- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM THPT: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp cho học sinh trường THPT ……” được soạn dưới dạng file word gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW ngày14 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" là phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên trong các cấp quản lý và các nhà trường. Trong đó, chú trọng tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm giúp học sinh( HS) làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả cho HS (Theo công văn số 5307/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ GDĐT và công văn số 1163/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2021 của Sở GDĐT). Tăng cường đổi mới phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đề ra giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp đóng vai trò rất quan trọng. Đó là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng sư phạm nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường. GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất đối với HS và tập thể lớp.
Trong đó, đặc biệt chú trọng tới giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẽ, giờ sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên (GV) gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.
Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích, lí thú góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khoẻ, thể chất của học sinh.
Với mong muốn góp một phần nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông (THPT), giúp các em cảm nhận được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp cho học sinh trường THPT ……”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
- Tìm ra một số nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt hiệu quả tốt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh toàn diện trong trường trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Lương Văn Tri. Từ đó, đề ra các biện pháp cực trong giờ sinh hoạt lớp phù hợp, thiết thực, có sự đút rút kinh nghiệp kịp thời, để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh và chất lượng giáo dục.
- Qua kết quả thực tế lớp chủ nhiệm, dần hình thành trong suy nghĩ đồng nghiệp về tầm quan trọng của giờ sinh hoạt trong công tác chủ nhiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể: một số biện pháp tích cực tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Lương Văn Tri.
- Khách thể: học sinh lớp 11A1 trường THPT...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng giờ sinh hoạt và một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT....
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Thu thập những thông tin lý luận về vai trò đổi mới hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Intenet...
- Phương pháp quan sát
+ Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh lớp 11A1.
- Phương pháp điều tra
+ Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn (GVBM), HS, phụ huynh, HS cùng lớp cùng trường, hàng xóm nơi HS cư trú.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo báo cáo hội thảo “công tác giáo viên chủ nhiệm” của Sở giáo dục….. ngày 11 tháng 12 năm 2010.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong Trường THPT……và các trường bạn.
- Phương pháp thử nghiệm
+ Thử áp dụng một số nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt hiệu quả tốt cho học sinh tại lớp 11A1 Trường THPT Lương Văn Tri, năm học 2021 - 2012.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mỗi lứa tuổi học sinh có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với các hoạt động học tập và vui chơi. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi học sinh khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn học sinh, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học sinh và chúng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của họ, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS….
Để tổ chức giờ sinh hoạt lớp không đơn điệu, nhàm chán với HS cho học sinh không phải chỉ một hoặc vài ngày mà là một quá trình nghiên cứu thực trải có sự đúc kết từ lâu, từ nhiều giáo viên với
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW ngày14 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" là phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên trong các cấp quản lý và các nhà trường. Trong đó, chú trọng tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm giúp học sinh( HS) làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả cho HS (Theo công văn số 5307/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Bộ GDĐT và công văn số 1163/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2021 của Sở GDĐT). Tăng cường đổi mới phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục đề ra giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp đóng vai trò rất quan trọng. Đó là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng sư phạm nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường. GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất đối với HS và tập thể lớp.
Trong đó, đặc biệt chú trọng tới giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẽ, giờ sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên (GV) gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.
Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích, lí thú góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khoẻ, thể chất của học sinh.
Với mong muốn góp một phần nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông (THPT), giúp các em cảm nhận được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp cho học sinh trường THPT ……”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
- Tìm ra một số nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt hiệu quả tốt nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh toàn diện trong trường trung học phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Lương Văn Tri. Từ đó, đề ra các biện pháp cực trong giờ sinh hoạt lớp phù hợp, thiết thực, có sự đút rút kinh nghiệp kịp thời, để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh và chất lượng giáo dục.
- Qua kết quả thực tế lớp chủ nhiệm, dần hình thành trong suy nghĩ đồng nghiệp về tầm quan trọng của giờ sinh hoạt trong công tác chủ nhiệm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể: một số biện pháp tích cực tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Lương Văn Tri.
- Khách thể: học sinh lớp 11A1 trường THPT...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng giờ sinh hoạt và một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT....
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Thu thập những thông tin lý luận về vai trò đổi mới hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Intenet...
- Phương pháp quan sát
+ Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh lớp 11A1.
- Phương pháp điều tra
+ Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn (GVBM), HS, phụ huynh, HS cùng lớp cùng trường, hàng xóm nơi HS cư trú.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo báo cáo hội thảo “công tác giáo viên chủ nhiệm” của Sở giáo dục….. ngày 11 tháng 12 năm 2010.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong Trường THPT……và các trường bạn.
- Phương pháp thử nghiệm
+ Thử áp dụng một số nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt hiệu quả tốt cho học sinh tại lớp 11A1 Trường THPT Lương Văn Tri, năm học 2021 - 2012.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mỗi lứa tuổi học sinh có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với các hoạt động học tập và vui chơi. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi học sinh khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn học sinh, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học sinh và chúng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của họ, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS….
Để tổ chức giờ sinh hoạt lớp không đơn điệu, nhàm chán với HS cho học sinh không phải chỉ một hoặc vài ngày mà là một quá trình nghiên cứu thực trải có sự đúc kết từ lâu, từ nhiều giáo viên với