- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 2 : Một số kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 2A1 Trường Tiểu học Thúy Lĩnh GV: Trần Bích Thảo
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở ký luận
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học). Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiểu học nào, ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển các kỹ năng khác được quy định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn khác như: Tập làm văn – Kể chuyện – Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm n
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
A. PHẦN MỞ ĐẦU | 2 |
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: | 2 |
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: | 4 |
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: | 4 |
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM: | 4 |
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: | 4 |
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: | 4 |
B. NỘI DUNG | 5 |
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN: | 5 |
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: | 5 |
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: | 11 |
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU | 16 |
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ | 18 |
Biện pháp thứ nhất: Khảo sát phân loại học sinh qua từng giai đoạn: | 18 |
Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị chu đáo cho giờ học | 19 |
Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm: | 20 |
Biện pháp thứ tư: Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, ngữ: | 23 |
Biện pháp thứ năm: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng chỗ cho học sinh: | 25 |
Biện pháp thứ sáu: Sử dụng linh hoạt trò chơi học tập: | 27 |
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ | 30 |
C. KẾT LUẬN | 31 |
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: | 32 |
II. ĐỀ XUẤT – KHUYẾN NGHỊ: | 33 |
PHỤ LỤC: MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA | 35 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 41 |
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở ký luận
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học). Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn tiếng Việt nhất là trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh tiểu học nào, ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển các kỹ năng khác được quy định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn khác như: Tập làm văn – Kể chuyện – Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm n