- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tập đọc: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
1. Lý do chọn các biện pháp:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ cố gắng tiến đến mục tiêu “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước. Không những kinh tế công nghiệp cần thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà kinh tế tri thức cũng phải phát triển. Vì vậy Giáo dục và Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của nhân tố, tính cách, đạo đức và tri thức con người, là trung tâm của sự phát triển đất nước. Thực tế qua nhiều năm đổi mới, đời sống của nhân dân từng bước đi lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó cũng còn một bộ phận không nhỏ người dân gặp nhiều khó khăn về việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản mà cụ thể là những kỹ năng như: đọc, viết, nghe, nói, tính toán cũng như những nhu cầu hoàn thành tốt chương trình Tiểu học là vô cùng quan trọng, đó là nền tảng cho các cấp học sau và đó cũng là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đất nước.
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu không biết đọc thì con người khó có thể tiếp thu được nền văn minh của nhân loại. Vì thế đọc là khâu rất quan trọng, có vị trí đặc biệt trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Khi học sinh đọc đúng, đọc hay các em sẽ thích đọc, từ đó các em tích lũy cho mình một vốn từ ngữ. Vốn đó sẽ được nâng dần và làm phong phú khi học lên các lớp trên.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong thơ và văn xuôi. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh lớp Một.”
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn các biện pháp:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ cố gắng tiến đến mục tiêu “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước. Không những kinh tế công nghiệp cần thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà kinh tế tri thức cũng phải phát triển. Vì vậy Giáo dục và Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu của nhân tố, tính cách, đạo đức và tri thức con người, là trung tâm của sự phát triển đất nước. Thực tế qua nhiều năm đổi mới, đời sống của nhân dân từng bước đi lên một cách đáng kể. Bên cạnh đó cũng còn một bộ phận không nhỏ người dân gặp nhiều khó khăn về việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản mà cụ thể là những kỹ năng như: đọc, viết, nghe, nói, tính toán cũng như những nhu cầu hoàn thành tốt chương trình Tiểu học là vô cùng quan trọng, đó là nền tảng cho các cấp học sau và đó cũng là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đất nước.
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu không biết đọc thì con người khó có thể tiếp thu được nền văn minh của nhân loại. Vì thế đọc là khâu rất quan trọng, có vị trí đặc biệt trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Khi học sinh đọc đúng, đọc hay các em sẽ thích đọc, từ đó các em tích lũy cho mình một vốn từ ngữ. Vốn đó sẽ được nâng dần và làm phong phú khi học lên các lớp trên.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong thơ và văn xuôi. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy tôi đã chọn cho mình đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh lớp Một.”