- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỊCH SỬ THCS: Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tôi ghi tên dưới đây:
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường
Email: Số điện thoại:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
+ Sáng kiến được áp dụng ở lĩnh vực bộ môn Lịch sử
+ Sáng kiến đưa ra những biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trung học cơ sở.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là giáo viên đã công tác được gần 10 năm trong ngành, trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm lí coi môn Lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Mặt khác, chương trình môn Lịch sử vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành Lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn - Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao.
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập.
Đầu năm học 2017 – 2018, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi có làm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 303 học sinh các lớp 6,7,8,9 Trường như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em:
Kết qủa thu được như sau:
Câu 1: 163 học sinh chọn đúng, 140 học sinh chọn sai
Câu 2: 158 học sinh chọn đúng, 145 học sinh chọn sai
Câu 3: 150 học sinh chọn đúng, 153 học sinh chọn sai
Câu 4: 202 học sinh chọn đúng, 101 học sinh chọn sai
Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm tôi có thể kết luận: Đa số học sinh vẫn coi Lịch sử là môn khô khan, dài dòng và chỉ cần học thuộc lòng những gì mà thầy cô cho ghi là được.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn Lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.
Từ những thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy lịch sử bằng cách “sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” để các em hứng thú và dễ ghi nhớ hơn, từ đó các em không lãng quên lịch sử.
4.2. Các giải pháp
Trước đây người ta cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân”, còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học bổ trợ cho sử học, ngược lại sử học bổ trợ cho văn học. Do đó, nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử thì hiệu quả dạy học lịch sử sẽ được nâng lên.
Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở có vai trò to lớn:
Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú của học sinh.
Trong việc dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở tuỳ vào nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài liệu văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử; tiểu thuyết lịch sử; hồi kí cách mạng... Mỗi loại lại có ý nghĩa khoa học riêng, do đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng; với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị lịch sử.
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Yêu cầu đối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường, giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng ngữ liệu văn học, giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Nói tóm lại, việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy, thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường trung học cơ sở.
Để sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, có thể tiến hành theo những giải pháp sau:
4.2.1. Giải Pháp thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Ở Bài 14 (Lịch sử 9): Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất. (Mục II: Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục).
Khi giảng về các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh để minh họa cho sự kiện đang học, qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta, chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”
Giáo viên giảng, học sinh cảm thụ: Đây là dẫn chứng, chứng tỏ chính sách cai trị thâm độc và dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “Khai phá văn minh” của mẫu quốc Pháp.
Hay ở Bài 16 (Lịch sử 9): Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925. Khi giảng đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê-nin (7/1920) và người đã tìm thấy con đường cứu nước, giáo viên minh họa bằng đoạn thơ trong bài “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên:
Giáo viên bình nhanh đoạn thơ trên để khắc sâu sự kiện quan trọng này: Khổ thơ trên biểu đạt rõ nét tâm trạng của Người khi gặp được con đường lý tưởng cách mạng mà bấy lâu Bác tìm kiếm, Người vô cùng hạnh phúc bởi con đường đấu tranh cách mạng chân chính đó là con đường duy nhất để đưa dân tộc Việt Nam đi qua đêm trường nô lệ, đến tương lai tươi sáng. Đó là con đường do đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức, cường quyền, đem lại ruộng cày cho dân nghèo, đem lại tự do, độc lập cho dân tộc.
Ở Bài 19 (Lịch sử 9). Mục II: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” để nói về khí thế cách mạng hừng hực tại nhiều huyện ở Hà Tĩnh:
Giáo viên giảng cho học sinh thấy được vai trò quần chúng trong việc làm nên lịch sử, củng cố nhận thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dân tộc.
Ở Bài 23 (Lịch sử 9): Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố). Trong mục này, sau khi trình bầy về sự kiện Đại hội Quốc dân được tiến hành tại Tân Trào ngày 16/8, tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa và thông qua mười chính sách của Việt Minh, giáo viên trích đoạn:
Bản diễn ca này giúp cho học sinh dễ nhớ các chính sách của Mặt trận Việt Minh.
Hay ở Mục III: Giành chính quyền trong cả nước. Sự kiện Bác đọc tuyên ngôn độc lập. Giáo viên dẫn bài “Sáng mồng hai tháng chín” của Tố Hữu:
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi dành cho Hồ Chủ tịch; khắc họa hình tượng Bác Hồ vĩ đại, làm cho các em nhớ mãi không quên ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ở Bài 26 (Lịch sử 9): Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953). (Mục I: Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950). Khi giảng về những chuẩn bị của ta cho chiến dịch, giáo viên dẫn cho học sinh bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ:
Ảnh Bác tại chiến khu Việt Bắc (Nguồn Internet)
Qua bài thơ này giáo viên bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu, kính trọng Bác, các em hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ của Người trong công cuộc dẫn dắt dân tộc ta chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng, từ đó thôi thúc các em ra sức học tập và rèn luyện nên người...
Bài 29 (Lịch sử 9). Phần IV - Mục 2: Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ với 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng…) Giáo viên dẫn đoạn thơ trong bài “Việt Nam máu và hoa” của Tố Hữu:
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM!
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Đồng Hỷ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Tôi ghi tên dưới đây:
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến |
| | | | | | |
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường
Email: Số điện thoại:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
+ Sáng kiến được áp dụng ở lĩnh vực bộ môn Lịch sử
+ Sáng kiến đưa ra những biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trung học cơ sở.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2018
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là giáo viên đã công tác được gần 10 năm trong ngành, trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm lí coi môn Lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng. Mặt khác, chương trình môn Lịch sử vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chính quy chuyên ngành Lịch sử chỉ có ở bậc đại học còn ở bậc cao đẳng thì đào tạo môn kép như: Sử - Giáo dục công dân, Sử - Địa, Văn - Sử… đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao.
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập.
Đầu năm học 2017 – 2018, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi có làm một bài tập trắc nghiệm để tìm hiểu động cơ và thái độ học tập của 303 học sinh các lớp 6,7,8,9 Trường như sau:
Hãy chọn phương án mà em cho là phù hợp với bản thân em:
STT | Phương án | Đúng | Sai |
1 | Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng | ||
2 | Môn Lịch sử rất khô khan và quá dài | ||
3 | Học Lịch sử rất thú vị vì nó giúp em tìm hiểu được lịch sử loài người và lịch sử dân tộc | ||
4 | Học Lịch sử chỉ cần học những gì thầy cô cho ghi, không cần phải tìm tòi thêm |
Câu 1: 163 học sinh chọn đúng, 140 học sinh chọn sai
Câu 2: 158 học sinh chọn đúng, 145 học sinh chọn sai
Câu 3: 150 học sinh chọn đúng, 153 học sinh chọn sai
Câu 4: 202 học sinh chọn đúng, 101 học sinh chọn sai
Qua kết quả thu được từ bài tập trắc nghiệm tôi có thể kết luận: Đa số học sinh vẫn coi Lịch sử là môn khô khan, dài dòng và chỉ cần học thuộc lòng những gì mà thầy cô cho ghi là được.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn Lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.
Từ những thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy lịch sử bằng cách “sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” để các em hứng thú và dễ ghi nhớ hơn, từ đó các em không lãng quên lịch sử.
4.2. Các giải pháp
Trước đây người ta cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân”, còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học bổ trợ cho sử học, ngược lại sử học bổ trợ cho văn học. Do đó, nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố văn học trong dạy học lịch sử thì hiệu quả dạy học lịch sử sẽ được nâng lên.
Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở có vai trò to lớn:
Trước hết, các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú của học sinh.
Trong việc dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở tuỳ vào nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài liệu văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử; tiểu thuyết lịch sử; hồi kí cách mạng... Mỗi loại lại có ý nghĩa khoa học riêng, do đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng; với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
Sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị lịch sử.
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Yêu cầu đối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường, giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng ngữ liệu văn học, giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Nói tóm lại, việc sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy, thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường trung học cơ sở.
Để sử dụng ngữ liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, có thể tiến hành theo những giải pháp sau:
4.2.1. Giải Pháp thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Ở Bài 14 (Lịch sử 9): Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất. (Mục II: Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục).
Khi giảng về các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh để minh họa cho sự kiện đang học, qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta, chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Giáo viên giảng, học sinh cảm thụ: Đây là dẫn chứng, chứng tỏ chính sách cai trị thâm độc và dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, bác bỏ luận điệu “Khai phá văn minh” của mẫu quốc Pháp.
Hay ở Bài 16 (Lịch sử 9): Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925. Khi giảng đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê-nin (7/1920) và người đã tìm thấy con đường cứu nước, giáo viên minh họa bằng đoạn thơ trong bài “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên:
“…Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi”
Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”
(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)
Giáo viên bình nhanh đoạn thơ trên để khắc sâu sự kiện quan trọng này: Khổ thơ trên biểu đạt rõ nét tâm trạng của Người khi gặp được con đường lý tưởng cách mạng mà bấy lâu Bác tìm kiếm, Người vô cùng hạnh phúc bởi con đường đấu tranh cách mạng chân chính đó là con đường duy nhất để đưa dân tộc Việt Nam đi qua đêm trường nô lệ, đến tương lai tươi sáng. Đó là con đường do đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức, cường quyền, đem lại ruộng cày cho dân nghèo, đem lại tự do, độc lập cho dân tộc.
Ở Bài 19 (Lịch sử 9). Mục II: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” để nói về khí thế cách mạng hừng hực tại nhiều huyện ở Hà Tĩnh:
“... Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi...”
Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi...”
(Bài ca cách mạng)
Giáo viên giảng cho học sinh thấy được vai trò quần chúng trong việc làm nên lịch sử, củng cố nhận thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dân tộc.
Ở Bài 23 (Lịch sử 9): Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố). Trong mục này, sau khi trình bầy về sự kiện Đại hội Quốc dân được tiến hành tại Tân Trào ngày 16/8, tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa và thông qua mười chính sách của Việt Minh, giáo viên trích đoạn:
“...Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền.
Nào là những kẻ chức viên,
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng.
Binh lính giữ nước có công,
Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu.
Thanh niên có trường học nhiều,
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho.
Đàn bà cũng được tự do,
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền.
Người tàn tật, kẻ lão niên,
Đều do chính phủ cất tiền ăn cho…”.
Nào là những kẻ chức viên,
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng.
Binh lính giữ nước có công,
Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu.
Thanh niên có trường học nhiều,
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho.
Đàn bà cũng được tự do,
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền.
Người tàn tật, kẻ lão niên,
Đều do chính phủ cất tiền ăn cho…”.
(Hồ Chí Minh, Mười chính sách của Việt Minh)
Bản diễn ca này giúp cho học sinh dễ nhớ các chính sách của Mặt trận Việt Minh.
Hay ở Mục III: Giành chính quyền trong cả nước. Sự kiện Bác đọc tuyên ngôn độc lập. Giáo viên dẫn bài “Sáng mồng hai tháng chín” của Tố Hữu:
“Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!”
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!”
(Tố Hữu, Sáng mồng hai tháng chín)
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, giáo dục cho học sinh tình cảm thân thương, gần gũi dành cho Hồ Chủ tịch; khắc họa hình tượng Bác Hồ vĩ đại, làm cho các em nhớ mãi không quên ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ở Bài 26 (Lịch sử 9): Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953). (Mục I: Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950). Khi giảng về những chuẩn bị của ta cho chiến dịch, giáo viên dẫn cho học sinh bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ...”
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ...”
(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
Ảnh Bác tại chiến khu Việt Bắc (Nguồn Internet)
Qua bài thơ này giáo viên bồi dưỡng cho học sinh lòng thương yêu, kính trọng Bác, các em hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ của Người trong công cuộc dẫn dắt dân tộc ta chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng, từ đó thôi thúc các em ra sức học tập và rèn luyện nên người...
Bài 29 (Lịch sử 9). Phần IV - Mục 2: Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ với 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng…) Giáo viên dẫn đoạn thơ trong bài “Việt Nam máu và hoa” của Tố Hữu:
“Chúng muốn biến ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm…
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ”
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm…
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ”
(Tố Hữu, Việt Nam máu và hoa)
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM!