- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Di chúc của Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết.
“Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không! Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Muốn vậy phải qua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều bộ phận có liên quan. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp THCS. Hơn nữa giáo viên là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Giáo dục các em bằng tấm lòng “yêu nghề mến trẻ”. Từ đó có thể hướng dẫn các em đi theo con đường đúng đắn. Khi đó nề nếp cũng như việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Sau này các em sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trong nhiều năm chủ nhiệm tôi rút ra rằng để có được điều đó thì đầu tiên phải xây dựng một tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, yêu thương cùng giúp đỡ lân nhau tiến bộ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT”
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
3. Thời gian và địa điểm.
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020
- Vấn đề nghiên cứu trên nhóm đối tượng là học sinh lớp 8A3 ở năm học 2018-2019 và lớp 6A1 ở năm học 2019-2020 tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ long– Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nề nếp lối sống, tinh thần đoàn kết yêu thương nhau trong đó tôi nhấn mạnh tới việc đổi mới các tiết sinh hoạt lớp và hoạt động trải nghiệm thực tế trong nhà trường. Hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những hoạt động tập thể, đổi mới giờ sinh hoạt lớp và trải nghiệm thực tế đang được lưu tâm nhiều.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương I: Tổng quan
1.1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết trong nghề học nhất là làm công tác chủ nhiệm lớp là người trực tiếp giảng dạy, tổ chức hoạt động cho học sinh trong một thời gian ngắn là khó khăn bước đầu của người giáo viên. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm gần gũi với học sinh, nhiệt tình trong công tác mới, luôn đổi mới để hoàn thành tốt công việc của mình.
Một tập thể lớp muốn trở thành một tập thể xuất sắc trước hết các thành viên trong lớp phải tạo thành một khối đoàn kết, yêu thương chia sẻ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Để làm được điều đó vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng trong việc xây dựng, gắn kết các thành viên trong tập thể lớp.
- Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện.
- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên trong lớp với nhau thông qua các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa, trải nghiệm thực tế...
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực.
Trong năm học 2018-2019 tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8A3 Ngay từ buổi đầu tôi đã làm quen, gần gũi và tiếp xúc với học sinh, tôi đã đi sâu tìm hiểu gia đình của từng học sinh. Địa bàn ở đây tương đối rộng, các em sống rải rác ở nhiều phường ( Cao Xanh, Cao Thắng, Hà Lầm, Bãi Cháy, Hồng hải, Hồng Hà,...). Số lượng học sinh trong lớp nhiều nam nên các em vô cùng hiếu động. Đội ngũ cán bộ lớp còn rời rạc chưa phát huy hết khả năng lãnh đạo của mình, chưa gắn kết được tập thể lớp. Vì vậy thiết nghĩ muốn các em trong lớp tiến bộ về học tập cũng như nề nếp, điều đầu tiên là phải xây dựng được một tập thể lớp biết chia sẻ với nhau về kiến thức, cách học cũng như động viên nhau cùng tiến bộ. Xây dựng lại đội ngũ cán bộ lớp hoạt động có hiệu quả và cùng các em tham gia nhiều hoạt động tập thể để cô - trò và cả các bạn trong lớp hiểu nhau, biết giúp đỡ và yêu thương nhau hơn.
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, đồng nghiệp là cơ sở thuận lợi để tôi chọn đề tài này. Tôi sẽ nhiệt tình với công việc của mình trong công tác chủ nhiệm cũng như việc giảng dạy sau này để trở thành người giáo viên chủ nhiệm có năng lực, luôn được các em yêu quý và tin tưởng, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”. Năm học 2019-2020 tôi đã áp dụng những kiến thức thu được từ những năm trước để phát triển tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, vững mạnh.
2. Chương II: Nội dung vấn đề.
2.1. Thực trạng của vấn đề.
Năm học 2017-2018, được phân công chủ nhiệm lớp 7A3. Lớp tôi có tổng số 24 học sinh. Trong đó có 8 nữ và 16 nam. Qua điều tra tôi thấy tập thể lớp chưa xây dựng được tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, còn nhiều học sinh cá biệt, ý thức đạo đức chưa tốt, lực học còn yếu. Một số em nam có biểu hiện không chịu học, hay nói chuyện trong giờ học, hay vi phạm nề nếp của nhà trường, không chịu làm vệ sinh lớp học,còn hiện tượng gây xích mích mất đoàn kết, nói bậy…như em: Quân, Cường, An, Thảo,… Còn có học sinh chưa hòa đồng được với các bạn trong lớp thường bị các bạn trêu chọc: Quốc Huy; Trung Anh… Chất lượng học tập cũng chưa đạt kết quả cao. Học kì I năm học trước đã xảy ra 5 vụ xích mích giữa các bạn học sinh với nhau.
Tôi nhận thấy sở dĩ xảy ra hiện tượng như trên là vì:
- Kế hoạch năm học của lớp còn chưa rõ ràng. Chưa có tiêu chí thi đua cụ thể.
- Đội ngũ cán bộ lớp làm việc chưa hiệu quả: Chưa gương mẫu, không gắn kết được các bạn trong lớp; còn thờ ơ trước những việc chưa đúng đắn xảy ra trên lớp; cách làm việc chưa khoa học và nói chưa đi đôi với làm.
- Tập thể lớp chưa đoàn kết, chưa yêu thương, chia sẻ lẫn nhau, đa phần các em chưa hiểu nhau. Chưa giúp đỡ nhau cùng tiến trong học tập.
- Có bạn nhiều hơn tuổi so với các bạn trong lớp ( Quốc Huy hơn các bạn 2 tuổi; bạn Linh chuyển từ nước ngoài về cũng hơn các bạn trong lớp 2 tuổi)
- Có một vài em không tham gia vào các hoạt động tập thể, sống khép kín nên không thân với bạn nào trong lớp dẫn đến các em chưa hiểu nhau nên thường trêu chọc bạn khiến bạn không có cảm giác vui mỗi khi đến lớp.
2.2. Các giải pháp.
2.2.1. Giải pháp chung
GVCN đề ra và bám sát các kế hoạch của nhà trường theo những chủ đề lớn đặc biệt là phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Hoa điểm 10”, “ Giờ học tốt, ngày học tốt, tuần học tốt”; phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”.
Những học sinh khá giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém. Khuyến khích năng khiếu của các em trong các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao. Chú trọng xây dựng tập thể vững mạnh. Tăng cường giáo dục ý thức tự giác học tập, tính tự quản đến từng học sinh.
- Bám sát vào kế hoạch chủ nhiệm đã lập theo tuần, tháng. Hàng tuần, tháng sơ kết lớp và có hình thức khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ tinh thần học tập, phấn đấu của học sinh.
- Kết hợp với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội tổ chức nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối kỳ, cuối năm, có hình thức khen thưởng, xử lý uốn nắn những học sinh sai phạm.
Cùng với các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh; giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của lớp hoạt động và phát huy ý thức làm chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động.
- Kết hợp với hội phụ huynh học sinh; thường xuyên trao đổi với gia đình học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời đặc biệt là những em chậm phát triển, ý thức tổ chức chưa cao.
- Kết hợp với ban giám hiệu, thường xuyên báo cáo tình hình mọi mặt của lớp với ban giám hiệu để cùng giáo dục học sinh.
- Hướng các em vào những hoạt động, phong trào bổ ích của xã hội. Kết hợp với Đoàn thanh niên để hướng các em vào các hoạt động bổ ích.
Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cũng có thể sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên đối với lớp chủ nhiệm:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Di chúc của Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết.
“Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không! Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Muốn vậy phải qua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều bộ phận có liên quan. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp THCS. Hơn nữa giáo viên là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Giáo dục các em bằng tấm lòng “yêu nghề mến trẻ”. Từ đó có thể hướng dẫn các em đi theo con đường đúng đắn. Khi đó nề nếp cũng như việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Sau này các em sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trong nhiều năm chủ nhiệm tôi rút ra rằng để có được điều đó thì đầu tiên phải xây dựng một tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, yêu thương cùng giúp đỡ lân nhau tiến bộ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP THÀNH MỘT KHỐI ĐOÀN KẾT”
2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
3. Thời gian và địa điểm.
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020
- Vấn đề nghiên cứu trên nhóm đối tượng là học sinh lớp 8A3 ở năm học 2018-2019 và lớp 6A1 ở năm học 2019-2020 tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ long– Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nề nếp lối sống, tinh thần đoàn kết yêu thương nhau trong đó tôi nhấn mạnh tới việc đổi mới các tiết sinh hoạt lớp và hoạt động trải nghiệm thực tế trong nhà trường. Hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua những hoạt động tập thể, đổi mới giờ sinh hoạt lớp và trải nghiệm thực tế đang được lưu tâm nhiều.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương I: Tổng quan
1.1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết trong nghề học nhất là làm công tác chủ nhiệm lớp là người trực tiếp giảng dạy, tổ chức hoạt động cho học sinh trong một thời gian ngắn là khó khăn bước đầu của người giáo viên. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm gần gũi với học sinh, nhiệt tình trong công tác mới, luôn đổi mới để hoàn thành tốt công việc của mình.
Một tập thể lớp muốn trở thành một tập thể xuất sắc trước hết các thành viên trong lớp phải tạo thành một khối đoàn kết, yêu thương chia sẻ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Để làm được điều đó vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng trong việc xây dựng, gắn kết các thành viên trong tập thể lớp.
- Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện.
- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên trong lớp với nhau thông qua các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa, trải nghiệm thực tế...
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực.
Trong năm học 2018-2019 tại trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8A3 Ngay từ buổi đầu tôi đã làm quen, gần gũi và tiếp xúc với học sinh, tôi đã đi sâu tìm hiểu gia đình của từng học sinh. Địa bàn ở đây tương đối rộng, các em sống rải rác ở nhiều phường ( Cao Xanh, Cao Thắng, Hà Lầm, Bãi Cháy, Hồng hải, Hồng Hà,...). Số lượng học sinh trong lớp nhiều nam nên các em vô cùng hiếu động. Đội ngũ cán bộ lớp còn rời rạc chưa phát huy hết khả năng lãnh đạo của mình, chưa gắn kết được tập thể lớp. Vì vậy thiết nghĩ muốn các em trong lớp tiến bộ về học tập cũng như nề nếp, điều đầu tiên là phải xây dựng được một tập thể lớp biết chia sẻ với nhau về kiến thức, cách học cũng như động viên nhau cùng tiến bộ. Xây dựng lại đội ngũ cán bộ lớp hoạt động có hiệu quả và cùng các em tham gia nhiều hoạt động tập thể để cô - trò và cả các bạn trong lớp hiểu nhau, biết giúp đỡ và yêu thương nhau hơn.
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, đồng nghiệp là cơ sở thuận lợi để tôi chọn đề tài này. Tôi sẽ nhiệt tình với công việc của mình trong công tác chủ nhiệm cũng như việc giảng dạy sau này để trở thành người giáo viên chủ nhiệm có năng lực, luôn được các em yêu quý và tin tưởng, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”. Năm học 2019-2020 tôi đã áp dụng những kiến thức thu được từ những năm trước để phát triển tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, vững mạnh.
2. Chương II: Nội dung vấn đề.
2.1. Thực trạng của vấn đề.
Năm học 2017-2018, được phân công chủ nhiệm lớp 7A3. Lớp tôi có tổng số 24 học sinh. Trong đó có 8 nữ và 16 nam. Qua điều tra tôi thấy tập thể lớp chưa xây dựng được tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, còn nhiều học sinh cá biệt, ý thức đạo đức chưa tốt, lực học còn yếu. Một số em nam có biểu hiện không chịu học, hay nói chuyện trong giờ học, hay vi phạm nề nếp của nhà trường, không chịu làm vệ sinh lớp học,còn hiện tượng gây xích mích mất đoàn kết, nói bậy…như em: Quân, Cường, An, Thảo,… Còn có học sinh chưa hòa đồng được với các bạn trong lớp thường bị các bạn trêu chọc: Quốc Huy; Trung Anh… Chất lượng học tập cũng chưa đạt kết quả cao. Học kì I năm học trước đã xảy ra 5 vụ xích mích giữa các bạn học sinh với nhau.
Tôi nhận thấy sở dĩ xảy ra hiện tượng như trên là vì:
- Kế hoạch năm học của lớp còn chưa rõ ràng. Chưa có tiêu chí thi đua cụ thể.
- Đội ngũ cán bộ lớp làm việc chưa hiệu quả: Chưa gương mẫu, không gắn kết được các bạn trong lớp; còn thờ ơ trước những việc chưa đúng đắn xảy ra trên lớp; cách làm việc chưa khoa học và nói chưa đi đôi với làm.
- Tập thể lớp chưa đoàn kết, chưa yêu thương, chia sẻ lẫn nhau, đa phần các em chưa hiểu nhau. Chưa giúp đỡ nhau cùng tiến trong học tập.
- Có bạn nhiều hơn tuổi so với các bạn trong lớp ( Quốc Huy hơn các bạn 2 tuổi; bạn Linh chuyển từ nước ngoài về cũng hơn các bạn trong lớp 2 tuổi)
- Có một vài em không tham gia vào các hoạt động tập thể, sống khép kín nên không thân với bạn nào trong lớp dẫn đến các em chưa hiểu nhau nên thường trêu chọc bạn khiến bạn không có cảm giác vui mỗi khi đến lớp.
2.2. Các giải pháp.
2.2.1. Giải pháp chung
GVCN đề ra và bám sát các kế hoạch của nhà trường theo những chủ đề lớn đặc biệt là phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Hoa điểm 10”, “ Giờ học tốt, ngày học tốt, tuần học tốt”; phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”.
Những học sinh khá giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém. Khuyến khích năng khiếu của các em trong các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao. Chú trọng xây dựng tập thể vững mạnh. Tăng cường giáo dục ý thức tự giác học tập, tính tự quản đến từng học sinh.
- Bám sát vào kế hoạch chủ nhiệm đã lập theo tuần, tháng. Hàng tuần, tháng sơ kết lớp và có hình thức khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ tinh thần học tập, phấn đấu của học sinh.
- Kết hợp với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội tổ chức nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối kỳ, cuối năm, có hình thức khen thưởng, xử lý uốn nắn những học sinh sai phạm.
Cùng với các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh; giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của lớp hoạt động và phát huy ý thức làm chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động.
- Kết hợp với hội phụ huynh học sinh; thường xuyên trao đổi với gia đình học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời đặc biệt là những em chậm phát triển, ý thức tổ chức chưa cao.
- Kết hợp với ban giám hiệu, thường xuyên báo cáo tình hình mọi mặt của lớp với ban giám hiệu để cùng giáo dục học sinh.
- Hướng các em vào những hoạt động, phong trào bổ ích của xã hội. Kết hợp với Đoàn thanh niên để hướng các em vào các hoạt động bổ ích.
Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cũng có thể sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên đối với lớp chủ nhiệm:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!