- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 1 NĂM 2021 - 2022: MỘT SỐ CÁCH THỨC KHỞI ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, dạy học không những cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực.
Năm học 2020 -2021 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đối với lớp 1 môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất (12 tiết/tuần ) để thấy được tầm quan trọng của môn Tiếng Việt mà Bộ giáo dục và đào tạo đặt ra.
Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học tập và đời sống. Vậy nên người giáo viên cần có biện pháp gì để giúp học sinh yêu và thích học tốt môn Tiếng Việt bởi khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 thì sự thay đổi đột ngột từ hoạt động chơi của mầm non, sang hoạt động học có chủ đích của lớp 1 là một rào cản lớn đối với học sinh lớp 1. Các em thường khó tập trung trong thời gian dài, học theo cảm hứng nên kết quả học tập của các em chưa cao. Về đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là thích chơi hơn là học một cách gò bó. Vì thế, việc khởi động tạo hứng thú trước khi vào bài trong dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 1 là hết sức cần thiết. Nó không chỉ mang lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ mà nó còn hình thành nhân cách và những kĩ năng, năng lực cần thiết cho trẻ sau này.
Nhằm đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 .
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổ chức các hoạt động Khởi động trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số cách thức khởi động bài học trong môn Tiếng Việt 1, nghiên cứu về thực trạng của công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình thức phù hợp giúp học sinh “ vào bài” đầy hứng thú và hiệu quả.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp đọc tài liệu:
Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình thức khởi động bài học cho học sinh lớp 1
Phương pháp điều tra:
Tiến hành thực nghiệm , thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại hiệu quả tốt không.
Phương pháp đàm thoại:
Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệm trong tổ để tìm ra các cách thức khởi động bài học hay.
B. PHẦN NỘI DUNG
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ CÁCH THỨC KHỞI ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
MỘT SỐ CÁCH THỨC KHỞI ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, dạy học không những cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực.
Năm học 2020 -2021 là năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đối với lớp 1 môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất (12 tiết/tuần ) để thấy được tầm quan trọng của môn Tiếng Việt mà Bộ giáo dục và đào tạo đặt ra.
Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học tập và đời sống. Vậy nên người giáo viên cần có biện pháp gì để giúp học sinh yêu và thích học tốt môn Tiếng Việt bởi khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 thì sự thay đổi đột ngột từ hoạt động chơi của mầm non, sang hoạt động học có chủ đích của lớp 1 là một rào cản lớn đối với học sinh lớp 1. Các em thường khó tập trung trong thời gian dài, học theo cảm hứng nên kết quả học tập của các em chưa cao. Về đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là thích chơi hơn là học một cách gò bó. Vì thế, việc khởi động tạo hứng thú trước khi vào bài trong dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 1 là hết sức cần thiết. Nó không chỉ mang lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ mà nó còn hình thành nhân cách và những kĩ năng, năng lực cần thiết cho trẻ sau này.
- Hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giờ học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Nó là hoạt động khởi đầu, đặt nền móng và là hoạt động xâu chuỗi các hoạt động tiếp theo, nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này tốt sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan.
- Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm được các cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng về kiến thức...
- Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số cách thức khởi động mới trong môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Trong quá trình thực hiện đã đem lại kết quả khá khả quan. Tôi xin được trình bày dưới đề tài: “Một số cách thức khởi động tạo hứng thú cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt 1” .
Nhằm đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 .
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổ chức các hoạt động Khởi động trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số cách thức khởi động bài học trong môn Tiếng Việt 1, nghiên cứu về thực trạng của công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình thức phù hợp giúp học sinh “ vào bài” đầy hứng thú và hiệu quả.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp đọc tài liệu:
Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình thức khởi động bài học cho học sinh lớp 1
Phương pháp điều tra:
Tiến hành thực nghiệm , thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại hiệu quả tốt không.
Phương pháp đàm thoại:
Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệm trong tổ để tìm ra các cách thức khởi động bài học hay.
B. PHẦN NỘI DUNG
- I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ
- 1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 1
- + Hệ xương trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,...Vì thế mà trong các hoạt động tổ chức giáo viên cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- + Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy giáo viên nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho các em.
- + Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,... Dựa vào cơ sinh lý này, giáo viên nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy.
- b) Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
- Nhận thức cảm tính:
- + Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
- + Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, các em thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của các em đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ. Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút các em bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
- Nhận thức lý tính:
- + Tư duy
- Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động.Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
- + Tưởng tượng
- Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Tuy nhiên ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, gắn với các rung động tình cảm của các em.
- Qua đây, giáo viên phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
- + Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
- Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.
- + Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học