- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học tích hợp liên môn: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy- học Ngữ văn trung học cơ sở được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Mã số: …………..
1. Tên sáng kiến: “ Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy- học Ngữ văn trung học cơ sở "
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Chuyên môn Ngữ văn THCS
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Ngữ văn là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn luôn chiếm một số lượng tiết học khá nhiều so với các môn học khác. Muốn học tốt và dạy tốt, người học và người dạy phải đầu tư lượng thời gian không nhỏ. Điều đó phần nào cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của môn học này. Học Ngữ văn người học không chỉ tiếp nhận lượng tri thức khoa học về đời sống được mang đến như các môn học khác mà còn được tiếp nhận thứ khoa học của lòng người, khoa học nhân học. Song, thực tế hiện nay, nhiều học sinh không có hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn dẫn đến tình trạng học qua loa, đối phó, không cảm được vẻ đẹp ngôn từ, không bình giá được một câu thơ hay một hình ảnh đẹp. Học sinh cảm thấy dửng dưng trước nỗi đau đứt ruột phải bán con của chị Dậu, vô tình trước cái chết của Lão Hạc, chẳng ngậm ngùi xót xa trước hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha và cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng Kiều. Quả là một điều đáng buồn!
Bởi văn học lấy chất liệu từ đời sống hiện thực, nhưng dường như việc học văn của học sinh như một quan niệm là một môn học trong nhà trường cần phải học, không hề có chút liên hệ tới đời sống thực tế hàng ngày. Bởi vậy mà việc học văn và dạy văn trong các nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra với mỗi thầy cô và học sinh của mình. Các tác phẩm văn học thường là những câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn, biết căm thù cái ác, cái xấu… Nhưng tình cảm đó dường như chỉ được dừng lại ở mức độ cảm nhận của người học mà chưa thực sự đi vào đời sống trở thành kĩ năng sống cho học sinh. Hơn nữa, mỗi tác phẩm văn học đều gắn với một thời điểm lịch sử nhất định, gắn với một địa danh cụ thể nào đó. Nhưng sau khi học sinh học xong, các em chỉ nhớ được ý chính của tác phẩm, nhớ tên nhân vật chính mà quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên quan, đặc biệt các em để cho ý nghĩa của tác phẩm ngủ yên trong cảm nhận không gắn với việc nhìn nhận thực tế của cuộc sống. Chính vì thế chúng tôi muốn các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp người học nắm chắc kiến thức tác phẩm, tạo được kĩ năng sống trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn.
Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học tạo cho học sinh một nội dung tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học. Hiện nay, xu hướng đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới dạy học không đơn thuần là cung cấp kiến thức mà là dạy – tự học, với mục tiêu cuối cùng là để người học tự phát triển toàn diện. Vận dụng phương pháp liên môn chính là giúp người học tự biến đổi bằng cách tích hợp các kiến thức từ các nguồn khác nhau biến nó thành cái riêng của mình. Dạy học liên môn có ý nghĩa rất lớn xét về quan điểm giáo dục toàn diện. Học sinh được tự học, tìm hiểu, vận dụng giúp người học có sự hiểu biết vừa sâu vừa rộng kích thích hứng thú và sự tìm tòi sáng tạo. Trong môi trường giáo dục, với sự hướng dẫn của người thầy, học sinh hoàn toàn có khả năng tự học, tự tìm kiếm cho mình cách thức tiếp thu kiến thức, đồng thời giúp các em năng lực tự giải qu
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………..
1. Tên sáng kiến: “ Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy- học Ngữ văn trung học cơ sở "
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Chuyên môn Ngữ văn THCS
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Ngữ văn là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn luôn chiếm một số lượng tiết học khá nhiều so với các môn học khác. Muốn học tốt và dạy tốt, người học và người dạy phải đầu tư lượng thời gian không nhỏ. Điều đó phần nào cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của môn học này. Học Ngữ văn người học không chỉ tiếp nhận lượng tri thức khoa học về đời sống được mang đến như các môn học khác mà còn được tiếp nhận thứ khoa học của lòng người, khoa học nhân học. Song, thực tế hiện nay, nhiều học sinh không có hứng thú đối với bộ môn Ngữ văn dẫn đến tình trạng học qua loa, đối phó, không cảm được vẻ đẹp ngôn từ, không bình giá được một câu thơ hay một hình ảnh đẹp. Học sinh cảm thấy dửng dưng trước nỗi đau đứt ruột phải bán con của chị Dậu, vô tình trước cái chết của Lão Hạc, chẳng ngậm ngùi xót xa trước hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha và cuộc đời 15 năm lưu lạc của nàng Kiều. Quả là một điều đáng buồn!
Bởi văn học lấy chất liệu từ đời sống hiện thực, nhưng dường như việc học văn của học sinh như một quan niệm là một môn học trong nhà trường cần phải học, không hề có chút liên hệ tới đời sống thực tế hàng ngày. Bởi vậy mà việc học văn và dạy văn trong các nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra với mỗi thầy cô và học sinh của mình. Các tác phẩm văn học thường là những câu chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn, biết căm thù cái ác, cái xấu… Nhưng tình cảm đó dường như chỉ được dừng lại ở mức độ cảm nhận của người học mà chưa thực sự đi vào đời sống trở thành kĩ năng sống cho học sinh. Hơn nữa, mỗi tác phẩm văn học đều gắn với một thời điểm lịch sử nhất định, gắn với một địa danh cụ thể nào đó. Nhưng sau khi học sinh học xong, các em chỉ nhớ được ý chính của tác phẩm, nhớ tên nhân vật chính mà quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên quan, đặc biệt các em để cho ý nghĩa của tác phẩm ngủ yên trong cảm nhận không gắn với việc nhìn nhận thực tế của cuộc sống. Chính vì thế chúng tôi muốn các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp người học nắm chắc kiến thức tác phẩm, tạo được kĩ năng sống trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn.
Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học tạo cho học sinh một nội dung tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học. Hiện nay, xu hướng đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới dạy học không đơn thuần là cung cấp kiến thức mà là dạy – tự học, với mục tiêu cuối cùng là để người học tự phát triển toàn diện. Vận dụng phương pháp liên môn chính là giúp người học tự biến đổi bằng cách tích hợp các kiến thức từ các nguồn khác nhau biến nó thành cái riêng của mình. Dạy học liên môn có ý nghĩa rất lớn xét về quan điểm giáo dục toàn diện. Học sinh được tự học, tìm hiểu, vận dụng giúp người học có sự hiểu biết vừa sâu vừa rộng kích thích hứng thú và sự tìm tòi sáng tạo. Trong môi trường giáo dục, với sự hướng dẫn của người thầy, học sinh hoàn toàn có khả năng tự học, tự tìm kiếm cho mình cách thức tiếp thu kiến thức, đồng thời giúp các em năng lực tự giải qu
THẦY CÔ TẢI NHÉ!