- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 9: Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Lịch sử lớp 9 được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC..
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3
III- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3
VI-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3
V- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 3
PHẦN II. NỘI DUNG.. 4
I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 4
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 5
1. Về phía giáo viên: 5
2. Về phía học sinh. 5
III- MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐÃ VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ.. 6
1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử. 6
2. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử : 6
3. Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả. 7
IV – HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.. 14
PHẦN III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
I. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN. 15
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM... 15
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Lời dạy của Người đã nêu nhiệm vụ cho mỗi người dân Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng đó là biết để tường tận, hiểu cặn kẽ, hiểu “gốc tích” để hiểu hiện tại lịch sử dân tộc.
Trong quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) (dự kiến thực hiện từ năm học 2021 – 2022 ở cấp THCS) cũng xác định Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Thông qua kiến thức và những bài học lịch sử sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước.
Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập. Năm học 2018 – 2019, Sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội cũng đã chọn môn Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kì thi tuyển học sinh vào lớp 10 công lập (cùng các môn Toán – Văn – Ngoại ngữ). Mặc dù vậy chúng ta phải nhìn nhận thực tế hiện nay việc dạy – học môn Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạy học bằng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa, còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà thầy cô đọc cho chép. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho học sinh chưa hình thành cho học sinh những năng lực và phẩm chất cụ thể. Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, nhiều em vẫn cho rằng học môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử. Vì vậy việc đổi mới trong đó có đổi mới các phương pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) là rất cấp bách.
Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học chuẩn bị cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. Và đối với bộ môn Lịch sử, việc sử dụng các đồ dùng trực quan hiệu quả như: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm hỗ trợ vào giảng dạy, tranh ảnh, lược đồ ... là một việc làm rất cần thiết để xây dựng những năng lực cốt lõi và phẩm chất cho học sinh. Xuất phát từ thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, của giáo viên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : " Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Lịch sử lớp 9".
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
Một trong những đặc trưng của bộ môn Lịch sử theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) là truyền cảm hứng cho học sinh khám phá lịch sử đất nước, khu vực và thế giới; giúp học sinh có khả năng và ý thức tự học lịch sử suốt đời; giúp học sinh tìm tòi khám phá lịch sử thế giới để kết nối và lí giải những vấn đề của cộc sống hiện tại. Trên nền tảng đó, môn Lịch sử hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị ttruyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phẩm chất công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vì vậy người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục. Bởi dạy học bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan rất phong phú, đa dạng và sinh động như: hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình...do đó người thầy phải giúp học sinh khai thác các nội dung kiến thức phù hợp. Từ đó các em có được sự hứng thú trong học tập và phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, hình thành các phẩm chất và bồi dưỡng phẩm chất thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.... Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử sẽ tạo hứng thú hơn cho học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu một số vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài: tìm hiểu chức năng, phương pháp, vị trí, nhiệm vụ của bộ môn, thái độ tư tưởng của học sinh đối với bộ môn…
Đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất người học khi sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC..
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3
III- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3
VI-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3
V- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 3
PHẦN II. NỘI DUNG.. 4
I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 4
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 5
1. Về phía giáo viên: 5
2. Về phía học sinh. 5
III- MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐÃ VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ.. 6
1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử. 6
2. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử : 6
3. Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả. 7
IV – HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.. 14
PHẦN III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
I. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN. 15
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM... 15
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
( Hồ Chí Minh toàn tập- tập 3- NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1996 )
Lời dạy của Người đã nêu nhiệm vụ cho mỗi người dân Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng đó là biết để tường tận, hiểu cặn kẽ, hiểu “gốc tích” để hiểu hiện tại lịch sử dân tộc.
Trong quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) (dự kiến thực hiện từ năm học 2021 – 2022 ở cấp THCS) cũng xác định Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Thông qua kiến thức và những bài học lịch sử sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước.
Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập. Năm học 2018 – 2019, Sở giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội cũng đã chọn môn Lịch sử là môn thi thứ 4 trong kì thi tuyển học sinh vào lớp 10 công lập (cùng các môn Toán – Văn – Ngoại ngữ). Mặc dù vậy chúng ta phải nhìn nhận thực tế hiện nay việc dạy – học môn Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạy học bằng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa, còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà thầy cô đọc cho chép. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho học sinh chưa hình thành cho học sinh những năng lực và phẩm chất cụ thể. Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, nhiều em vẫn cho rằng học môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử. Vì vậy việc đổi mới trong đó có đổi mới các phương pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) là rất cấp bách.
Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học chuẩn bị cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh. Và đối với bộ môn Lịch sử, việc sử dụng các đồ dùng trực quan hiệu quả như: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm hỗ trợ vào giảng dạy, tranh ảnh, lược đồ ... là một việc làm rất cần thiết để xây dựng những năng lực cốt lõi và phẩm chất cho học sinh. Xuất phát từ thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, của giáo viên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : " Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Lịch sử lớp 9".
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
Một trong những đặc trưng của bộ môn Lịch sử theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) là truyền cảm hứng cho học sinh khám phá lịch sử đất nước, khu vực và thế giới; giúp học sinh có khả năng và ý thức tự học lịch sử suốt đời; giúp học sinh tìm tòi khám phá lịch sử thế giới để kết nối và lí giải những vấn đề của cộc sống hiện tại. Trên nền tảng đó, môn Lịch sử hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị ttruyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phẩm chất công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vì vậy người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục. Bởi dạy học bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan rất phong phú, đa dạng và sinh động như: hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình...do đó người thầy phải giúp học sinh khai thác các nội dung kiến thức phù hợp. Từ đó các em có được sự hứng thú trong học tập và phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, hình thành các phẩm chất và bồi dưỡng phẩm chất thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.... Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử sẽ tạo hứng thú hơn cho học sinh trong học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu một số vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài: tìm hiểu chức năng, phương pháp, vị trí, nhiệm vụ của bộ môn, thái độ tư tưởng của học sinh đối với bộ môn…
Đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất người học khi sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!