- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 hay nhất NĂM 2021 - 2022: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học.
Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học
Luật Giáo dục của Nhà nước ta quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Vì vậy, để giúp các em có kĩ năng quan sát, thực hành tốt, tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động học tập thì người giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các thầy cô giáo phải động viên, khuyến khích các em phát huy hết khả năng của mình một cách chủ động, tích cực :”Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” (Ngạn ngữ Nga).
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học.
Khi có hứng thú nhận thức, người học sẽ hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào đối tượng nhận thức, từ đó làm cho quá trình quan sát của người học trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý bền vững hơn, ghi nhớ nhanh và chính xác, tư duy tích cực, tưởng tượng phong phú hơn. Người học sẽ trở nên tích cực, độc lập và đầy sáng tạo trong hoạt động học tập của mình. Đồng thời trong quá trình đó nhân cách của người học cũng có điều kiện phát triển và hoàn thiện.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên cần có khả năng hiểu biết về nhiều phương diện của kiến thức, phải có khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách có hiệu quả. Phải tận tâm với nghề, thân mật, gần gũi giúp đỡ học sinh, thúc đẩy tinh thần học tập hăng say đồng thời không ngừng đổi mới, bổ sung, cải tiến và hoàn thiện phương pháp giảng dạy để thích ứng với một nền giáo dục đang thay đổi.
Trong thực tế, học sinh bậc Tiểu học chưa được khơi gợi nhiều về sự hứng thú học tập, các em chủ yếu còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Bản thân là một giáo viên Tiểu học, qua học tập nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân, tôi thực sự quan tâm và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học”.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.
Vai trò của hứng thú đặc biệt quan trọng trong nhà trường, nhất là hứng thú tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng cho học sinh là mục đích gần của người giáo viên. Muốn cho các em học tập tốt, thành công trong học tập, muốn phát triển nang lực, phát triển trí tuệ cho các em (hay nói cách khác muốn đạt được mục đích giáo dục và giáo dưỡng trong nhà trường) thì trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú nhận thức cho các em.
Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Tiểu học
Luật Giáo dục của Nhà nước ta quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Vì vậy, để giúp các em có kĩ năng quan sát, thực hành tốt, tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động học tập thì người giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các thầy cô giáo phải động viên, khuyến khích các em phát huy hết khả năng của mình một cách chủ động, tích cực :”Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” (Ngạn ngữ Nga).
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học.
Khi có hứng thú nhận thức, người học sẽ hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào đối tượng nhận thức, từ đó làm cho quá trình quan sát của người học trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý bền vững hơn, ghi nhớ nhanh và chính xác, tư duy tích cực, tưởng tượng phong phú hơn. Người học sẽ trở nên tích cực, độc lập và đầy sáng tạo trong hoạt động học tập của mình. Đồng thời trong quá trình đó nhân cách của người học cũng có điều kiện phát triển và hoàn thiện.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên cần có khả năng hiểu biết về nhiều phương diện của kiến thức, phải có khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách có hiệu quả. Phải tận tâm với nghề, thân mật, gần gũi giúp đỡ học sinh, thúc đẩy tinh thần học tập hăng say đồng thời không ngừng đổi mới, bổ sung, cải tiến và hoàn thiện phương pháp giảng dạy để thích ứng với một nền giáo dục đang thay đổi.
Trong thực tế, học sinh bậc Tiểu học chưa được khơi gợi nhiều về sự hứng thú học tập, các em chủ yếu còn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Bản thân là một giáo viên Tiểu học, qua học tập nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân, tôi thực sự quan tâm và lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học”.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.
Vai trò của hứng thú đặc biệt quan trọng trong nhà trường, nhất là hứng thú tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng cho học sinh là mục đích gần của người giáo viên. Muốn cho các em học tập tốt, thành công trong học tập, muốn phát triển nang lực, phát triển trí tuệ cho các em (hay nói cách khác muốn đạt được mục đích giáo dục và giáo dưỡng trong nhà trường) thì trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú nhận thức cho các em.