- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 1 MÔN TIẾNG VIỆT: YOPOVN.COM_SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
1. Lời giới thiệu
Việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc, ngay từ bước làm quen với âm, vần học sinh đã nắm chắc được luật chính tả, học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để.
Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Cùng với kỹ năng viết, kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo... từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình.
Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá - giỏi biết vận dụng nghe viết một cách thông thạo. Chính vì những lý do trên mà tôi đưa sáng kiến "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – lớp 1” mà trọng tâm là rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
+ Về đọc đúng: HS đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh, đọc đúng các tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ.
+ Đọc hay, đọc diễn cảm: HS khi đọc bài văn, bài thơ phải biết ngắt, nghỉ đúng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. Khi đọc biết lên giọng, hạ giọng ở những câu văn, bài thơ, hơn nữa là đọc phân vai.
+ Học sinh hiểu được nôi dung văn bản và thể loại, từ đó có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống.
Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh.
2. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – lớp 1"
3. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Lựu
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
Số điện thoại: 0349683586. Email: luu275@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Lựu - giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Tiếng Việt trong đó chủ yếu là phần rèn đọc cho học sinh lớp 1A3, Trường Tiểu học Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng từ tháng 9 năm 2021đến nay.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lí luận
Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:- Mục tiêu giáo dục - Nội dung và phương pháp dạy học - Cách thức đánh giá học tập của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người. Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc đúng được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng, ... Đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - là những câu chuyện gần gũi, những bài văn, bài thơ hay. Chính vì thế mà các em có vốn văn học phong phú. Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập, thầy thiết kế - trò thi công. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh. Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc kĩ càng. Nhằm cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu người thân, hiểu và yêu thêm lịch sử Việt Nam.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Năm học 2021- 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A3 với tổng sĩ số là 49 em, trong đó:
+ Học sinh đọc lưu loát: 29 em
+ Học sinh đọc hơi chậm: 16 em
+ Học sinh đọc còn hay vấp: 02 em
+ Học sinh không đọc được: 2 em ( Thiểu năng + nhận thức chậm)
Với đặc điểm của lớp như trên, tôi cũng gặp những khó khăn nhưng cũng có phần thuận lợi như sau:
7.1.2.1. Thuận lợi
- Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời.
- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình.
- Hầu hết các em đều biết các chữ cái khi vào đầu lớp 1.
- Đa số các em tiếp thu nhanh.
7.1.2.2. Khó khăn
- Là một giáo viên mới nên tôi còn mất nhiều thời gian nghiên cứu, đọc tài liệu.
- Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày sao cho đúng ngữ pháp.
- Một số phụ huynh học sinh chưa có thời gian cũng như một số ít phụ huynh không biết chữ nên không thể giúp đỡ các em trong việc học ở nhà, và chương trình Tiếng Việt 1 – CGD là chương trình mới nên phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn khi con cái có thắc mắc muốn cha mẹ giải đáp thì phụ huynh còn lúng túng khó giải đáp.
7.1.3. Thực trạng dạy và học Tiếng Việt 1 - ở trường Tiểu học Dương Xá
Năm 2021- 2019 tôi giảng dạy lớp 1A3 với sĩ số lớp 49 em. Tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và thấy được một số thực trạng như sau:
7.2.1. Về phía giáo viên.
- Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và luôn trăn trở về phương pháp dạy học Tiếng Việt.
- Giáo viên đi đúng phương pháp, sách thiết kế.
- Giáo viên có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chữa bài nghiêm túc, khách quan, tỉ mỉ.
- Giáo viên luôn có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên nắm chắc tiến trình tiết dạy, đi đúng mục tiêu của bài.
1. Lời giới thiệu
Việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc, ngay từ bước làm quen với âm, vần học sinh đã nắm chắc được luật chính tả, học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để.
Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu kỹ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kỹ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học.
Cùng với kỹ năng viết, kỹ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em cái chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo... từ đó có điều kiện học tốt các môn học học khác có trong chương trình.
Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá - giỏi biết vận dụng nghe viết một cách thông thạo. Chính vì những lý do trên mà tôi đưa sáng kiến "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – lớp 1” mà trọng tâm là rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
+ Về đọc đúng: HS đọc đúng các phụ âm đầu, vần, thanh, đọc đúng các tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ.
+ Đọc hay, đọc diễn cảm: HS khi đọc bài văn, bài thơ phải biết ngắt, nghỉ đúng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. Khi đọc biết lên giọng, hạ giọng ở những câu văn, bài thơ, hơn nữa là đọc phân vai.
+ Học sinh hiểu được nôi dung văn bản và thể loại, từ đó có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống.
Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh.
2. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – lớp 1"
3. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Lựu
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
Số điện thoại: 0349683586. Email: luu275@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Lựu - giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Tiếng Việt trong đó chủ yếu là phần rèn đọc cho học sinh lớp 1A3, Trường Tiểu học Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng từ tháng 9 năm 2021đến nay.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lí luận
Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chương trình môn Tiếng Việt. Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:- Mục tiêu giáo dục - Nội dung và phương pháp dạy học - Cách thức đánh giá học tập của học sinh. Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng. Một kĩ năng quan trọng hàng đầu của bậc Tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người. Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc đúng được chính xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nói đúng, ... Đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - là những câu chuyện gần gũi, những bài văn, bài thơ hay. Chính vì thế mà các em có vốn văn học phong phú. Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập, thầy thiết kế - trò thi công. Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy. Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh. Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc kĩ càng. Nhằm cung cấp, bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêu người thân, hiểu và yêu thêm lịch sử Việt Nam.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Năm học 2021- 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A3 với tổng sĩ số là 49 em, trong đó:
+ Học sinh đọc lưu loát: 29 em
+ Học sinh đọc hơi chậm: 16 em
+ Học sinh đọc còn hay vấp: 02 em
+ Học sinh không đọc được: 2 em ( Thiểu năng + nhận thức chậm)
Với đặc điểm của lớp như trên, tôi cũng gặp những khó khăn nhưng cũng có phần thuận lợi như sau:
7.1.2.1. Thuận lợi
- Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời.
- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình.
- Hầu hết các em đều biết các chữ cái khi vào đầu lớp 1.
- Đa số các em tiếp thu nhanh.
7.1.2.2. Khó khăn
- Là một giáo viên mới nên tôi còn mất nhiều thời gian nghiên cứu, đọc tài liệu.
- Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày sao cho đúng ngữ pháp.
- Một số phụ huynh học sinh chưa có thời gian cũng như một số ít phụ huynh không biết chữ nên không thể giúp đỡ các em trong việc học ở nhà, và chương trình Tiếng Việt 1 – CGD là chương trình mới nên phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn khi con cái có thắc mắc muốn cha mẹ giải đáp thì phụ huynh còn lúng túng khó giải đáp.
7.1.3. Thực trạng dạy và học Tiếng Việt 1 - ở trường Tiểu học Dương Xá
Năm 2021- 2019 tôi giảng dạy lớp 1A3 với sĩ số lớp 49 em. Tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và thấy được một số thực trạng như sau:
7.2.1. Về phía giáo viên.
- Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và luôn trăn trở về phương pháp dạy học Tiếng Việt.
- Giáo viên đi đúng phương pháp, sách thiết kế.
- Giáo viên có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chữa bài nghiêm túc, khách quan, tỉ mỉ.
- Giáo viên luôn có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên nắm chắc tiến trình tiết dạy, đi đúng mục tiêu của bài.