- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 1 CHƯƠNG TRÌNH MỚI 2021 - 2022 : Một số biện pháp để rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 1
Theo cuốn Trẻ em Việt Nam - Hồ Chí Minh, 1942 đã từng viết: “Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập.” Vì vậy, giáo dục luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em rất được coi trọng. Đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn bởi trẻ em là tương lai của đất nước, việc đầu tư cho giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu.
Lần đầu tiên cắp sách đến trường với bao bỡ ngỡ, chắc chắn rằng cả cha mẹ, thầy cô cũng như chính bản thân mình, các em đều rất mong mình học được nhiều, biết được nhiều, bởi vì:
Dù người lớn chúng ta mong mỏi ở trẻ những điều hết sức sơ đẳng:
Nhưng những cái “biết” ấy luôn phải nằm trong khuôn khổ được xã hội cho phép. Tất cả chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống, trẻ em lại càng không thể.
Năm học 2019 - 2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1. Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp nói riêng: lớp học đa số học sinh đã qua mẫu giáo, song các em chưa quen với nền nếp của lớp 1; ý thức tự giác chưa cao; một số gia đình chưa thực sự quan tâm dẫn đến các em chưa xây dựng - chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật, còn rất tự do.
Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1, tôi nhận thấy đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền tảng, là tiền đề cho tất cả các cấp học. Nếu các em được học tập và rèn luyện theo một nền nếp thì sẽ là cơ sở tốt cho việc học tập và rèn luyện ở các lớp trên và các cấp học khác. Nhưng thực tế không được như vậy, bởi không phải học sinh lớp 1 nào cũng có một nền nếp học tập tốt. Các em mới từ mẫu giáo lên, làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ. Tất cả đều bỡ ngỡ. Các em xem cô như người mẹ thứ hai, tất cả mọi cử chỉ, hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờ hết, rất cần giáo viên uốn nắn theo chuẩn mực.
Biết bao câu hỏi cứ quanh quẩn trong tôi: phải làm sao để ngay từ đầu, các em được rèn nền nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả để tạo tiền đề, để làm cơ sở vững chắc cho cả một quá trình học tập lâu dài sau này?
Chính vì vậy, với mong muốn nâng cao nền nếp học tập của lớp chủ nhiệm nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, tôi đã tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu: “Một số biện pháp để rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 1”.
1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cở sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ, các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách, trách nhiệm công dân.
Như vậy, trường học là nơi trẻ em được hình thành và phát triển nhân cách toàn diện nhất. Ở trường, các em được đón nhận sự quan tâm, dạy bảo của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em không chỉ được học các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia nhiều hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Có thể nói, trường học là vườn ươm cho những tài năng tương lai của đất nước. Muốn nâng cao chất lượng toàn diện ở trường tiểu học thì mọi kỉ cương, nền nếp phải chặt chẽ, nghiêm túc. Các hoạt động trong nhà trường phải đồng bộ, tạo nên bộ máy nhịp nhàng, đều tay, tạo những phong trào thi đua trong nhà trường thực sự có hiệu quả và chất lượng cao.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo cuốn Trẻ em Việt Nam - Hồ Chí Minh, 1942 đã từng viết: “Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập.” Vì vậy, giáo dục luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em rất được coi trọng. Đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn bởi trẻ em là tương lai của đất nước, việc đầu tư cho giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu.
Lần đầu tiên cắp sách đến trường với bao bỡ ngỡ, chắc chắn rằng cả cha mẹ, thầy cô cũng như chính bản thân mình, các em đều rất mong mình học được nhiều, biết được nhiều, bởi vì:
“Cái tháp cao nào cũng xây từ mặt đất”
Dù người lớn chúng ta mong mỏi ở trẻ những điều hết sức sơ đẳng:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Nhưng những cái “biết” ấy luôn phải nằm trong khuôn khổ được xã hội cho phép. Tất cả chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống, trẻ em lại càng không thể.
Năm học 2019 - 2020, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1. Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp nói riêng: lớp học đa số học sinh đã qua mẫu giáo, song các em chưa quen với nền nếp của lớp 1; ý thức tự giác chưa cao; một số gia đình chưa thực sự quan tâm dẫn đến các em chưa xây dựng - chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật, còn rất tự do.
Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1, tôi nhận thấy đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền tảng, là tiền đề cho tất cả các cấp học. Nếu các em được học tập và rèn luyện theo một nền nếp thì sẽ là cơ sở tốt cho việc học tập và rèn luyện ở các lớp trên và các cấp học khác. Nhưng thực tế không được như vậy, bởi không phải học sinh lớp 1 nào cũng có một nền nếp học tập tốt. Các em mới từ mẫu giáo lên, làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ. Tất cả đều bỡ ngỡ. Các em xem cô như người mẹ thứ hai, tất cả mọi cử chỉ, hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờ hết, rất cần giáo viên uốn nắn theo chuẩn mực.
Biết bao câu hỏi cứ quanh quẩn trong tôi: phải làm sao để ngay từ đầu, các em được rèn nền nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả để tạo tiền đề, để làm cơ sở vững chắc cho cả một quá trình học tập lâu dài sau này?
Chính vì vậy, với mong muốn nâng cao nền nếp học tập của lớp chủ nhiệm nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, tôi đã tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu: “Một số biện pháp để rèn nền nếp học tập cho học sinh lớp 1”.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cở sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ, các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách, trách nhiệm công dân.
Như vậy, trường học là nơi trẻ em được hình thành và phát triển nhân cách toàn diện nhất. Ở trường, các em được đón nhận sự quan tâm, dạy bảo của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em không chỉ được học các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia nhiều hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Có thể nói, trường học là vườn ươm cho những tài năng tương lai của đất nước. Muốn nâng cao chất lượng toàn diện ở trường tiểu học thì mọi kỉ cương, nền nếp phải chặt chẽ, nghiêm túc. Các hoạt động trong nhà trường phải đồng bộ, tạo nên bộ máy nhịp nhàng, đều tay, tạo những phong trào thi đua trong nhà trường thực sự có hiệu quả và chất lượng cao.