- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP 3: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
Tên biện pháp: : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
Họ và tên giáo viên: Đinh Thị Trà Linh
Dạy tại lớp: 3B
Trường: Tiểu học Trà Cổ
Huyện (TX, TP): Thành phố Móng Cái
I. Lí do hình thành biện pháp:
Công tác chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và thi đua của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh tích cực học tập, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Sau một số năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Liên tục trong nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%.
Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này với đề tài : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp - Năm học 2020 - 2021”.
II. Nội dung của biện pháp
1. Thực trạng
a. Thuận lợi
- Năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3B. Với tổng số: 37 học sinh. Trong đó nữ: 15 học sinh; Nam: 22 học sinh. Số lượng học sinh không đông, việc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên biện pháp: : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
Họ và tên giáo viên: Đinh Thị Trà Linh
Dạy tại lớp: 3B
Trường: Tiểu học Trà Cổ
Huyện (TX, TP): Thành phố Móng Cái
I. Lí do hình thành biện pháp:
Công tác chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và thi đua của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh tích cực học tập, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Sau một số năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Liên tục trong nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%.
Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này với đề tài : “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp - Năm học 2020 - 2021”.
II. Nội dung của biện pháp
1. Thực trạng
a. Thuận lợi
- Năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3B. Với tổng số: 37 học sinh. Trong đó nữ: 15 học sinh; Nam: 22 học sinh. Số lượng học sinh không đông, việc