- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Hàm Thuận NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 35 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trong đó thầy cô giáo luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong sự nghiệp vinh quang ấy, hơn ai hết học sinh sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp.
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học, làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng, giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình - nhà trường - xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Trong quá trình chủ nhiệm, để giúp tập thể lớp thi đua tốt đồng thời nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi sự dày công của người giáo viên chủ nhiệm.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều. Bởi lẽ, mỗi tập thể lớp đều có đặc thù riêng của lớp đó, mỗi học sinh trong lớp đều có một hoàn cảnh khác nhau như: Có học sinh chưa tích cực về học tập, chưa ngoan về đạo đức, có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, mồ côi, cha mẹ li hôn, cha mẹ đi làm xa,.... Ngoài ra, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý nên giáo viên chủ nhiệm sẽ rất khó khăn trong việc giáo dục các em nhất là học chưa ngoan.
Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở làm sao cho mỗi học sinh trong lớp mình chủ nhiệm đoàn kết, thân thiện, phấn đấu tốt trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm, tập thể lớp luôn thực hiện đầy đủ và đạt thành tích cao trong các kế hoạch của Liên đội và nhà trường đề ra.
Với những lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã cố gắng tham khảo và biên soạn đề tài “Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ”, với đề tài này hy vọng ít nhiều sẽ góp một phần nhỏ để công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đạt hiệu quả hơn.
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Vậy, làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài, để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt. Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục. Trong đó người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh là giáo viên chủ nhiệm lớp.
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lý một lớp học sao cho khi thầy cô có hoặc không có ở lớp thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác cao và mọi việc vẫn hoàn thành tốt. Để lớp học là một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, là ngôi nhà thứ hai của các trò, giáo viên chủ nhiệm cần phải tạo ra một bầu không khí sư phạm ấm áp, luôn khuyến khích, động viên những học sinh của mình phát huy hết mọi khả năng, năng lực học tập, năng lực tự quản và các năng lực khác.
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách của học sinh trong lớp phát triển một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản lí học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục của nhà trường đưa ra.
Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh nhất, hiểu tâm tư tình cảm của các em, luôn trực tiếp uốn nắn những hành vi sai trái của học sinh và giúp học sinh phát triển đúng hướng.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, đồng thời là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.
Để thực hiện tốt những điều trên, là một giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần có những giải pháp tích cực mang lại hiệu quả cao trong công tác của mình, từ đó giáo dục học trò của mình thành những con ngoan trò giỏi, tài đức vẹn toàn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT Hàm Thuận nói riêng, của huyện Hàm Thuận Bắc nói chung.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên nào cũng từng đảm nhận công tác này. Vì vậy, đối với mỗi giáo viên trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế… rộng rãi thì vấn đề làm sao để làm tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề rất quan trọng.
a. Thuận lợi
Khi làm công tác chủ nhiệm ở ngôi trường PTDTNT Hàm Thuận, tôi luôn nhận được sự tâm giúp đỡ thường xuyên của lãnh đạo nhà trường, nhà trường luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức học sinh, luôn có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp vững về chuyên môn, đạo đức tác phong chuẩn mực, luôn năng nổ nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ phối hợp để việc giáo dục đạo đức, rèn luyện hạnh kiểm, kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trong đó thầy cô giáo luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong sự nghiệp vinh quang ấy, hơn ai hết học sinh sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp.
Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học, làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng, giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình - nhà trường - xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Trong quá trình chủ nhiệm, để giúp tập thể lớp thi đua tốt đồng thời nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi sự dày công của người giáo viên chủ nhiệm.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều. Bởi lẽ, mỗi tập thể lớp đều có đặc thù riêng của lớp đó, mỗi học sinh trong lớp đều có một hoàn cảnh khác nhau như: Có học sinh chưa tích cực về học tập, chưa ngoan về đạo đức, có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, mồ côi, cha mẹ li hôn, cha mẹ đi làm xa,.... Ngoài ra, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý nên giáo viên chủ nhiệm sẽ rất khó khăn trong việc giáo dục các em nhất là học chưa ngoan.
Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở làm sao cho mỗi học sinh trong lớp mình chủ nhiệm đoàn kết, thân thiện, phấn đấu tốt trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm, tập thể lớp luôn thực hiện đầy đủ và đạt thành tích cao trong các kế hoạch của Liên đội và nhà trường đề ra.
Với những lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã cố gắng tham khảo và biên soạn đề tài “Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ”, với đề tài này hy vọng ít nhiều sẽ góp một phần nhỏ để công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Phần thứ hai
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Vậy, làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài, để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt. Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục. Trong đó người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh là giáo viên chủ nhiệm lớp.
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lý một lớp học sao cho khi thầy cô có hoặc không có ở lớp thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác cao và mọi việc vẫn hoàn thành tốt. Để lớp học là một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, là ngôi nhà thứ hai của các trò, giáo viên chủ nhiệm cần phải tạo ra một bầu không khí sư phạm ấm áp, luôn khuyến khích, động viên những học sinh của mình phát huy hết mọi khả năng, năng lực học tập, năng lực tự quản và các năng lực khác.
Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách của học sinh trong lớp phát triển một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản lí học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục của nhà trường đưa ra.
Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh nhất, hiểu tâm tư tình cảm của các em, luôn trực tiếp uốn nắn những hành vi sai trái của học sinh và giúp học sinh phát triển đúng hướng.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, đồng thời là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.
Để thực hiện tốt những điều trên, là một giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần có những giải pháp tích cực mang lại hiệu quả cao trong công tác của mình, từ đó giáo dục học trò của mình thành những con ngoan trò giỏi, tài đức vẹn toàn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT Hàm Thuận nói riêng, của huyện Hàm Thuận Bắc nói chung.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên nào cũng từng đảm nhận công tác này. Vì vậy, đối với mỗi giáo viên trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế… rộng rãi thì vấn đề làm sao để làm tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề rất quan trọng.
a. Thuận lợi
Khi làm công tác chủ nhiệm ở ngôi trường PTDTNT Hàm Thuận, tôi luôn nhận được sự tâm giúp đỡ thường xuyên của lãnh đạo nhà trường, nhà trường luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức học sinh, luôn có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp vững về chuyên môn, đạo đức tác phong chuẩn mực, luôn năng nổ nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ phối hợp để việc giáo dục đạo đức, rèn luyện hạnh kiểm, kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!