2.3.1. Định hướng chung ………………………………….……..……………………….5
2.3.2. Quy trình xây dựng bài học theo chủ đề…………….........................................6
2.3.3. Tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực HS.................11
3. Kết luận…………………………………………….…………………..…..............................17
4. Tài liệu tham khảo…………………………………….…………..………………………….21
Phụ lục:……………………………………………………………………………………… 22
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả.
Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng vềlập luận, suy luận, diễn giảihình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.
Để khắc phục những hạn chế trên, Từ kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học trong những năm qua từ 2015 cho đến nay, tôi đề xuất giải pháp “Dạy học chủ đề và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy phát huy năng lực học sinh trong dạy học môn Lịch sử ”.
1.2. Ý nghĩa và tác dụng của sáng kiến
Đề tài này là nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao trong công dạy học môn Lịch sử.
Hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo hướng phát huy năng lực học sinh
1.3. Phạm vi của sáng kiến
+ Về không gian: Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn môn Lịch sử THPT ở trường THPT Đức Trọng.
+ Về thời gian: Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn môn Lịch sử năm 2015 – 2018, đặc biệt là năm học 2017 - 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến
+ Phương pháp lịch sử: Tham khảo giáo trình lịch sử và tài liệu bồi dưỡng chuyên môn các năm qua.
+ Phương pháp lôgich: Qua phân tích, đánh giá các phương pháp và hình thức tỗ chức dạy học môn Lịch sử hiện nay…từ đó rút ra nhận định đánh giá và đề xuất giải pháp.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận
Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân. Trên cơ sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu biết quốc tế, bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong các hoạt động giáo dục ấy.
Mục tiêu đào tạo môn Lịch sử ở trường THPT:
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình nâng cao THPT, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc…
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
- Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành Lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng.
* Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành.
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
2.2. Cơ sở thực tiễn
*Thuận lợi:
- Công tác dạy học các bộ môn trong đó có môn Lịch Sử, được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng và Ban giám hiệu, giáo viên nhiều trường THPT trong tỉnh.
- Một bộ phận học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn Lịch sử như thi vào đội giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
* Khó khăn:
Thực trạng nhận thức của học sinh THPT trong việc học môn Lịch sử hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế.Thực tế hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng do điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nên phần lớn học sinh nghiêng về các khối khoa học tự nhiên. Hiện trạng học sinh quan niệm môn Lịch sử là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn.
Môn Lịch sử thường được coi là môn phụ, chưa thực sự có vị trí đáng kể trong nhà trường, trong lòng học sinh, phụ huynh và xã hội. Học sinh không cần quan tâm, cố gắng, đầu tư nhiều cho môn học này như cho các môn học khác.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
2.3.1. Định hướng chung
Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi xây dựng các bài học theo chủ đề cần dựa trên một phương pháp dạy học tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập. Chuỗi hoạt động học trong mỗi chủ đề, chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức chung như sau:
- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.
- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới hoặc/vàthực hành, luyện tập,củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập.
- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.
Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành, tổ/nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp.
2.3.2. Quy trình xây dựng bài học theo chủ đề
Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi bài học cần thực hiện theo quy trình như sau:
a) Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Ví dụ: Một bài học Lịch sử được xây dựng theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề ở mức 3 có thể được xây dựng như sau:
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông, nội dung xã hội nguyên thủy được trình bày trong 2 bài riêng biệt, Bài 2. Xã hội nguyên thủy (đề cập đến xã hội nguyên thủy của lịch sử thế giới); Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy (nội dung đề cập đến xã hội nguyên thủy ở Việt Nam) với thời lượng mỗi bài 1 tiết. Như vậy, nội dung của 2 bài học đều giải quyết một vấn đề chung là Xã hội nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam và mối quan hệ giữa xã hội nguyên thủy thế giới với xã hội nguyên thủy ở Việt Nam và ngược lại. Vì vậy, cần phải cấu trúc lại nội dung dạy học thành chủ đề (bài học) "Xã hội nguyên thủy". Khi cấu trúc xây dựng lại thành bài học mới sẽ giúp học sinh học tập một cách thuận lợi hơn. Đó là:
- Tránh được việc học tập rời rạc giữa xã hội nguyên thủy thế giới và xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.
- Học sinh được học xã hội nguyên thủy thế giới như thế nào qua đó biết được xã hội nguyên thủy Việt Nam có những điểm chung gì, điểm gì khác biệt.
- Biết được sự phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là một bộ phận của sự phát triển chung của lịch sử xã hội loài người, đồng thời khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của xã hội loài người.
- Tránh được tình trạng học sinh phải học nhiều lần: học nội dung xã hội nguyên thủy trước (có thể là học kì I) sau đó học sang cả lịch sử thế giới trung đại mới quay lại học lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy (có thể là ở học kì II), qua đó không thấy được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam trong cùng một thời kì.
- Mặt khác, nếu tổ chức dạy học cấu trúc xây dựng lại nội dung xã hội nguyên thủy thế giới và xã hội nguyên thủy ở Việt Nam thì sẽ có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử.
Hoặc một ví dụ khác về nội dung các quốc gia cổ đại; trong sách giáo khoa hiện hành các quốc gia cổ đại gồm các bài: các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây, các quốc gia cổ đại trên đất nước ta đang được học riêng rẽ, độc lập ở các bài học và thời gian khác nhau, chúng ta có thể cấu trúc xây dựng thành chủ đề (bài học) về “Các quốc gia cổ đại trên thế giới”.
b) Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề bài học. Lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học. Thông thường cùng nội dung, hay vấn đề các bài học trong sách giáo khoa Lịch sử hiện hành được đặt gần nhau, trong cùng một chương, hoặc một số chương gồm: Lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử dân tộc. Về thực chất, mỗi bài học này tương ứng với 1 loại hoạt
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SÔÛ GIAÙO DUÏC ÑAØO TAÏO LAÂM ÑOÀNGTRÖÔØNG THPT ÑÖÙC TROÏNG.………..***………… Saùng kieán kinh nghieäm DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VÀ VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ. TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD NĂM HỌC 2018 - 2019 |
Mục lục
Trang
1.Đặt vấn đề……………….…………………….…....…….…………….................................. 3
Lí do chọn đề tài ……………………………………………….……………………....3
Ý nghĩa và tác dụng của sáng kiến……...….……………………….............................3
Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến …………………………………………..………..3
Phương pháp nghiên cứu của đề tài……………………………. ……………………4
2. Giải quyết vấn đề:…………..………..…….……….………………. ....……………………4
2.1. Cơ sở lí luận:………..………..…….……….………………………....................................4
2.2. Cơ sở thực tiễn:………..………..…….……….………………….………………………...5
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề :…………………..………………………….5
2.3.1. Định hướng chung ………………………………….……..……………………….5
2.3.2. Quy trình xây dựng bài học theo chủ đề…………….........................................6
2.3.3. Tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực HS.................11
3. Kết luận…………………………………………….…………………..…..............................17
4. Tài liệu tham khảo…………………………………….…………..………………………….21
Phụ lục:……………………………………………………………………………………… 22
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả.
Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng vềlập luận, suy luận, diễn giảihình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.
Để khắc phục những hạn chế trên, Từ kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học trong những năm qua từ 2015 cho đến nay, tôi đề xuất giải pháp “Dạy học chủ đề và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy phát huy năng lực học sinh trong dạy học môn Lịch sử ”.
1.2. Ý nghĩa và tác dụng của sáng kiến
Đề tài này là nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao trong công dạy học môn Lịch sử.
Hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo hướng phát huy năng lực học sinh
1.3. Phạm vi của sáng kiến
+ Về không gian: Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn môn Lịch sử THPT ở trường THPT Đức Trọng.
+ Về thời gian: Đề tài được xây dựng từ việc tích lũy những kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn môn Lịch sử năm 2015 – 2018, đặc biệt là năm học 2017 - 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến
+ Phương pháp lịch sử: Tham khảo giáo trình lịch sử và tài liệu bồi dưỡng chuyên môn các năm qua.
+ Phương pháp lôgich: Qua phân tích, đánh giá các phương pháp và hình thức tỗ chức dạy học môn Lịch sử hiện nay…từ đó rút ra nhận định đánh giá và đề xuất giải pháp.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận
Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Càng giao lưu, hội nhập quốc tế, càng cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân. Trên cơ sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu biết quốc tế, bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong các hoạt động giáo dục ấy.
Mục tiêu đào tạo môn Lịch sử ở trường THPT:
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức lịch sử ở chương trình nâng cao THPT, học sinh được học sâu những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc…
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử về kiến thức và kĩ năng, tạo hứng thú say mê học tập, tìm hiểu lịch sử cho học sinh.
- Tạo nguồn cho học sinh đi chuyên sâu một số chuyên ngành Lịch sử ở bậc đại học, cao đẳng.
* Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng tư duy lịch sử và tư duy logic, nâng cao năng lực xem xét, đánh giá sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ không gian, thời gian và nhân vật lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh như làm việc sách giáo khoa, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử, làm bài thực hành.
- Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, .v.v.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
2.2. Cơ sở thực tiễn
*Thuận lợi:
- Công tác dạy học các bộ môn trong đó có môn Lịch Sử, được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng và Ban giám hiệu, giáo viên nhiều trường THPT trong tỉnh.
- Một bộ phận học sinh yêu thích và quyết tâm học tập môn Lịch sử như thi vào đội giỏi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
* Khó khăn:
Thực trạng nhận thức của học sinh THPT trong việc học môn Lịch sử hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế.Thực tế hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng do điều kiện khách quan và chủ quan chi phối nên phần lớn học sinh nghiêng về các khối khoa học tự nhiên. Hiện trạng học sinh quan niệm môn Lịch sử là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn.
Môn Lịch sử thường được coi là môn phụ, chưa thực sự có vị trí đáng kể trong nhà trường, trong lòng học sinh, phụ huynh và xã hội. Học sinh không cần quan tâm, cố gắng, đầu tư nhiều cho môn học này như cho các môn học khác.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
2.3.1. Định hướng chung
Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi xây dựng các bài học theo chủ đề cần dựa trên một phương pháp dạy học tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập. Chuỗi hoạt động học trong mỗi chủ đề, chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức chung như sau:
- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.
- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới hoặc/vàthực hành, luyện tập,củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập.
- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.
Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành, tổ/nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp.
2.3.2. Quy trình xây dựng bài học theo chủ đề
Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi bài học cần thực hiện theo quy trình như sau:
a) Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.
Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Ví dụ: Một bài học Lịch sử được xây dựng theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề ở mức 3 có thể được xây dựng như sau:
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông, nội dung xã hội nguyên thủy được trình bày trong 2 bài riêng biệt, Bài 2. Xã hội nguyên thủy (đề cập đến xã hội nguyên thủy của lịch sử thế giới); Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy (nội dung đề cập đến xã hội nguyên thủy ở Việt Nam) với thời lượng mỗi bài 1 tiết. Như vậy, nội dung của 2 bài học đều giải quyết một vấn đề chung là Xã hội nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam và mối quan hệ giữa xã hội nguyên thủy thế giới với xã hội nguyên thủy ở Việt Nam và ngược lại. Vì vậy, cần phải cấu trúc lại nội dung dạy học thành chủ đề (bài học) "Xã hội nguyên thủy". Khi cấu trúc xây dựng lại thành bài học mới sẽ giúp học sinh học tập một cách thuận lợi hơn. Đó là:
- Tránh được việc học tập rời rạc giữa xã hội nguyên thủy thế giới và xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.
- Học sinh được học xã hội nguyên thủy thế giới như thế nào qua đó biết được xã hội nguyên thủy Việt Nam có những điểm chung gì, điểm gì khác biệt.
- Biết được sự phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là một bộ phận của sự phát triển chung của lịch sử xã hội loài người, đồng thời khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của xã hội loài người.
- Tránh được tình trạng học sinh phải học nhiều lần: học nội dung xã hội nguyên thủy trước (có thể là học kì I) sau đó học sang cả lịch sử thế giới trung đại mới quay lại học lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy (có thể là ở học kì II), qua đó không thấy được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam trong cùng một thời kì.
- Mặt khác, nếu tổ chức dạy học cấu trúc xây dựng lại nội dung xã hội nguyên thủy thế giới và xã hội nguyên thủy ở Việt Nam thì sẽ có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử.
Hoặc một ví dụ khác về nội dung các quốc gia cổ đại; trong sách giáo khoa hiện hành các quốc gia cổ đại gồm các bài: các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây, các quốc gia cổ đại trên đất nước ta đang được học riêng rẽ, độc lập ở các bài học và thời gian khác nhau, chúng ta có thể cấu trúc xây dựng thành chủ đề (bài học) về “Các quốc gia cổ đại trên thế giới”.
b) Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề bài học. Lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học. Thông thường cùng nội dung, hay vấn đề các bài học trong sách giáo khoa Lịch sử hiện hành được đặt gần nhau, trong cùng một chương, hoặc một số chương gồm: Lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử dân tộc. Về thực chất, mỗi bài học này tương ứng với 1 loại hoạt
THẦY CÔ TẢI NHÉ!