- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Hệ thống bài tập về nhôm, sắt nhằm phát triển tư duy cho học sinh trường THCS được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Từ trước tới nay, theo phương pháp dạy học truyền thống thì giáo viên truyền đạt kiến thức còn học sinh lĩnh hội. Việc dạy học này chưa phát huy được vai trò của cả người dạy cũng như người học, nó làm cho người học tiếp thu một cách thụ động. Từ đó, không thúc đẩy được tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh và làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, khó lĩnh hội được những nội dung kiến thức mà thày cô giáo truyền đạt.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết nên việc giải bài tập hoá học là hết sức cần thiết đối với học sinh. Tuy nhiên, hiện nay không ít giáo viên khi dạy xong một bài nào đó thì cũng đều yêu cầu các em về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa, cũng như sách bài tập hoá học. Mà hạn chế lớn nhất của hai loại sách này là mới đưa ra được các bài tập, chứ chưa phân dạng cụ thể cũng như đưa ra phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập đó nên khi về nhà đa số các em học sinh đều cảm thấy khó hiểu và không làm được bài.Từ đó, hình thành cho học sinh cảm giác sợ mỗi khi phải đối mặt với môn hoá học. Vậy làm thế nào để giúp cho học sinh yêu thích môn học, phát huy được tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của các em cũng như đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay, nội dung sáng kiến kinh nghiệm " Hệ thống bài tập về nhôm, sắt nhằm phát triển tư duy cho học sinh trường THCS " phần nào đáp ứng thoả mãn được vấn đề đó.
1. Giải pháp cũ
*) Ưu điểm phương pháp cũ:
- Học sinh củng cố được kiến thức lý thuyết về nhôm, sắt, các hợp chất của nhôm và sắt.
*) Nhược điểm:
- Khi xử lý các bài toán về nhôm và sắt học sinh thường chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề nên không làm được hoặc làm bài rườm rà, phức tạp mất nhiều thời gian đặc biệt là các bài toán trong các đề thi học sinh giỏi.
- Không phát huy được khả năng tư duy độc lập, hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh.
*) Cần khắc phục các nhược điểm để:
- Giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện, tổng hợp bài tập về nhôm, sắt đặc biệt là HSG.
- Hệ thống các dạng bài toán hoá học tương ứng với mỗi dạng phản ứng, phân tích các sai lầm có thể có của học sinh và đưa ra cách giải hợp lý đơn giản.
- Hình thành kĩ năng tư duy cho học sinh giúp học sinh tự nghiên cứu, thao tác với các dạng bài tập ứng với các phản ứng khác và rút ra cách xét các trường hợp phản ứng dạng tương tự.
2. Giải pháp mới cải tiến
Mỗi một nội dung kiến thức thì cũng đều cần có con đường đi đúng đắn, chính xác, dễ hiểu. Có như vậy thì mới thu hút cũng như giúp cho học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Đối với môn hoá học, nội dung kiến thức phần kim loại, đặc biệt là về nhôm và sắt. Đây là những đơn vị kiến thức vô cùng quan trọng không chỉ ở cấp THCS mà còn ở cả cấp THPT. Vậy làm cách nào để giúp cho học sinh có thể hiểu kĩ, hiểu sâu các nội dung kiến thức này. Bằng những kinh nghiệm giảng dạy của mình chúng tôi đã hệ thống đầy đủ các dạng bài tập về nhôm, sắt. Trong từng dạng chúng tôi cũng đã đưa ra các phương pháp giải cụ thể để học sinh có thể áp dụng một cách dễ dàng hơn. Và mỗi một dạng bài tập chúng tôi cũng đã lồng ghép đầy đủ cả những bài tập cơ bản kết hợp với những bài tập nâng cao nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của từng đối tượng học sinh. Sau khi kết thúc một dạng bài tập thì chúng tôi cũng đã nêu được những tác dụng mà dạng bài tập đó đem lại cho học sinh.
Với cách này thì học sinh hoàn toàn có thể nắm vững những nội dung kiến thức đã đựơc học về kim loại nhôm và sắt. Tuy nhiên, trước khi hệ thống các dạng bài tập thì chúng ta phải hiểu thế nào là bài tập hoá học? Bài tập hoá học đem lại tác dụng gì cho học sinh? Và cách phân loại bài tập hoá học? Trên cơ sở đó thì mới hệ thống đầy đủ được các dạng bài tập.
2.1. Bài tập hoá học
2.1.1. Khái niệm bài tập hoá học
Bài tập hóa học là một dạng bài gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định.
2.1.2. Tác dụng của bài tập hoá học
Bài tập hoá học có những tác dụng sau:
- Giúp cho học sinh hiểu được một cách chính xác các khái niệm hoá học, nắm được bản chất của từng khái niệm đã học.
- Giúp học sinh rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức. Mở rộng kiến thức một cách sinh động phong phú và hấp dẫn.
- Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực.
- Góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn hoá học ở học sinh, giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ hoá học đúng, rèn kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy.
- Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn đa dạng, phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hoá học.
- Phát triển các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, sáng tạo.
- Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh.
- Giáo dục đạo đức, tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học.
2.1.3. Phân loại bài tập hoá học
Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hóa học khác nhau trong các tài liệu giáo khoa. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:
* Bài tập định tính : Phải nắm vững lí thuyết, vận dụng lí thuyết,
các kĩ năng, kĩ xảo thực hành để giải quyết những nội dung đã vạch ra, thường được nêu lên các dạng bài tập sau:
- Viết các phương trình phản ứng, thực hiện chuỗi biến hoá.
- Xét các khả năng phản ứng có thể có.
- Giải thích các hiện tượng xảy ra.
- Nhận biết các chất, tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Điều chế một chất.
* Bài tập định lượng: Phải dùng đến các kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học, công thức, phép tính và kĩ năng tính toán để giải.
2.2. Hệ thống bài tập về nhôm, sắt nhằm phát triển tư duy cho học sinh trường THCS.
2.2.1. Vị trí, cấu trúc, nội dung cơ bản các bài tập về nhôm sắt.
- Nhôm: Bài 18 - sách giáo khoa hoá học 9, gồm tính chất hoá học đặc trưng của kim loại nhôm.
- Sắt: Bài 19 - sách giáo khoa hoá học 9, gồm tính chất hoá học đặc trưng của kim loại sắt.
2.2.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập có lời giải
2.2.2.1. Bài tập định tính
2.2.2.1.1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng, thực hiện chuỗi biến hoá
1. Phương pháp
* Muốn viết được chính xác các phương trình phản ứng, ghi đúng được điều kiện của phản ứng thì đòi hỏi học sinh phải nắm chắc và chính xác tính chất hoá học của nhôm, sắt và các hợp chất của chúng.
* Các bước thực hiện:
- Phân loại các nguyên liệu và sản phẩm ở mỗi mũi tên.
- Chọn phản ứng thích hợp để biến các nguyên liệu thành các sản phẩm.
- Viết đầy đủ các phương trình hóa học (ghi điều kiện nếu có).
* Chú ý :
- Trong sơ đồ: mỗi mũi tên chỉ được viết một phương trình hoá học.
- Trong mỗi sơ đồ thì các chữ cái giống nhau là các chất giống nhau.
2. Bài tập minh hoạ
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau:
a,
(1) (6) (8)
b, Al (2) (4) (5) Al(OH)3
(9) (7) (11)
* Hướng dẫn giải
a, (1) 4Al + 3O2 2Al2O3
(2) Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
(3) AlCl3 + 3NaOH ® Al(OH)3 ¯+ 3NaCl
(4) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
(5)
(6) 2Al + 3Cl2 2AlCl3
b, (1) 4Al + 3O2 2Al2O3
(2) Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
(3) Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O
(4) Al2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 ® 3BaSO4¯ + 2Al(NO3)3
(5) 2Al(NO3)3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 6HNO3
(6) Al2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Al(OH)3¯ + 3Na2SO4
(7) Al(NO3)3 + 3NaOH ® Al(OH)3¯ + 3NaNO3
(8) Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
(9) 2Al + 3Cl2 2AlCl3
(10) AlCl3 + 3AgNO3 ® 3AgCl¯ + Al(NO3)3
(11) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Bài 2. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau:
a,
b, (12)
(1)
Fe (2) (3) (5) (6) (8) (9) (11) (13)
(17)
* Hướng dẫn giải:
a, (1) FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl
(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
(4) 3Fe + 2O2 Fe3O4
b, (1) Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
(2) 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
(3) 2FeCl3 + Fe ® 3FeCl2
(4) FeCl2 + Ag2SO4 ® FeSO4 + 2AgCl¯
(5) 4FeSO4 + O2 + 2H2SO4 ® 2Fe2(SO4)3 + 2H2O
(6) Fe2(SO4)3 + Fe ® 3FeSO4
(7) FeSO4 + Ba(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + BaSO4¯
(8) 4Fe(NO3)2 + O2 + 4HNO3 ® 4Fe(NO3)3 + 2H2O
(9) 2Fe(NO3)3 + Fe ® 3Fe(NO3)2
(10) Fe(NO3)2 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + 2NaNO3
(11) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3¯
(12) 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
(13) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(14) 2FeCl3 + 3Ag2SO4 ® 6AgCl¯ + Fe2(SO4)3
(15) Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 ® 2Fe(NO3)3 + 3BaSO4¯
(16) Fe(NO3)3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaNO3
(17) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Từ trước tới nay, theo phương pháp dạy học truyền thống thì giáo viên truyền đạt kiến thức còn học sinh lĩnh hội. Việc dạy học này chưa phát huy được vai trò của cả người dạy cũng như người học, nó làm cho người học tiếp thu một cách thụ động. Từ đó, không thúc đẩy được tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh và làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, khó lĩnh hội được những nội dung kiến thức mà thày cô giáo truyền đạt.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết nên việc giải bài tập hoá học là hết sức cần thiết đối với học sinh. Tuy nhiên, hiện nay không ít giáo viên khi dạy xong một bài nào đó thì cũng đều yêu cầu các em về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa, cũng như sách bài tập hoá học. Mà hạn chế lớn nhất của hai loại sách này là mới đưa ra được các bài tập, chứ chưa phân dạng cụ thể cũng như đưa ra phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập đó nên khi về nhà đa số các em học sinh đều cảm thấy khó hiểu và không làm được bài.Từ đó, hình thành cho học sinh cảm giác sợ mỗi khi phải đối mặt với môn hoá học. Vậy làm thế nào để giúp cho học sinh yêu thích môn học, phát huy được tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của các em cũng như đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay, nội dung sáng kiến kinh nghiệm " Hệ thống bài tập về nhôm, sắt nhằm phát triển tư duy cho học sinh trường THCS " phần nào đáp ứng thoả mãn được vấn đề đó.
1. Giải pháp cũ
*) Ưu điểm phương pháp cũ:
- Học sinh củng cố được kiến thức lý thuyết về nhôm, sắt, các hợp chất của nhôm và sắt.
*) Nhược điểm:
- Khi xử lý các bài toán về nhôm và sắt học sinh thường chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề nên không làm được hoặc làm bài rườm rà, phức tạp mất nhiều thời gian đặc biệt là các bài toán trong các đề thi học sinh giỏi.
- Không phát huy được khả năng tư duy độc lập, hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh.
*) Cần khắc phục các nhược điểm để:
- Giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện, tổng hợp bài tập về nhôm, sắt đặc biệt là HSG.
- Hệ thống các dạng bài toán hoá học tương ứng với mỗi dạng phản ứng, phân tích các sai lầm có thể có của học sinh và đưa ra cách giải hợp lý đơn giản.
- Hình thành kĩ năng tư duy cho học sinh giúp học sinh tự nghiên cứu, thao tác với các dạng bài tập ứng với các phản ứng khác và rút ra cách xét các trường hợp phản ứng dạng tương tự.
2. Giải pháp mới cải tiến
Mỗi một nội dung kiến thức thì cũng đều cần có con đường đi đúng đắn, chính xác, dễ hiểu. Có như vậy thì mới thu hút cũng như giúp cho học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Đối với môn hoá học, nội dung kiến thức phần kim loại, đặc biệt là về nhôm và sắt. Đây là những đơn vị kiến thức vô cùng quan trọng không chỉ ở cấp THCS mà còn ở cả cấp THPT. Vậy làm cách nào để giúp cho học sinh có thể hiểu kĩ, hiểu sâu các nội dung kiến thức này. Bằng những kinh nghiệm giảng dạy của mình chúng tôi đã hệ thống đầy đủ các dạng bài tập về nhôm, sắt. Trong từng dạng chúng tôi cũng đã đưa ra các phương pháp giải cụ thể để học sinh có thể áp dụng một cách dễ dàng hơn. Và mỗi một dạng bài tập chúng tôi cũng đã lồng ghép đầy đủ cả những bài tập cơ bản kết hợp với những bài tập nâng cao nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của từng đối tượng học sinh. Sau khi kết thúc một dạng bài tập thì chúng tôi cũng đã nêu được những tác dụng mà dạng bài tập đó đem lại cho học sinh.
Với cách này thì học sinh hoàn toàn có thể nắm vững những nội dung kiến thức đã đựơc học về kim loại nhôm và sắt. Tuy nhiên, trước khi hệ thống các dạng bài tập thì chúng ta phải hiểu thế nào là bài tập hoá học? Bài tập hoá học đem lại tác dụng gì cho học sinh? Và cách phân loại bài tập hoá học? Trên cơ sở đó thì mới hệ thống đầy đủ được các dạng bài tập.
2.1. Bài tập hoá học
2.1.1. Khái niệm bài tập hoá học
Bài tập hóa học là một dạng bài gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định.
2.1.2. Tác dụng của bài tập hoá học
Bài tập hoá học có những tác dụng sau:
- Giúp cho học sinh hiểu được một cách chính xác các khái niệm hoá học, nắm được bản chất của từng khái niệm đã học.
- Giúp học sinh rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức. Mở rộng kiến thức một cách sinh động phong phú và hấp dẫn.
- Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực.
- Góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn hoá học ở học sinh, giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ hoá học đúng, rèn kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy.
- Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn đa dạng, phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hoá học.
- Phát triển các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, sáng tạo.
- Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh.
- Giáo dục đạo đức, tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học.
2.1.3. Phân loại bài tập hoá học
Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hóa học khác nhau trong các tài liệu giáo khoa. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:
* Bài tập định tính : Phải nắm vững lí thuyết, vận dụng lí thuyết,
các kĩ năng, kĩ xảo thực hành để giải quyết những nội dung đã vạch ra, thường được nêu lên các dạng bài tập sau:
- Viết các phương trình phản ứng, thực hiện chuỗi biến hoá.
- Xét các khả năng phản ứng có thể có.
- Giải thích các hiện tượng xảy ra.
- Nhận biết các chất, tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Điều chế một chất.
* Bài tập định lượng: Phải dùng đến các kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học, công thức, phép tính và kĩ năng tính toán để giải.
2.2. Hệ thống bài tập về nhôm, sắt nhằm phát triển tư duy cho học sinh trường THCS.
2.2.1. Vị trí, cấu trúc, nội dung cơ bản các bài tập về nhôm sắt.
- Nhôm: Bài 18 - sách giáo khoa hoá học 9, gồm tính chất hoá học đặc trưng của kim loại nhôm.
- Sắt: Bài 19 - sách giáo khoa hoá học 9, gồm tính chất hoá học đặc trưng của kim loại sắt.
2.2.2. Hệ thống câu hỏi và bài tập có lời giải
2.2.2.1. Bài tập định tính
2.2.2.1.1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng, thực hiện chuỗi biến hoá
1. Phương pháp
* Muốn viết được chính xác các phương trình phản ứng, ghi đúng được điều kiện của phản ứng thì đòi hỏi học sinh phải nắm chắc và chính xác tính chất hoá học của nhôm, sắt và các hợp chất của chúng.
* Các bước thực hiện:
- Phân loại các nguyên liệu và sản phẩm ở mỗi mũi tên.
- Chọn phản ứng thích hợp để biến các nguyên liệu thành các sản phẩm.
- Viết đầy đủ các phương trình hóa học (ghi điều kiện nếu có).
* Chú ý :
- Trong sơ đồ: mỗi mũi tên chỉ được viết một phương trình hoá học.
- Trong mỗi sơ đồ thì các chữ cái giống nhau là các chất giống nhau.
2. Bài tập minh hoạ
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau:
a,
(1) (6) (8)
b, Al (2) (4) (5) Al(OH)3
(9) (7) (11)
* Hướng dẫn giải
a, (1) 4Al + 3O2 2Al2O3
(2) Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
(3) AlCl3 + 3NaOH ® Al(OH)3 ¯+ 3NaCl
(4) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
(5)
(6) 2Al + 3Cl2 2AlCl3
b, (1) 4Al + 3O2 2Al2O3
(2) Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O
(3) Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O
(4) Al2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 ® 3BaSO4¯ + 2Al(NO3)3
(5) 2Al(NO3)3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 6HNO3
(6) Al2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Al(OH)3¯ + 3Na2SO4
(7) Al(NO3)3 + 3NaOH ® Al(OH)3¯ + 3NaNO3
(8) Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
(9) 2Al + 3Cl2 2AlCl3
(10) AlCl3 + 3AgNO3 ® 3AgCl¯ + Al(NO3)3
(11) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Bài 2. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau:
a,
b, (12)
(1)
Fe (2) (3) (5) (6) (8) (9) (11) (13)
(17)
* Hướng dẫn giải:
a, (1) FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl
(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
(4) 3Fe + 2O2 Fe3O4
b, (1) Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
(2) 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
(3) 2FeCl3 + Fe ® 3FeCl2
(4) FeCl2 + Ag2SO4 ® FeSO4 + 2AgCl¯
(5) 4FeSO4 + O2 + 2H2SO4 ® 2Fe2(SO4)3 + 2H2O
(6) Fe2(SO4)3 + Fe ® 3FeSO4
(7) FeSO4 + Ba(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + BaSO4¯
(8) 4Fe(NO3)2 + O2 + 4HNO3 ® 4Fe(NO3)3 + 2H2O
(9) 2Fe(NO3)3 + Fe ® 3Fe(NO3)2
(10) Fe(NO3)2 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + 2NaNO3
(11) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3¯
(12) 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
(13) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(14) 2FeCl3 + 3Ag2SO4 ® 6AgCl¯ + Fe2(SO4)3
(15) Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 ® 2Fe(NO3)3 + 3BaSO4¯
(16) Fe(NO3)3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaNO3
(17) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
THẦY CÔ TẢI NHÉ!