- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giúp học sinh đọc - hiểu văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7 – Tập 1) theo đặc trưng thi pháp” được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giúp học sinh đọc - hiểu văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7 – Tập 1) theo đặc trưng thi pháp”
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
I.Bối cảnh của đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thực sự là một cuộc cách mạng.Với quan điểm dạy học hiện đại : Vấn đề dạy học không chỉ chú trọng đưa ra kết luận mà là chủ yếu tìm ra con đường đi đến kết luận. Đối với môn Ngữ Văn, đặc thù là một môn nghệ thuật thì điều quan trọng không chỉ là ý thức được sự tác động nghệ thuật mà là giao tiếp hiệu quả với nghệ thuật. Trong giờ học văn theo phương pháp mới, giáo viên cần tôn trọng học sinh như một bạn đọc, coi học sinh như là chủ thể cảm thụ tác phẩm. Giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn khơi gợi giúp học sinh tìm ra con đường đi tới kiến thức, hướng học sinh tiếp cận với thế giới nghệ thuật của nhà văn để các em khám phá, sáng tạo và từ đó hình thành nhân cách.
Vì thế, việc trang bị kiến thức lý luận văn học cho học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là thơ trữ tình trung đại Việt Nam bức tranh hiện thực phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời ,thể hiện quan niệm ,nhận thức, tâm tư ,tình cảm con người 1 cách sâu sắc ,nội dung phong phú,hình thức thơ hoàn mỹ.Đặc biệt là các bài thơ Đường Trung Quốc ,đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển với thi pháp thơ vô cùng đa dạng ,phong phú ,tiêu biểu ,ngôn ngữ hàm súc,nói ít,gợi nhiều ,ý tại ngôn ngoại ,vừa có tính ước lệ ,cổ kính ,trang nghiêm, lại rất chặt chẽ về niêm luật ,thể loại … Vì thế hiểu được các bài thơ này đã khó ,việc giảng dạy để học sinh đọc hiểu ,cảm thụ được còn khó khăn hơn nhiều.
Đến với một tác phẩm mẫu mực của thi ca cổ điển, nhất là những tác phẩm thơ này, học sinh sẽ rất lúng túng, băn khoăn , lo lắng, bế tắc…trong quá trình Đọc – Hiểu làm sao nắm bắt được hồn thơ, nhận ra được bao vẻ đẹp lung linh, giá trị tiềm ẩn đằng sau từng “nhãn tự”, mà phần lớn là ngôn ngữ cổ , hệ thống từ Hán Việt ,cách cảm ,cách nghĩ của người xưa ? thời đại tác giả sống …? Biết bao vấn đề nan giải đặt ra cần giải quyết ,nhất là với cấp học THCS , đối tượng học sinh mới lớp 7 tư duy văn học ,nhận thức của các em còn quá non nớt,đơn giản …quả là điều không hề đơn giản do học sinh không được trang bị kiến thức lý luận văn học hoặc được cung cấp quá ít nên các em rất thụ động,lúng túng ,khó khăn ,bế tắc trong việc tiếp xúc tác phẩm,trong qúa trình phân tích, cảm thụ và chiêm nghiệm. Lúc nào cũng chờ đợi giáo viên cảm thụ giúp mình hoặc phải học thuộc văn mẫu , lệ thuộc tài liệu tham khảo ,trong một khoãng thời gian quá ít.
Để tự giải mã được nó, đòi hỏi các em phải nắm trong tay công cụ tư duy ; tức là kiến thức về lý luận văn học để tự mình đọc hiểu được tác phẩm, thậm chí là cả nhóm tác phẩm, dễ dàng tích hợp, vận dụng kiến thức nhuần nhuyễn.
Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một hướng “ Giúp học sinh đọc - hiểu văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7 – Tập 1) theo đặc trưng thi pháp” nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được ý nghĩa của bức thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1.Phạm vi nghiên cứu.
Sáng kiến được nghiên cứu trong phạm vi cụ thể là tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ Văn 7 – Tập 1. Đối tượng áp dụng trong sáng kiến là học sinh khối 7 (với 2 lớp 7C , 7D ), năm học 2021-2022.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là phương pháp dạy học tác phẩm Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến theo đặc trưng thi pháp văn học trung đại.
III. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh đọc - hiểu tác phẩm tốt hơn. Đồng thời ,tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm phần thơ trung đại Việt Nam; Đặc biệt là khi dạy văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ văn 7 – Tập 1.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, khảo sát thực tế, thống kê.
- Phương pháp phân tích, đối chiếu , so sánh.
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái quát.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Trong qúa trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu có nội dung liên quan; phương pháp phân tích , khảo sát thực tế, thống kê; Phương pháp phân tích, đối chiếu , so sánh ; Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái quát “ Giúp học sinh đọc – hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến theo đặc trưng thi pháp” nhằm giúp học sinh có được vốn kiến thức tổng hợp về thi pháp văn học trung đại; từ đó các em biết cách đọc – hiểu, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình đọc hiểu tác phẩm để chất lượng môn Ngữ Văn ngày càng tăng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Giúp học sinh đọc - hiểu văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7 – Tập 1) theo đặc trưng thi pháp”
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
I.Bối cảnh của đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thực sự là một cuộc cách mạng.Với quan điểm dạy học hiện đại : Vấn đề dạy học không chỉ chú trọng đưa ra kết luận mà là chủ yếu tìm ra con đường đi đến kết luận. Đối với môn Ngữ Văn, đặc thù là một môn nghệ thuật thì điều quan trọng không chỉ là ý thức được sự tác động nghệ thuật mà là giao tiếp hiệu quả với nghệ thuật. Trong giờ học văn theo phương pháp mới, giáo viên cần tôn trọng học sinh như một bạn đọc, coi học sinh như là chủ thể cảm thụ tác phẩm. Giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn khơi gợi giúp học sinh tìm ra con đường đi tới kiến thức, hướng học sinh tiếp cận với thế giới nghệ thuật của nhà văn để các em khám phá, sáng tạo và từ đó hình thành nhân cách.
Vì thế, việc trang bị kiến thức lý luận văn học cho học sinh trong quá trình đọc hiểu văn bản là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là thơ trữ tình trung đại Việt Nam bức tranh hiện thực phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời ,thể hiện quan niệm ,nhận thức, tâm tư ,tình cảm con người 1 cách sâu sắc ,nội dung phong phú,hình thức thơ hoàn mỹ.Đặc biệt là các bài thơ Đường Trung Quốc ,đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển với thi pháp thơ vô cùng đa dạng ,phong phú ,tiêu biểu ,ngôn ngữ hàm súc,nói ít,gợi nhiều ,ý tại ngôn ngoại ,vừa có tính ước lệ ,cổ kính ,trang nghiêm, lại rất chặt chẽ về niêm luật ,thể loại … Vì thế hiểu được các bài thơ này đã khó ,việc giảng dạy để học sinh đọc hiểu ,cảm thụ được còn khó khăn hơn nhiều.
Đến với một tác phẩm mẫu mực của thi ca cổ điển, nhất là những tác phẩm thơ này, học sinh sẽ rất lúng túng, băn khoăn , lo lắng, bế tắc…trong quá trình Đọc – Hiểu làm sao nắm bắt được hồn thơ, nhận ra được bao vẻ đẹp lung linh, giá trị tiềm ẩn đằng sau từng “nhãn tự”, mà phần lớn là ngôn ngữ cổ , hệ thống từ Hán Việt ,cách cảm ,cách nghĩ của người xưa ? thời đại tác giả sống …? Biết bao vấn đề nan giải đặt ra cần giải quyết ,nhất là với cấp học THCS , đối tượng học sinh mới lớp 7 tư duy văn học ,nhận thức của các em còn quá non nớt,đơn giản …quả là điều không hề đơn giản do học sinh không được trang bị kiến thức lý luận văn học hoặc được cung cấp quá ít nên các em rất thụ động,lúng túng ,khó khăn ,bế tắc trong việc tiếp xúc tác phẩm,trong qúa trình phân tích, cảm thụ và chiêm nghiệm. Lúc nào cũng chờ đợi giáo viên cảm thụ giúp mình hoặc phải học thuộc văn mẫu , lệ thuộc tài liệu tham khảo ,trong một khoãng thời gian quá ít.
Để tự giải mã được nó, đòi hỏi các em phải nắm trong tay công cụ tư duy ; tức là kiến thức về lý luận văn học để tự mình đọc hiểu được tác phẩm, thậm chí là cả nhóm tác phẩm, dễ dàng tích hợp, vận dụng kiến thức nhuần nhuyễn.
Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một hướng “ Giúp học sinh đọc - hiểu văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7 – Tập 1) theo đặc trưng thi pháp” nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được ý nghĩa của bức thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1.Phạm vi nghiên cứu.
Sáng kiến được nghiên cứu trong phạm vi cụ thể là tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ Văn 7 – Tập 1. Đối tượng áp dụng trong sáng kiến là học sinh khối 7 (với 2 lớp 7C , 7D ), năm học 2021-2022.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là phương pháp dạy học tác phẩm Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến theo đặc trưng thi pháp văn học trung đại.
III. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh đọc - hiểu tác phẩm tốt hơn. Đồng thời ,tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm phần thơ trung đại Việt Nam; Đặc biệt là khi dạy văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ văn 7 – Tập 1.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, khảo sát thực tế, thống kê.
- Phương pháp phân tích, đối chiếu , so sánh.
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái quát.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Trong qúa trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu có nội dung liên quan; phương pháp phân tích , khảo sát thực tế, thống kê; Phương pháp phân tích, đối chiếu , so sánh ; Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái quát “ Giúp học sinh đọc – hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến theo đặc trưng thi pháp” nhằm giúp học sinh có được vốn kiến thức tổng hợp về thi pháp văn học trung đại; từ đó các em biết cách đọc – hiểu, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình đọc hiểu tác phẩm để chất lượng môn Ngữ Văn ngày càng tăng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!