SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 2 được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Đối với ngành giáo dục người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng." Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục.
Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của giáo dục phổ thông. Bất kỳ mọi người công dân công tác, lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức, phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học. Và môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tượng. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống.
Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, hình thành chuẩn mức đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật. Đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trọng tự tin, yêu thương quý trọng con người. Bên cạnh đó môn Đạo đức còn giúp cho học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học môn Giáo dục công dân ở THCS.
Từ thực tế giảng dạy môn Đạo đức ở trường Tiểu học Bùi Minh Trực, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học, để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm "Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở lớp 2".
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Đối với ngành giáo dục người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng." Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của nâng cao chất lượng giáo dục.
Bậc tiểu học là bậc đầu tiên của giáo dục phổ thông. Bất kỳ mọi người công dân công tác, lao động ở bất cứ lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua nhà trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức, phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học. Và môn đạo đức là một trong những môn học bắt buộc, nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tượng. Từ đó các em biết cách vận dụng hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống.
Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, hình thành chuẩn mức đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật. Đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trọng tự tin, yêu thương quý trọng con người. Bên cạnh đó môn Đạo đức còn giúp cho học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học môn Giáo dục công dân ở THCS.
Từ thực tế giảng dạy môn Đạo đức ở trường Tiểu học Bùi Minh Trực, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học, để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm "Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở lớp 2".