- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC-VIẾT-NÓI -NGHE TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN CẤP THCS THÔNG QUA VIỆC TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHÒNG GD & ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH HÒA Độc lập-Tự do- Hạnh phúc.
I/ Sơ lược lý lịch tác giả:
Nơi thường trú: Ấp Vĩnh Thạnh “Đ”, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân châu, tỉnh An Giang.
Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Hòa.
Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn.
Lĩnh vực công tác: Giảng dạy
II/ Sơ lược đăc điểm tình hình đơn vị:
1/ Đặc điểm tình hình
Trong tỉnh An Giang có nhiều trường với nhiều đặc điểm, cấu trúc khác nhau. Riêng mái trường THCS Vĩnh Hòa mà tôi đang công tác thì nó được xây dựng rất đơn giản ở một vùng nông thôn của xã Vĩnh Hòa, trường rất dễ tìm vì nó nằm ở mặt tiền của tỉnh lộ 952. Trường có cơ sở vật chất cũng khá đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy. Nó có 16 phòng trong đó có 3 phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh một phòng dành cho giảng dạy tin học, một phòng thư viện được trang bị khá đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo cũng như các truyện đọc dành cho học sinh, một phòng làm việc của Ban giám hiệu nhà trường, còn lại là phòng học của học sinh trong đó một số phòng được trang bị màn hình để thuận lợi cho việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
2/Thuận lợi, khó khăn
2.1 Thuận lợi
- Giáo viên có trình độ chuyên môn lâu năm, có tâm quyết trong nghề.
- Đội ngũ giáo viên lúc nào cũng đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong đời sống.
- Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, có đạo đức tốt, biết vâng lời thầy cô nên cũng rất thuận lợi trong việc giảng dạy
2.2 Khó khăn
- Một số học sinh chưa có ý thức trong học tập nên thường xuyên không soạn bài, không thuộc bài làm ảnh hưởng đến tiết dạy cũng như chất lượng bộ môn.
- Học sinh viết chữ chậm, đọc chậm, tiếp thu bài chậm còn khá nhiều làm mất thời gian đứng lớp, ảnh hưởng đến các bạn trong lớp cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Học sinh còn thụ động trong tiết học.
- Một vài học học sinh viết chữ không rõ ràng.
III/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo “lối truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất của người học. Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học qua trải nghiệm. Bởi tâm điểm của mọi sự học là cách chúng ta xử lí những trải nghiệm có được, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm đó. Học thông qua trải nghiệm là một phương pháp học tích cực, thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Ngữ văn nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học. Phương pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận chính cho việc học tập lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy , giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các em tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi, phân tích/chiêm nghiệm, cũng như ứng dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc học trở nên gắn bó với đời sống.
Hoạt động trải nghiệm trước đây đã được biết đến nhưng chủ yếu ở các trường đại học, đó là những chuyến đi thực tế của sinh viên để làm sáng tỏ những kiến thức lí thuyết sinh viên được học. Các nhà trường trong một vài năm gần đây bắt đầu đã chú ý tới học qua trải nghiệm. Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường vẫn còn mang tính hình thức do chưa nắm rõ quy trình của việc học qua trải nghiệm, hiểu đơn giản về hoạt động trải nghiệm trong dạy học nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đi thực tế để rõ hơn các vấn đề mới chỉ được tiếp cận từ sách vở. Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới, việc hình thành và rèn luyện năng lực học tập bộ môn là yêu cầu tất yếu của mỗi môn học ở cấp THCS. Hơn bao giờ hết, các nhà giáo dục tích cực tìm tòi những cách thức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, hình thành và phát
triển ở người học những kĩ năng, năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học sẽ đặt người học – đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập vào những tình huống của đời sống thực tế được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách nghĩ của riêng mình, vừa thông qua làm việc cá nhân, vừa phải làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kĩ năng mới nhằm hình thành và phát triển năng lực của người học.
Bằng phương pháp học qua trải nghiệm, người học sẽ tự giải được những vướn mắt mà mình gặp phải. Ngoài ra, còn rèn luyện và phát triển một số năng lực chung (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin). Hình thành những phẩm chất trí tuệ có ích trong học tập, công tác và cuộc sống: Tính linh hoạt,tính tích cực, chủ động, sáng tạo, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể
Có thể nói cái thực tế khi dạy trên lớp nếu người giáo viên chỉ cung cấp lượng kiến thức lý thuyết mà không có gì để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề mình nói thì sẽ không gây được sự chú ý từ phía học sinh. Chẳng hạn qua văn bản truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy” dạy theo cách thông thường là sau khi đọc sẽ là phần tóm tắt. Thay vào đó tôi chia nhóm và tự các em hình thành thành một vai diễn trước lớp thì lớp học lại sinh động, hấp dẫn, gây được sự chú ý nhiều hơn. Nó khác hẳn với không khí của tiết dạy bình thường. Hoặc cũng trong tiết này một mặt tôi sẽ cho các em thấy trực tiếp những chiếc bánh chưng, bánh giầy. Mặt khác cho các em thưởng thức bánh thì lại càng hấp dẫn hơn.
Mặc khác theo chương trình GDPT 2018 thì phát triển năng lực học sinh theo 4 kĩ năng: đọc –viết-nói nghe thì việc trải nghiệm của học sinh càng thiết thực và phù hợp
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GD & ĐT TX TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VĨNH HÒA Độc lập-Tự do- Hạnh phúc.
Vĩnh Hòa, ngày 15 tháng 11 năm 2022
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC-VIẾT-NÓI -NGHE TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN CẤP THCS THÔNG QUA VIỆC TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN)
*******
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
(GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC-VIẾT-NÓI -NGHE TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN CẤP THCS THÔNG QUA VIỆC TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN)
*******
I/ Sơ lược lý lịch tác giả:
Nơi thường trú: Ấp Vĩnh Thạnh “Đ”, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân châu, tỉnh An Giang.
Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Hòa.
Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn.
Lĩnh vực công tác: Giảng dạy
II/ Sơ lược đăc điểm tình hình đơn vị:
1/ Đặc điểm tình hình
Trong tỉnh An Giang có nhiều trường với nhiều đặc điểm, cấu trúc khác nhau. Riêng mái trường THCS Vĩnh Hòa mà tôi đang công tác thì nó được xây dựng rất đơn giản ở một vùng nông thôn của xã Vĩnh Hòa, trường rất dễ tìm vì nó nằm ở mặt tiền của tỉnh lộ 952. Trường có cơ sở vật chất cũng khá đầy đủ để phục vụ cho việc giảng dạy. Nó có 16 phòng trong đó có 3 phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh một phòng dành cho giảng dạy tin học, một phòng thư viện được trang bị khá đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo cũng như các truyện đọc dành cho học sinh, một phòng làm việc của Ban giám hiệu nhà trường, còn lại là phòng học của học sinh trong đó một số phòng được trang bị màn hình để thuận lợi cho việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
2/Thuận lợi, khó khăn
2.1 Thuận lợi
- Giáo viên có trình độ chuyên môn lâu năm, có tâm quyết trong nghề.
- Đội ngũ giáo viên lúc nào cũng đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong đời sống.
- Phần lớn học sinh ngoan ngoãn, có đạo đức tốt, biết vâng lời thầy cô nên cũng rất thuận lợi trong việc giảng dạy
2.2 Khó khăn
- Một số học sinh chưa có ý thức trong học tập nên thường xuyên không soạn bài, không thuộc bài làm ảnh hưởng đến tiết dạy cũng như chất lượng bộ môn.
- Học sinh viết chữ chậm, đọc chậm, tiếp thu bài chậm còn khá nhiều làm mất thời gian đứng lớp, ảnh hưởng đến các bạn trong lớp cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên.
- Học sinh còn thụ động trong tiết học.
- Một vài học học sinh viết chữ không rõ ràng.
III/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo “lối truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất của người học. Một trong những cách học phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo là học qua trải nghiệm. Bởi tâm điểm của mọi sự học là cách chúng ta xử lí những trải nghiệm có được, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm đó. Học thông qua trải nghiệm là một phương pháp học tích cực, thích hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Ngữ văn nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học. Phương pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận chính cho việc học tập lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy , giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các em tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi, phân tích/chiêm nghiệm, cũng như ứng dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới. Thông qua hoạt động trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ trong sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc học trở nên gắn bó với đời sống.
Hoạt động trải nghiệm trước đây đã được biết đến nhưng chủ yếu ở các trường đại học, đó là những chuyến đi thực tế của sinh viên để làm sáng tỏ những kiến thức lí thuyết sinh viên được học. Các nhà trường trong một vài năm gần đây bắt đầu đã chú ý tới học qua trải nghiệm. Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường vẫn còn mang tính hình thức do chưa nắm rõ quy trình của việc học qua trải nghiệm, hiểu đơn giản về hoạt động trải nghiệm trong dạy học nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đi thực tế để rõ hơn các vấn đề mới chỉ được tiếp cận từ sách vở. Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới, việc hình thành và rèn luyện năng lực học tập bộ môn là yêu cầu tất yếu của mỗi môn học ở cấp THCS. Hơn bao giờ hết, các nhà giáo dục tích cực tìm tòi những cách thức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, hình thành và phát
triển ở người học những kĩ năng, năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học sẽ đặt người học – đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập vào những tình huống của đời sống thực tế được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách nghĩ của riêng mình, vừa thông qua làm việc cá nhân, vừa phải làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kĩ năng mới nhằm hình thành và phát triển năng lực của người học.
Bằng phương pháp học qua trải nghiệm, người học sẽ tự giải được những vướn mắt mà mình gặp phải. Ngoài ra, còn rèn luyện và phát triển một số năng lực chung (năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin). Hình thành những phẩm chất trí tuệ có ích trong học tập, công tác và cuộc sống: Tính linh hoạt,tính tích cực, chủ động, sáng tạo, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể
Có thể nói cái thực tế khi dạy trên lớp nếu người giáo viên chỉ cung cấp lượng kiến thức lý thuyết mà không có gì để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề mình nói thì sẽ không gây được sự chú ý từ phía học sinh. Chẳng hạn qua văn bản truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy” dạy theo cách thông thường là sau khi đọc sẽ là phần tóm tắt. Thay vào đó tôi chia nhóm và tự các em hình thành thành một vai diễn trước lớp thì lớp học lại sinh động, hấp dẫn, gây được sự chú ý nhiều hơn. Nó khác hẳn với không khí của tiết dạy bình thường. Hoặc cũng trong tiết này một mặt tôi sẽ cho các em thấy trực tiếp những chiếc bánh chưng, bánh giầy. Mặt khác cho các em thưởng thức bánh thì lại càng hấp dẫn hơn.
Mặc khác theo chương trình GDPT 2018 thì phát triển năng lực học sinh theo 4 kĩ năng: đọc –viết-nói nghe thì việc trải nghiệm của học sinh càng thiết thực và phù hợp
THẦY CÔ TẢI NHÉ!