- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS năm 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 37 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến. Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng khẳng định mình về năng lực và nhất là phải có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”. Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp về hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, ... Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít,
buồn nhiều, thành công cũng có thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, …
Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là học sinh chưa tích cực trong học tập, thiếu đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra.
Thực tế là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và làm cho lớp chủ nhiệm có những thành tích đáng tự hào. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của bản thân tôi.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Trong quá trình nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn đặt ra mục tiêu là: Làm thế nào để hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trường giao phó? Do đó, với vai trò là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS, tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm học qua.
Mục đích của đề tài là giúp chúng ta có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tích
nhất định.
Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh Trường THCS trên địa bàn huyện Krông Búk nói chung, trường THCS Ngô Gia Tự nói riêng.
Trường Ngô Gia Tự nằm trên địa bàn Xã Cư Pơng - Huyện Krông Búk. Trường được thành lập từ năm 2004. Hiện tại trường đang có 16 lớp học với hơn 600 học sinh.
Các phương pháp đã vận dụng trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS Ngô Gia Tự năm học 2017-2018 lớp 9c; 2018-2019 lớp 7a; 2019-2020 lớp 9a;
2020 -2021 lớp 7a; 2021-2022 lớp 9b; 2022-2023 lớp 6a4.
Một số định hướng, cải tiến mới trong công tác chủ nhiệm phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường. Nhu cầu mới về thành tích và hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian tiến hành và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2017-2023 đến nay cũng được vận dụng 6 năm liên tục.
- Địa điểm: Trường THCS Ngô Gia Tự huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk
- Đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm lớp THCS nói chung và trường Ngô Gia Tự nói riêng.
Quá trình vận dụng nhiều kinh nghiệm, nhiều giải pháp làm công tác chủ nhiệm lớp của tôi tại trường THCS Ngô Gia Tự huyện huyện Krông Búk tỉnh Đăk Lăk từ năm học 2017-2018; 2018-2019; 2019- 2020; 2020 -2021; 2021 -2022; 2022-2023
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đặt vấn đề.
Phương pháp liên hệ thực tế.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
I. Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến. Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng khẳng định mình về năng lực và nhất là phải có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”. Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp về hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, ... Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít,
buồn nhiều, thành công cũng có thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, …
Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là học sinh chưa tích cực trong học tập, thiếu đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra.
Thực tế là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và làm cho lớp chủ nhiệm có những thành tích đáng tự hào. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp của bản thân tôi.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Trong quá trình nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn đặt ra mục tiêu là: Làm thế nào để hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trường giao phó? Do đó, với vai trò là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS, tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm học qua.
Mục đích của đề tài là giúp chúng ta có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tích
nhất định.
Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh Trường THCS trên địa bàn huyện Krông Búk nói chung, trường THCS Ngô Gia Tự nói riêng.
Trường Ngô Gia Tự nằm trên địa bàn Xã Cư Pơng - Huyện Krông Búk. Trường được thành lập từ năm 2004. Hiện tại trường đang có 16 lớp học với hơn 600 học sinh.
Các phương pháp đã vận dụng trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS Ngô Gia Tự năm học 2017-2018 lớp 9c; 2018-2019 lớp 7a; 2019-2020 lớp 9a;
2020 -2021 lớp 7a; 2021-2022 lớp 9b; 2022-2023 lớp 6a4.
Một số định hướng, cải tiến mới trong công tác chủ nhiệm phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường. Nhu cầu mới về thành tích và hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian tiến hành và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2017-2023 đến nay cũng được vận dụng 6 năm liên tục.
- Địa điểm: Trường THCS Ngô Gia Tự huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk
- Đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm lớp THCS nói chung và trường Ngô Gia Tự nói riêng.
Quá trình vận dụng nhiều kinh nghiệm, nhiều giải pháp làm công tác chủ nhiệm lớp của tôi tại trường THCS Ngô Gia Tự huyện huyện Krông Búk tỉnh Đăk Lăk từ năm học 2017-2018; 2018-2019; 2019- 2020; 2020 -2021; 2021 -2022; 2022-2023
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đặt vấn đề.
Phương pháp liên hệ thực tế.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!