Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 2 MÔN TOÁN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chúng ta đang ở thế kỷ 21, thế kỉ của khoa học công nghệ hiện đại. Vì vậy đòi hỏi con người phải có tri thức mới đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng phát triển cao của đất nước nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Để phù hợp và đáp ứng với sự đi lên của khoa học và công nghệ, hơn bao giờ hết chúng ta cần đào tạo thế hệ tương lai của đất nước phải thực sự là những con người có đủ đức - đủ tài và khả năng tham gia vào nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để có được những con người toàn diện đó thì ngành giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng có nhiệm vụ cực kì quan trọng. Vì trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên, móng vững chắc là cơ sở ban đầu đảm bảo cho việc xây dựng ngôi nhà tri thức.

Lứa tuổi Tiểu học là cấp học đầu tiên có vai trò quyết định trong việc phát triển nhân cách toàn diện. Thông qua các môn học ở Tiểu học, đặc biệt là môn toán, theo tâm lý lứa tuổi mà phát triển các năng lực trí tuệ, rèn các thao tác tư duy, các kĩ năng, kĩ xảo ban đầu tạo cho việc học tập các kiến thức khoa học có hệ thống.

Vì vậy môn toán là môn học không thể thiếu trong các môn học ở Tiểu học. Đây là môn học được coi là khó đối với lứa tuổi các em. Môn học này yêu cầu học sinh phải hiểu được cách tính các dạng toán từ đơn giản đến phức tạp, các em phải tư duy nhiều hơn, tự tìm ra cách giải của bài.

Đối với học sinh Tiểu học nói chung, Đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2, phạm vi giao tiếp còn hạn hẹp, vốn từ ngữ, vốn sống còn quá ít thì mỗi bài học, mỗi tiết học đối với các em còn rất mới lạ. Chương trình toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp1. Khối lượng kiến thức ở chương trình mới đòi hỏi học sinh tiếp thu ở mức cao hơn nhiều so với chương trình cũ. Cụ thể ở chương trình mới yêu cầu học sinh cộng trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 100, không nhớ trong phạm vi 1000, học bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5.

Thực tế dạy học môn toán ở trường về phía giáo viên trực tiếp giảng dạy rất nhiệt tình nhưng có thể nói mỗi bài dạy toán là một hệ thống mở nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên trong từng giờ dạy. Giáo viên học hỏi nghiên cứu tài liệu nhiều nhưng hiệu quả giờ dạy chưa cao. Bên cạnh đó nhiều học sinh chưa ý thức được việc học là cần thiết, còn lơ là chưa chủ động học tập, do vậy không tiếp thu được lượng kiến thức thầy cô truyền đạt, kể cả kiến thức đơn giản nhất, gây rất nhiều khó khăn cho việc học lên lớp trên. Vậy phải làm thế nào để tất cả học sinh trong lớp đều tích cực học tập, tự giác tiếp thu bài, nắm chắc kiến thức một cách hệ thống, phát huy tốt khả năng của các loại đối tượng học sinh trong lớp nhất là đối với học sinh yếu. Tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp biện pháp khắc phục rèn học sinh yếu trong môn toán, đáp ứng yêu cầu dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng và thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động 2 không với 4 nội dung của ngành đề ra .Qua nhiều năm nghiên cứu tìm tòi tôi áp dụng nhiều hình thức tổ chức trong giờ học. Đưa ra nhiều việc làm cụ thể thiết thực phối hợp cùng gia đình nhà trường và xã hội để giáo dục các em học sinh yếu môn toán . Vì thế tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2”.

II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


Đối tượng nghiên cứu: Học sinh yếu lớp 2 trường Tiểu học Phú Thọ 1

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình Toán

III: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Tìm ra biện pháp dạy học tối ưu giúp học sinh học yếu học tốt môn toán.

IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp lí luận: Đọc tài liệu, sách tham khảo

- Phương pháp toạ đàm trao đổi (đối thoại)

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp thống kê, đối chiếu.

- Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp giảng dạy lớp 2

- Phương pháp tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm.

V. THỰC TRẠNG:

Học sinh tôi đang dạy ở lóp 2/2 của Trường Tiểu học Phú Thọ 1 một trường vùng ven thị xã nên đối tượng học sinh đều là con công nhân, con của những người nhập cư (tạm trú) nay đây mai đó nên họ không có thời gian lo cho con cái học hành. Vì phải lo toan cho miếng cơm manh áo hằng ngày. Nên họ đã phó mặc chuyện học hành của con cái mình cho cô giáo chủ nhiệm. Chính vì thế là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở dạy học làm sao cho các em mọi để hiểu bài kể cả những em học sinh yếu cũng tiếp thu được nên tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập mônToán ở lớp 2”.



PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Điều tra thực trạng:

Việc dạy học trong nhà trường hiện nay đã có nhiều khởi sắc, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được trang bị tốt hơn, đội ngũ giáo viên chuẩn hoá cao.. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo, biết lựa chọn phương pháp phù hợp phát huy tính tích cực của học sinh. Song trong thực tế chất lượng trong môn Toán. Một số em tính toán còn chậm, phụ thuộc vào đếm đốt ngón tay; khi giải toán có lời văn: câu trả lời chưa đúng, phép tính làm sai ; nhất là những bài toán về cộng trừ có nhớ trong phạm vị 100. Trong giờ học toán các em này dường như không thấy phát biểu ý kiến xây dựng bài, các em chưa hiểu và chưa thực sự chủ động học tập dẫn đến kết quả học tập chưa đạt yêu cầu. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 2/1 và 2/2 . Với bài cụ thể như sau

Đề bài: Toán 2 (Thời gian 40 phút)

Câu1: (1 điểm) Số

79, … ; 81; …. ; ….. ; 86; …… ; 88; …… 90.

Câu2: (1 điểm)

a, Khoanh vào số lớn nhất: 65, 32, 54, 79, 45, 69.

b, Khoanh vào số bé nhất: 76, 48, 21, 99, 82, 19.

Câu3: (2 điểm) Đặt tính rồi tính

50 – 30 52 + 36 98 - 54 71 + 7

Câu 4: Tính (1 điểm)

12 + 3 + 4 = 25 + 14 + 0 =

18 – 3 -5 = 99 - 62 - 32 =

Câu 5: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S

17 + 22 > 39 30 + 20 = 50 - 0

85 - 44 < 42 16 + 3 < 19 - 3

Câu 6: (2 điểm) Cây xoài nhà em có 45 quả. Mẹ đã ngắt 15 quả mang bán. Hỏi trên cây xoài còn lại bao nhiêu quả?

Câu 7(1 điểm)

Hình vẽ bên

a, Có …….. hình vuông.

b, Có …….. hình tam giác



Qua đề khảo sát chất lượng, tôi thu đựoc kết quả như sau:


Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu
SL%SL%SL%SL%
2/135617.21131.41440411.4
2/2357201028.61440411.4
Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu rèn học sinh yếu trong dạy Toán 2 là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giờ học toán. Từ kết quả khảo sát trên tôi đã biết được em nào yếu Toán thì tôi chú ý nhiều hơn đến em đó. Đó là: Nghĩa, Trung, Minh, Nhi.

II. Biện pháp thực hiện:

Việc dạy học toán cho học sinh Tiểu học ngay từ lớp đầu cấp là một vấn đề rất khó. Các em bước đầu làm quen với việc học số và chữ số, biết làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100, giải toán đơn, và một số loại toán khác. Để giúp các em nắm chắc kiến thức một cách có hệ thống, đặc biệt là học sinh yếu kém trong quá trình giảng dạy tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với nội dung từng bài, phù hợp với từng đối tượng học sinh như sau:

1. Sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy bài mới với học sinh yêú kém:

Để giúp học sinh cả lớp hiểu bài. Không những giáo viên cần phải hiểu đươc đặc điểm tâm sinh lí từng em học sinh lớp mình mà còn phải biết vận dụng phương pháp phù hợp với nội dung của từng bài. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, tôi nhận thấy các em nhận thức tốt từ “ Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Các em hiểu được bài từ cái cụ thể gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Do vậy khi dạy bài mới cho học sinh tôi thấy cần có đồ dùng trực quan giúp các em hiểu bài nhanh, nhớ lâu và gây hứng thú học tập cho các em. Đặc biệt là đối với học sinh yếu kém thì việc dạy bằng đồ dùng trực quan ở bài mới là không thể thiếu. Các dạng bài tôi dạy bằng que tính thì bài này tôi đổi sử dụng bằng ô vuông

Chẳng hạn khi dạy bài: 8 cộng với một số ( trang 15)

Bước 1: GV nêu bài toán: Có 8 ô vuông (gài 8 ô vuông lên bảng đồng thời cho các em lấy ô vuông để trên bàn) thêm 5 ô vuông nữa (đính 5 ô vuông ở dưới 9 ô vuông). Hỏi có tất cả bao nhiêu ô vuông?





Học sinh quan sát và nhận biết hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 5 ô vuông và nêu được phép tính 8 + 5.

Bước 2: Với học sinh khá giỏi: Tôi cho học sinh tự thực hiện trên ô vuông theo nhiều cách để tìm ra kết quả.. Giáo viên chốt cách làm:

- 8 ô vuông gộp với mấy ô vuông để được 10 ô vuông: ( 1 chục ô vuông)

- 1chục ô vuông gộp với 3 ô vuông còn lại được bao nhiêu ô vuông (13 ô vuông)

Vậy: 8+ 5 = 13





Với học sinh yếu ở bước 2 này tương đối khó tôi hướng dẫn các em đếm 8 ô vuông với 5 ô vuông để được 13 ô vuông. Sau đó tôi hướng dẫn các em làm chậm như trên để các em tự nhận biết thông qua các thao tác với ô vuông.

Khi hình thành bảng 8 cộng với một số: Giáo viên gài 8 ô vuông và 2 ô vuông hỏi tương tự như trên, học sinh nhận ra ngay cách làm và thực hiện bằng ô vuông của mình để tìm ra kết quả.

Những học sinh yếu tôi có thể cho học sinh hình thành như sau: Chẳng hạn với phép tính 8 + 3, học sinh lấy 8 ô vuông, các em đếm tiếp 8 ô vuông với 2 ô vuông là 10 ô vuông, 10 ô vuông thêm 1 ô vuông là 11 ô vuông. Sau đó yêu cầu các em nói kết quả: 8 + 3 = 11, với các phép tính khác tôi hướng dẫn các em tương tự. Đếm xog rồi tôi hướng dẫn các em đổi 10 ô vuông thành 1 chục ô vuông với 3 ô vuông rời là 13 ô vuông.



- Cho học sinh đọc bảng 8 cộng với một số.

- Luyện đọc bằng cách giáo viên xoá một vài số hạng thứ hai và một vài kết quả. Học sinh tự điền và luyện đọc thuộc bảng cộng.

* Lưu ý học sinh tránh học vẹt bằng cách giáo viên chỉ cho học sinh đọc không theo thứ tự.

Qua sử dụng đồ dùng vào việc thành lập bảng 8 cộng với một số, các em đều nắm chắc cách thực hiện phép cộng đúng. Đây là một trong những kiến thức sơ đẳng, đơn giản nhưng rất quan trọng. Nó là bước để các em học các bảng cộng tiếp theo như bảng 7 cộng với một số, bảng cộng 6 với một số và xuyên suốt trong quá trình học các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.( 49 + 5; 49 + 25; 28 + 5; 38 + 25 ; ……. ). Mặt khác trong quá trình giảng dạy sử dụng đồ dùng cũng phải được đưa ra đúng lúc, đúng thời gian, phù hợp với nội dung bài dạy. Câu hỏi đặt ra phải ngắn gọn, chính xác, có hệ thống để giúp học sinh độc lập suy nghĩ và tự chiếm lĩnh tri thức mới.

Ví dụ: Khi dạy bài kilôgam (trang 32)

Đây là bài dạy hình thành và phát triển cho học sinh các biểu tượng về đại lượng, cụ thể là đơn vị kilôgam. Đây là một bài khó đối với học sinh, nhất là học sinh yếu. Để học sinh hiểu được biểu tượng về đơn vị kilôgam. Tôi tăng cường cho học sinh thực hành. Sau khi giới thiệu vật “ nặng hơn” , vật” nhẹ hơn”, qua hoạt động so sánh học sinh dần dần có biểu tượng về đại lượng (khối lượng). Giáo viên giới thiệu cái cân đĩa thật (loại cân có hai đĩa hai bên và kim thăng bằng ở giữa) và hướng dẫn học sinh sử dụng cách cân với cân đĩa: Khi đặt các vật lên hai đĩa cân, nêu mũi tên chỉ sang đĩa cân nào thi đĩa cân đó có vật nặng hơn. Nhưng khi thực hành tôi sẽ cho học sinh thực hành cân trên cân đồng hồ vì hiện nay các em chỉ còn thấy cân đồng hồ, cân bàn, cân xách tay chứ không biết cân đĩa nên sẽ rất khó.

Giáo viên cho một số em lần lượt đặt quyển vở lên một đĩa cân, quyển sách lên đĩa cân, quan sát kim của cân quay ở mặt cân rồi cho học sinh nhận xét: “ Quyển sách nặng hơn quyển vở hoặc quyển vở nhẹ hơn quyển sách.”(khi cân vật nào nặng hơn kim sẽ quay về phía dưới.)

- Giáo viên có thể cho học sinh so sánh sự nặng hơn, nhẹ hơn của một số vật sau khi cân xong.

- Giáo viên cho học sinh quan sát khi cân quyển sách kim sẽ quay theo chiều kim đồng hồ, kim dừng lại vạch chỉ số trên cân sẽ biết quyển sách nặng bao nhiêu.Quyển sách nhẹ hơn 1 kg hay 1 kg nặng hơn quyển sách.

- Giáo viên cho học sinh đặt lên đĩa cân một túi đường( nặng 1kg)cân sẽ quay vào số 1 thì các em biết ngay gói đường đó nặng 1kg.






Học sinh thực hành cân





Với học sinh yếu tôi cho các em trực tiếp tham gia thực hành và nhận xét để các em có biểu tượng ban đầu về kilôgam(kg). Giờ dạy diễn ra với nhiều hoạt động khác nhau nhằm hình thành và phát triển ở học sinh biểu tượng về đơn vị kilôgam. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn cho các em cân sức khỏe của bản thân mình rồi tự xem cân xem mình nặng bao nhiêu kg.


Học sinh thực hành cân

Với bài dạy sử dụng đồ dùng trực quan như trên, tôi thấy tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều hiểu bài, lớp học sôi nổi. Song để giúp học sinh yếu nhớ bài lâu, biết vận dụng kiến thức ở bài mới vào thực hành thành thạo, điều không thể thiếu là củng cố qua các bài luyện tập.

2. Rèn học sinh yếu kém qua bài luyện tập:

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, tôi thấy các em nhanh nhớ lại nhanh quên nhất là học sinh yếu. Do đó việc học tập của các em phải được rèn luyện thường xuyên liên tục qua các tiết luyện tập. Đặc biệt với học sinh yếu kém cần được sự động viên quan tâm giúp đỡ nhiều của thầy cô giáo, bạn bè, giúp các em lựa chọn tìm ra cách giải các bài một cách ngắn gọn. Dễ hiểu nhất, phù hợp với nhận thức của các em nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức cơ bản trong tâm của bài.

Ví dụ: Khi dạy Bài: Luyện tập (trang 70)

Bài 1: Tính nhẩm

18 – 9 = 16 – 8 = 14 – 7 = 17 – 9 =​

17 – 8 = 15 – 7 = 13 - 6 = 12 - 8 =​

16 - 7 = 14 - 6 = 12 – 5 = 16 - 6 =​

15 - 6 = 13 - 5 = 11 - 4 = 14 – 5 =​

12 - 3 = 12 - 4 = 10 - 3 = 11 - 3 =​

Ở bài tập này yêu cầu học sinh phải tính nhẩm đúng dựa vào các bảng trừ đã học.

Bước 1: Với học sinh khá, giỏi: Tôi cho học sinh hỏi đáp nhau theo cặp các phép tính ở hàng ngang hoặc cột dọc, có thể thi giữa các dãy để khích lệ những học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong học tập. Ngoài các phép tính trên các em có thể hỏi thêm một số phép tính trong các bảng trừ đã học.

Bước 2: Với học sinh yếu giáo viên phải gợi lại cho học sinh các bảng trừ đã học, cách trừ. Nếu học sinh vẫn chưa thực hiện được, giáo viên có thể cho học sinh dùng que tính để thực hiện. Chẳng hạn như phép tính 12 – 3 học sinh xếp 12 que tính: lấy đi 2 que, lấy tiếp 1 que tính nữa ( 2 + 1= 3) . Giáo viên hỏi học sinh : “ Có 12 que tính , lấy đi 3 que tính , còn lại mấy que tính? “. Học sinh sẽ trả lời được: “ 12 que tính lấy đi 3 que tính còn lại 9 que tính. “ Để học sinh yếu có thể tính nhẩm được thi giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc học thuộc các bảng cộng, trừ. Bài tính nhẩm là tiền đề cho ba bài còn lại, nếu là thành thạo bài này các em có thể dễ dàng làm được bài tiếp theo dưới hình thức khác.

Bài 2: Đặt tính rồi tính

a. 35 – 8 57 – 9 63 – 5

b. 72 – 34 81 – 45 94 - 36

Bài này yêu cầu học sinh phải đặt được tính đúng và viết được kết quả đúng. Trước khi học sinh làm yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính đúng. 3 phép tính ở phần a cách tính còn đơn giản nhưng ở 3 phép tính ở phần b cách tính khó hơn. Vận dụng từ bài 1 các em sẽ làm tốt các phép tính ở phần a. Để nắm được việc học tập của cả lớp nhất là học sinh yếu, giáo viên cho học sinh thực hiện một phép tính đầu tiên của phần a, b vào bảng con. Sau khi nhận xét kết quả bài làm của học sinh, giáo viên viết lên bảng: 72 – 34 ( theo cột dọc), số 3 hàng chục được viết bằng phần màu để các em nhận rằng cần nhớ vào số đó. Sau đó học sinh yếu nêu miệng cách làm: “ 2 không trừ được 4, ta lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 3 thêm 1 bằng 4. 7 trừ 4 bằng 3 viết 3.”

Học sinh dưới lớp nhận xét bổ sung dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy khi học thực hành làm vào vở, các em đều đặt tính và thực hiện chính xác.

Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 2 tôi nhận thấy dạng bài tìm tìm số bị trừ và số trừ là các em hay mắc nhất, đặc biệt là học sinh yếu. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã chủ động dạy tốt bài” Số bị trừ, số trừ, hiệu” để các em nắm được tên gọi thành phần, kết quả phép trừ. Trong các bài tập tôi luôn ôn lại cho học sinh các tên gọi thành phần, kết quả phép trừ để các em không nhầm lẫn giữa số bị trừ và số trừ. Đồng thời giúp các em nắm tốt các phương pháp tìm số trừ và số bị trừ. Khi các em làm sai tôi cho các em tự nhận ra lỗi sai bằng cách nêu tên gọi thành phần, kết quả phép trừ, xác định cần phải làm gì? ( Số bị trừ hay số trừ) để học sinh ôn lại cách làm và thức hiện lại cho đúng. Do vậy đối với các em học sinh, nhất là học sinh yếu, việc làm bài tập để củng cố và ôn lại kiến thức là cần thiết.

3. Tổ chức cho học sinh yếu , kém học nhóm:

Việc rèn học sinh yếu kém phải tổ chức nhiều hình thức phong phú khác nhau, giáo viên luôn chú ý hoà đồng học sinh cả lớp, luôn động viên, khích lệ kịp thời tránh để các em mặc cảm về mình, không mạnh dạn trước đông người, không dám thể hiện mình trước các bạn. Do vậy cần tổ chức cho các em học tập theo nhóm. Sắp xếp nhóm có cả học sinh khá, giỏi giúp học sinh luôn có ý thức thi đua phần đấu học như bạn luôn lấy gương học tập của các bạn để noi theo.

Ví dụ: Khi dạy bài” Luyện tập” ( trang 37)

1646302849176.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-Rèn học sinh yếu trong dạy học toán 2.doc
    1.6 MB · Lượt tải : 114
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bản mô tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bìa sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bố cục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học các sáng kiến kinh nghiệm tiểu học kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 kho sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất mô tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán mô tả sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm 2021 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học mon the duc sáng kiến kinh nghiệm bật xa tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cán bộ quản lý tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy phép nhân lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm gvcn giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hình thành phép nhân lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm kể chuyện lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm kế toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 bộ cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 bộ kết nối sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chương trình 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 kết nối tri thức sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 miễn phí sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tập đọc violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2016 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 rèn chữ viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách kết nối tri thức sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 sách mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tập viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo chương trình mới violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 2 đạt giải sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học cực hay sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn nhảy dây tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phó hiệu trưởng trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ giữ vở lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tập làm văn lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm the duc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm the dục lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm the dục tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm thiết bị tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học quản lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác đội sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm toán thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội tiểu học sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm về tâm lý học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 2 violet skkn tiểu học violet tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top