- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO VIÊN DẠY GIỎI LỚP 9 MỚI NHẤT: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN CẢI THIỆN TÌNH HÌNH ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh thuộc dạng “chưa ngoan”, thiếu lễ phép với người lớn, hạn chế về đạo đức, nhân cách. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học sinh “chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục” dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học và ảnh hưởng đến toàn trường, sâu xa hơn là gánh nặng của xã hội.
Với những lí do trên, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng có hiệu qủa đề tài "Một số giải pháp giúp cải thiện tình hình đạo đức học sinh cấp THCS trong giai đoạn hiện nay "
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trồng người ở đây chính là phải tập trung giáo dục đạo đức, trước khi giáo dục kiến thức cho học sinh. Bác cũng từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Hay bất kỳ trong một ngôi trường nào chúng ta cũng đều nhìn thấy khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn.” Điều này cho thấy giá trị đạo đức, kỹ năng sống của con người mới chính là yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công trong mọi lĩnh vực. Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào. “Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa vào tương lai”. Đảng và nhà nước ta cũng xác định được rằng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là nhiệm vụ quan trọng.Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh thuộc dạng “chưa ngoan”, thiếu lễ phép với người lớn, hạn chế về đạo đức, nhân cách. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học sinh “chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục” dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học và ảnh hưởng đến toàn trường, sâu xa hơn là gánh nặng của xã hội.
Với những lí do trên, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng có hiệu qủa đề tài "Một số giải pháp giúp cải thiện tình hình đạo đức học sinh cấp THCS trong giai đoạn hiện nay "