- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 2 NĂM 2022: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2
I. Lí do chọn đề tài.
Chữ viết xuất hiện là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay.
Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện của ông Cao Bá Quát - một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt”. Từ một người viết xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.
Học tập tấm gương của người xưa, nhiều năm nay, trong các trường tiểu học đã giấy lên phong trào “ Vở sạch - Chữ đẹp”. Ngay từ khi bắt đầu vào học lớp 1, học sinh đã được giáo viên rèn viết chữ. Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, việc rèn cho các em “Viết đúng, viết đẹp” là một vấn đề rất quan trọng. Bởi vì, chữ viết có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Ngoài ra, việc rèn chữ viết sẽ rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật và óc thẩm mĩ.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh ? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người giáo viên tiểu học. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Đồng thời phải tìm ra các biện pháp hướng dẫn các em rèn chữ viết sao cho hiệu quả. Đối với học sinh lớp 2, các em vừa mới từ lớp 1 lên, bước đầu mới làm quen với cách viết cỡ chữ nhỡ và cỡ chữ nhỏ, kÜ năng viết chữ của các em còn nhiều hạn chế. Các em chỉ mới viết ở mức độ tương đối, ghi nhớ các nét cơ bản còn chưa chắc chắn, nét chữ còn vụng về. Tốc độ viết còn chậm, kĩ thuật viết và độ điêu luyện chưa cao. Khi các em lên học lớp 2 yêu cầu chữ viết ở mức độ cao hơn, có chiều sâu hơn. Học lớp 2, các em một lần nữa được củng cố chữ viết và tăng tốc độ viết, độ nét, kĩ thuật. Qua đó, ta thấy chữ viết của học sinh lớp 2 là hết sức quan trọng.Vì vậy, giáo viên dạy lớp 2 phải tăng cường rèn luyện chữ viết cho học sinh để làm tiền đề cho các lớp trên. Đó chính là lí do tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 2”.
PhÇn thø nhÊt: ®Æt vÊn ®Ò
I. Lí do chọn đề tài.
Chữ viết xuất hiện là bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc. Nhờ có chữ viết mà thông tin của con người được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Chưa cần biết nội dung văn bản đó viết như thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho người đọc có cảm tình ngay.
Con người không phải từ khi cắp sách đến trường đã biết viết chữ mà phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kiên trì. Từ xa xưa đã có tấm gương rèn luyện của ông Cao Bá Quát - một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt”. Từ một người viết xấu đến mức không ai đọc được, nhưng nhờ có lòng kiên trì luyện tập mà ông trở thành một người có tài viết đủ các loại chữ, mà chữ nào cũng đẹp, cũng rõ ràng.
Học tập tấm gương của người xưa, nhiều năm nay, trong các trường tiểu học đã giấy lên phong trào “ Vở sạch - Chữ đẹp”. Ngay từ khi bắt đầu vào học lớp 1, học sinh đã được giáo viên rèn viết chữ. Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học, việc rèn cho các em “Viết đúng, viết đẹp” là một vấn đề rất quan trọng. Bởi vì, chữ viết có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Ngoài ra, việc rèn chữ viết sẽ rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật và óc thẩm mĩ.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh ? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người giáo viên tiểu học. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Đồng thời phải tìm ra các biện pháp hướng dẫn các em rèn chữ viết sao cho hiệu quả. Đối với học sinh lớp 2, các em vừa mới từ lớp 1 lên, bước đầu mới làm quen với cách viết cỡ chữ nhỡ và cỡ chữ nhỏ, kÜ năng viết chữ của các em còn nhiều hạn chế. Các em chỉ mới viết ở mức độ tương đối, ghi nhớ các nét cơ bản còn chưa chắc chắn, nét chữ còn vụng về. Tốc độ viết còn chậm, kĩ thuật viết và độ điêu luyện chưa cao. Khi các em lên học lớp 2 yêu cầu chữ viết ở mức độ cao hơn, có chiều sâu hơn. Học lớp 2, các em một lần nữa được củng cố chữ viết và tăng tốc độ viết, độ nét, kĩ thuật. Qua đó, ta thấy chữ viết của học sinh lớp 2 là hết sức quan trọng.Vì vậy, giáo viên dạy lớp 2 phải tăng cường rèn luyện chữ viết cho học sinh để làm tiền đề cho các lớp trên. Đó chính là lí do tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 2”.