- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI TIỂU HỌC NĂM 2023 - 2024; Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1/ Lý do chọn đề tài:
Xây dựng và phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vì chỉ có giáo dục và đào tạo mới đảm nhận, giáo dục, đào tạo và phát triển con người. Ngược lại con người là trung tâm của sự phát triển, tất cả mọi sự phát triển kinh tế - xã hội cuối cùng đều đi đến mục đích là phục vụ con người. Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nói: “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Từ đó Đảng ta khẳng định trong nghị quyết trung ương II khóa VIII “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển nhanh giáo dục - đào tạo, phát huy nhân tố con người, yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững”; nghị quyết trung ương khóa XI của Đảng lại tiếp tục khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.
Trong thực tế, Đảng và nhà nước ta quan tâm, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, vì vậy chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo từng bước được nâng lên. Tuy vậy để nâng cao sứ mệnh của giáo dục và đào tạo hiện nay góp phần phát triển con người trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó có vấn đề đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng. Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Không có thầy thì không có giáo dục”, như vậy vai trò của thầy giáo, cô giáo có một vai trò to lớn, quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Qua nhiều năm công tác, tham gia công tác thanh tra, bồi dưỡng học sinh giỏi, dự giờ thăm lớp… bản thân nhận thấy đại bộ phận giáo viên tiểu học có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt, hết lòng vì học sinh thân yêu, có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm trong quá trình dạy học nói chung, trong đó có đội ngũ giáo viên của trường tiểu học .......... Nhưng một bộ phận giáo viên về năng lực chuyên môn còn hạn chế, dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học chưa được như mong muốn. Chính vì vậy mà tôi chọn chủ đề: “ Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên tiểu học”.
2/ Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Xuất phát từ yêu cầu của công tác giảng dạy hiện tại và trong giai đoạn tiếp theo, nhất là công tác chuyên môn của đội ngũ, từ đó nâng cao trình độn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại đơn vị.
- Trang bị cho giáo viên một số biện pháp, một số kỹ năng thực hành để nâng cao hiệu quả tiết dạy.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Đội ngũ giáo viên tiểu học trường tiểu học ......... trong những năm học vừa qua.
4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu trọng phạm vi của đơn vị nhà trường và nêu lên một số giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong đơn vị.
5/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, khảo sát, điều tra, vấn đáp, thu thập số liệu
- Các phương pháp hỗ trợ khác.
1/ Cơ sở lý luận:
Trường tiểu học được xác định trong điều 2 điều lệ trường tiểu học: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các khái niệm cơ bản khác để học sinh được tiếp tục học lên”.
Quá trình dạy học là quá trình tự phát hiện, tự khám phá, tự lĩnh hội của học sinh dưới sự chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học theo khoản 1 điều 34 của điều lệ trường tiểu học được ban hành theo thông tư số 41/2010/TT /BGDĐT ngày 30/12/2010 của bộ giáo dục và đào tạo: “ Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục”.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Lý do chọn đề tài:
Xây dựng và phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vì chỉ có giáo dục và đào tạo mới đảm nhận, giáo dục, đào tạo và phát triển con người. Ngược lại con người là trung tâm của sự phát triển, tất cả mọi sự phát triển kinh tế - xã hội cuối cùng đều đi đến mục đích là phục vụ con người. Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nói: “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Từ đó Đảng ta khẳng định trong nghị quyết trung ương II khóa VIII “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển nhanh giáo dục - đào tạo, phát huy nhân tố con người, yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững”; nghị quyết trung ương khóa XI của Đảng lại tiếp tục khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”.
Trong thực tế, Đảng và nhà nước ta quan tâm, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, vì vậy chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo từng bước được nâng lên. Tuy vậy để nâng cao sứ mệnh của giáo dục và đào tạo hiện nay góp phần phát triển con người trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, trong đó có vấn đề đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng. Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Không có thầy thì không có giáo dục”, như vậy vai trò của thầy giáo, cô giáo có một vai trò to lớn, quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Qua nhiều năm công tác, tham gia công tác thanh tra, bồi dưỡng học sinh giỏi, dự giờ thăm lớp… bản thân nhận thấy đại bộ phận giáo viên tiểu học có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt, hết lòng vì học sinh thân yêu, có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm trong quá trình dạy học nói chung, trong đó có đội ngũ giáo viên của trường tiểu học .......... Nhưng một bộ phận giáo viên về năng lực chuyên môn còn hạn chế, dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học chưa được như mong muốn. Chính vì vậy mà tôi chọn chủ đề: “ Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên tiểu học”.
2/ Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Xuất phát từ yêu cầu của công tác giảng dạy hiện tại và trong giai đoạn tiếp theo, nhất là công tác chuyên môn của đội ngũ, từ đó nâng cao trình độn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại đơn vị.
- Trang bị cho giáo viên một số biện pháp, một số kỹ năng thực hành để nâng cao hiệu quả tiết dạy.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Đội ngũ giáo viên tiểu học trường tiểu học ......... trong những năm học vừa qua.
4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu trọng phạm vi của đơn vị nhà trường và nêu lên một số giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong đơn vị.
5/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, khảo sát, điều tra, vấn đáp, thu thập số liệu
- Các phương pháp hỗ trợ khác.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1/ Cơ sở lý luận:
Trường tiểu học được xác định trong điều 2 điều lệ trường tiểu học: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các khái niệm cơ bản khác để học sinh được tiếp tục học lên”.
Quá trình dạy học là quá trình tự phát hiện, tự khám phá, tự lĩnh hội của học sinh dưới sự chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học theo khoản 1 điều 34 của điều lệ trường tiểu học được ban hành theo thông tư số 41/2010/TT /BGDĐT ngày 30/12/2010 của bộ giáo dục và đào tạo: “ Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục”.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!