- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 1 NĂM 2021 - 2022 : “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 1”
1.MỞ ĐẦU
1.1 . Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người nhằm phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mĩ, có nhân cách tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc hình thành nhân cách, năng lực, phẩm chất của công dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các yếu tố của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, chương trình dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá và các hình thức dạy học khác. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học lại càng phải quan tâm và coi trọng, bởi nó là một nhân tố phát triển nhân cách, là gốc rễ để phát triển tài và đức của mỗi con người. Việc hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang “ Như búp trên cành” “ Như tờ giấy trắng”.
Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, việc hình thành các năng lực, phẩm chất phải được áp dụng bằng các phương pháp trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm làm, tích cực hoạt động giáo dục, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực kỉ luật… Giáo viên sẽ tổ chức, quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Bản thân tôi là người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực và phẩm chất. Trong những năm vừa qua, khi thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 và thông tư 22, bản thân tôi đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học từ khâu thiết kế bài học cho đến việc lựa chọn các phương pháp phù hợp vào giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nêu trên, bước đầu đã hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh như: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự trọng, tự tin, chăm học chăm làm, …Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22, nhất là hai nội dung năng lực, phẩm chất; tôi thường gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như: khó khăn trong các bước thực hiện, khó khăn trong việc xác định các biểu hiện chính, giúp việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh; khó khăn trong việc đưa ra nhận định, cách ghi nhật kí đánh giá đối với học sinh. Là một giáo viên Tiểu học có tuổi đời 25 năm trong nghề, đã trực tiếp giảng dạy nhiều khối lớp, tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực, phẩm chất. Chính vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục, trang bị về năng lực, phẩm chất cho các em. Nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã lựa chọn những phương pháp phù hợp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp dạy học tích cực.
+ Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Gia đình và nhà trường là hai môi trường học sinh Tiểu học được tiếp xúc nhiều nhất, thường xuyên nhất trong cuộc sống của mình và đó cũng là những môi trường có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành năng lực, phẩm chất cho các em. Ngoài ra, các điều kiện môi trường cuộc sống xung quanh cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành năng lực, phẩm chất của các em. Giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng. Bởi con người là nhân tố quan trọng sáng tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Con người có ý thức là động lực to lớn cho sự phát triển nói chung; con người phát triển toàn diện về nhân cách là con người được hình thành năng lực, phẩm chất chuẩn mực nhất ở bậc Giáo dục Tiểu học. Trong đó phẩm chất bao gồm các nội dung gồm có: phẩm chất chăm học chăm làm, phẩm chất tự tin trách nhiệm, phẩm chất trung thực kỉ luật và phẩm chất đoàn kết thương yêu thương. Năng lực bao gồm các nội dung: năng lực tự phục vụ tự quản, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề. Đây có thể coi là năng lực, phẩm chất khung của nhân cách theo quan niệm cấu trúc nhân cách hai thành phần ( đức, tài). Do vậy mối quan hệ giữa dạy học phát triển năng lực, phẩm chất với phát triển nhân cách được diễn ra như sau: năng lực, phẩm chất là hai thành phần của nhân cách, nhân cách là chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực, việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của năng lực, phẩm chất người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
Vì vậy, dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học hiện nay vừa là mục tiêu giáo dục, vừa là nội dung giáo dục đồng thời cũng là phương pháp giáo dục. Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất có một ưu thế vượt trội trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi nó hướng cho người học đi vào hoạt động cá nhân ( hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm…), mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Trong các hoạt động dạy của nhà trường Tiểu học hiện nay, chúng ta luôn quan tâm tới việc hình thành năng lực, phẩm chất. Để thực hiện những mục tiêu giáo dục con người, thì giáo viên phải xác định nhiệm vụ của mình. Như vậy, vấn đề giáo dục học sinh thành những người phát triển toàn diện chủ yếu là các thầy cô giáo và chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1C. Qua thực tế giảng dạy tôi đã khảo sát giữa học kì 1, đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh trong lớp chủ nhiệm như sau:
1.MỞ ĐẦU
1.1 . Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người nhằm phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, có thẩm mĩ, có nhân cách tốt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc hình thành nhân cách, năng lực, phẩm chất của công dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các yếu tố của quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, chương trình dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá và các hình thức dạy học khác. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học lại càng phải quan tâm và coi trọng, bởi nó là một nhân tố phát triển nhân cách, là gốc rễ để phát triển tài và đức của mỗi con người. Việc hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang “ Như búp trên cành” “ Như tờ giấy trắng”.
Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, việc hình thành các năng lực, phẩm chất phải được áp dụng bằng các phương pháp trải nghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, vận dụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm làm, tích cực hoạt động giáo dục, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực kỉ luật… Giáo viên sẽ tổ chức, quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàng tuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Bản thân tôi là người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực và phẩm chất. Trong những năm vừa qua, khi thực hiện đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30 và thông tư 22, bản thân tôi đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học từ khâu thiết kế bài học cho đến việc lựa chọn các phương pháp phù hợp vào giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nêu trên, bước đầu đã hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh như: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tự trọng, tự tin, chăm học chăm làm, …Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá theo thông tư 30 và thông tư 22, nhất là hai nội dung năng lực, phẩm chất; tôi thường gặp nhiều vướng mắc và khó khăn như: khó khăn trong các bước thực hiện, khó khăn trong việc xác định các biểu hiện chính, giúp việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh; khó khăn trong việc đưa ra nhận định, cách ghi nhật kí đánh giá đối với học sinh. Là một giáo viên Tiểu học có tuổi đời 25 năm trong nghề, đã trực tiếp giảng dạy nhiều khối lớp, tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để giúp các em hình thành một cách tốt nhất về năng lực, phẩm chất. Chính vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học”.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần nâng cao việc hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục, trang bị về năng lực, phẩm chất cho các em. Nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 1 trong trường Tiểu học.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã lựa chọn những phương pháp phù hợp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Phương pháp thực nghiệm, trải nghiệm.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp dạy học tích cực.
+ Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Gia đình và nhà trường là hai môi trường học sinh Tiểu học được tiếp xúc nhiều nhất, thường xuyên nhất trong cuộc sống của mình và đó cũng là những môi trường có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành năng lực, phẩm chất cho các em. Ngoài ra, các điều kiện môi trường cuộc sống xung quanh cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành năng lực, phẩm chất của các em. Giáo dục trong nhà trường có vai trò quan trọng. Bởi con người là nhân tố quan trọng sáng tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Con người có ý thức là động lực to lớn cho sự phát triển nói chung; con người phát triển toàn diện về nhân cách là con người được hình thành năng lực, phẩm chất chuẩn mực nhất ở bậc Giáo dục Tiểu học. Trong đó phẩm chất bao gồm các nội dung gồm có: phẩm chất chăm học chăm làm, phẩm chất tự tin trách nhiệm, phẩm chất trung thực kỉ luật và phẩm chất đoàn kết thương yêu thương. Năng lực bao gồm các nội dung: năng lực tự phục vụ tự quản, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề. Đây có thể coi là năng lực, phẩm chất khung của nhân cách theo quan niệm cấu trúc nhân cách hai thành phần ( đức, tài). Do vậy mối quan hệ giữa dạy học phát triển năng lực, phẩm chất với phát triển nhân cách được diễn ra như sau: năng lực, phẩm chất là hai thành phần của nhân cách, nhân cách là chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực, việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của năng lực, phẩm chất người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách.
Vì vậy, dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học hiện nay vừa là mục tiêu giáo dục, vừa là nội dung giáo dục đồng thời cũng là phương pháp giáo dục. Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất có một ưu thế vượt trội trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi nó hướng cho người học đi vào hoạt động cá nhân ( hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm…), mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Trong các hoạt động dạy của nhà trường Tiểu học hiện nay, chúng ta luôn quan tâm tới việc hình thành năng lực, phẩm chất. Để thực hiện những mục tiêu giáo dục con người, thì giáo viên phải xác định nhiệm vụ của mình. Như vậy, vấn đề giáo dục học sinh thành những người phát triển toàn diện chủ yếu là các thầy cô giáo và chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1C. Qua thực tế giảng dạy tôi đã khảo sát giữa học kì 1, đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh trong lớp chủ nhiệm như sau:
STT | Năng lực | Sĩ số HS lớp | Số HS đạt ở mức tốt (T) | Tỉ lệ % | Số HS xếp Đạt (Đ) | Tỉ lệ % | Số HS CCG (C) | Tỉ lệ % |
1 | Tự phục vụ, tự quản | 30 | 8 | 27 | 19 | 63 | 3 | 10 |
2 | Hợp tác, giao tiếp | 30 | 10 | 33 | 17 | 60 | 2 | 7 |
3 | Tự học, GQVĐ | 30 | 12 | 40 | 17 | 57 | 1 | 3 |