- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI THCS: Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS được soạn dưới dạng file word gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Đề tài
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới đã và đang vạch ra nhiều chiến lược phát triển quan trọng, đó là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa là đường lối chiến lược đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân, tạo hướng hiện đại, đủ sức cạnh tranh với cộng đồng quốc tế”. Bối cảnh đó đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực mà ngành giáo dục và đào tạo phải cung cấp cho xã hội. Đó là con người có đủ các yếu tố tư chất và năng lực phát triển toàn diện trên các mặt: đức, trí, thể, mỹ và lao động để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
Vậy câu hỏi đặt ra với những người làm công tác giáo dục đó là phải làm thế nào để phát triển nhân cách một cách toàn diện cho học sinh? Nhà trường không phải chỉ đơn thuần là việc truyền thụ những tri thức đến cho học sinh mà còn phải chú trọng đến vấn đề phát triển nhân cách, đạo đức đảm bảo hai yếu tố “phẩm chất và năng lực”. Sản phẩm của việc giáo dục hay mục tiêu giáo dục đặt ra là phải đào tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức lại vừa có tài, để phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Chúng ta đã biết, cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Nhưng kinh tế thị trường cũng ngày càng bộc lộ những mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những ảnh hưởng tiêu cực đó len lỏi, thẩm thấu vào mọi quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận xã hội, ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ. Đặc biệt là tác động đến đối tượng học sinh trong các nhà trường phổ thông là rất lớn. Hiện tượng học sinh cá biệt trong các trường học, lớp học chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bên cạnh số đông các em xác định đúng ý thức, động cơ học tập, trau dồi và rèn luyện phẩm chất đạo đức thì còn có những học sinh ý thức kém trong học tập, chây lười việc học, phẩm chất đạo đức kém, thường xuyên vi phạm quy định của người học sinh.
Hiện tượng “cá biệt” đó không chỉ cản trở phong trào học tập, thi đua của tập thể, ảnh hưởng đến bản thân người học mà còn gây cản trở cho công tác giáo dục. Mục tiêu, nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục là phải xây dựng các biện pháp, có những phương pháp thích hợp để giáo dục học sinh, đặc biệt là với học sinh cá biệt.
Xuất phát từ những yêu cầu chung của đất nước, từ thực trạng trong nhà thường phổ thông, từ việc giáo dục đạo đức, nhân cách toàn diện cho học sinh, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Bản thân vừa là giáo viên đứng lớp vừa là một giáo viên chủ nhiệm lớp càng không thể xem nhẹ việc giáo dục học sinh cá biệt.
Từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Tô Vĩnh Diện”. Với đề tài này hy vọng ít nhiều sẽ góp thêm phần kinh nghiệm cho các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong những năm học tới.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Nhằm tìm hiểu thực trạng học sinh cá biệt ở trường THCS và đề cập đến một số phương pháp, biện pháp giáo dục các em hòa đồng với tập thể trở thành con ngoan, trò giỏi, có lễ phép, kỷ luật từ đó góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
- Nhiệm vụ: tìm hiểu thưc trạng, bản chất, quy luật của đối tượng để xây dựng một số biện pháp giáo dục nhằm cải tạo học sinh cá biệt.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến học sinh cá biệt khối 8 (Bậc THCS)
4. Giới hạn của đề tài
Do tuổi đời, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn chế nên tôi chỉ tìm hiểu được trong phạm vi học sinh khối 8 (Năm học 2017-2018) ở trường THCS Tô Vĩnh Diện, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè của học sinh.
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các biện pháp vào công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Tô Vĩnh Diện.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục là quá trình dạy dỗ, giúp đỡ, giáo huấn học sinh đạt đến những điều mình mong muốn. Đó là các em trở thành những người hiểu biết sâu rộng về kiến thức khoa học, cuộc sống, có đạo đức tốt, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn.
Con người vốn hiền lành, Khổng Tử đã dạy: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Đúng vậy, không có ai sinh ra là hung dữ ngay nhưng do quá trình sống và lớn lên con người chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã hội... nên mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ”. Những học sinh cá biệt chắc chắn đang chịu tác động tiêu cực của điều kiện ngoại cảnh. Nhưng làm sao giúp đỡ các em “Gần mực mà không đen, ở ống mà không dài ”. Đó là nhiệm vụ của giáo dục của thầy cô của nhà trường chúng ta. Bác Hồ đã dạy :
Thức dậy trông ra kẻ dữ hiền
Lành dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của học sinh. Đối với học sinh cá biệt thì đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu giáo dục các em nhiều hơn, để đưa các em trở về vị trí ban đầu và định hướng giáo huấn cho các em trở thành người tốt. Có thế người làm công tác giáo dục mới tự hào, mới sung sướng, xã hội mới bớt đi gánh nặng, đất nước mới phồn vinh trong tương lai.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới đã và đang vạch ra nhiều chiến lược phát triển quan trọng, đó là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa là đường lối chiến lược đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân, tạo hướng hiện đại, đủ sức cạnh tranh với cộng đồng quốc tế”. Bối cảnh đó đặt ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực mà ngành giáo dục và đào tạo phải cung cấp cho xã hội. Đó là con người có đủ các yếu tố tư chất và năng lực phát triển toàn diện trên các mặt: đức, trí, thể, mỹ và lao động để đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
Vậy câu hỏi đặt ra với những người làm công tác giáo dục đó là phải làm thế nào để phát triển nhân cách một cách toàn diện cho học sinh? Nhà trường không phải chỉ đơn thuần là việc truyền thụ những tri thức đến cho học sinh mà còn phải chú trọng đến vấn đề phát triển nhân cách, đạo đức đảm bảo hai yếu tố “phẩm chất và năng lực”. Sản phẩm của việc giáo dục hay mục tiêu giáo dục đặt ra là phải đào tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức lại vừa có tài, để phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Chúng ta đã biết, cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Nhưng kinh tế thị trường cũng ngày càng bộc lộ những mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những ảnh hưởng tiêu cực đó len lỏi, thẩm thấu vào mọi quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận xã hội, ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ. Đặc biệt là tác động đến đối tượng học sinh trong các nhà trường phổ thông là rất lớn. Hiện tượng học sinh cá biệt trong các trường học, lớp học chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bên cạnh số đông các em xác định đúng ý thức, động cơ học tập, trau dồi và rèn luyện phẩm chất đạo đức thì còn có những học sinh ý thức kém trong học tập, chây lười việc học, phẩm chất đạo đức kém, thường xuyên vi phạm quy định của người học sinh.
Hiện tượng “cá biệt” đó không chỉ cản trở phong trào học tập, thi đua của tập thể, ảnh hưởng đến bản thân người học mà còn gây cản trở cho công tác giáo dục. Mục tiêu, nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục là phải xây dựng các biện pháp, có những phương pháp thích hợp để giáo dục học sinh, đặc biệt là với học sinh cá biệt.
Xuất phát từ những yêu cầu chung của đất nước, từ thực trạng trong nhà thường phổ thông, từ việc giáo dục đạo đức, nhân cách toàn diện cho học sinh, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Bản thân vừa là giáo viên đứng lớp vừa là một giáo viên chủ nhiệm lớp càng không thể xem nhẹ việc giáo dục học sinh cá biệt.
Từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Tô Vĩnh Diện”. Với đề tài này hy vọng ít nhiều sẽ góp thêm phần kinh nghiệm cho các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trong những năm học tới.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Nhằm tìm hiểu thực trạng học sinh cá biệt ở trường THCS và đề cập đến một số phương pháp, biện pháp giáo dục các em hòa đồng với tập thể trở thành con ngoan, trò giỏi, có lễ phép, kỷ luật từ đó góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
- Nhiệm vụ: tìm hiểu thưc trạng, bản chất, quy luật của đối tượng để xây dựng một số biện pháp giáo dục nhằm cải tạo học sinh cá biệt.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến học sinh cá biệt khối 8 (Bậc THCS)
4. Giới hạn của đề tài
Do tuổi đời, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn chế nên tôi chỉ tìm hiểu được trong phạm vi học sinh khối 8 (Năm học 2017-2018) ở trường THCS Tô Vĩnh Diện, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè của học sinh.
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các biện pháp vào công tác giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Tô Vĩnh Diện.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục là quá trình dạy dỗ, giúp đỡ, giáo huấn học sinh đạt đến những điều mình mong muốn. Đó là các em trở thành những người hiểu biết sâu rộng về kiến thức khoa học, cuộc sống, có đạo đức tốt, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn.
Con người vốn hiền lành, Khổng Tử đã dạy: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Đúng vậy, không có ai sinh ra là hung dữ ngay nhưng do quá trình sống và lớn lên con người chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã hội... nên mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ”. Những học sinh cá biệt chắc chắn đang chịu tác động tiêu cực của điều kiện ngoại cảnh. Nhưng làm sao giúp đỡ các em “Gần mực mà không đen, ở ống mà không dài ”. Đó là nhiệm vụ của giáo dục của thầy cô của nhà trường chúng ta. Bác Hồ đã dạy :
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Thức dậy trông ra kẻ dữ hiền
Lành dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của học sinh. Đối với học sinh cá biệt thì đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu giáo dục các em nhiều hơn, để đưa các em trở về vị trí ban đầu và định hướng giáo huấn cho các em trở thành người tốt. Có thế người làm công tác giáo dục mới tự hào, mới sung sướng, xã hội mới bớt đi gánh nặng, đất nước mới phồn vinh trong tương lai.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!