- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 3 MỚI NHẤT 2022 - 2023: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Rèn chữ viết cho Học sinh phải chú ý khi các em viết ở tất cả các môn học, không chỉ riêng môn Tập viết và môn Chính tả. Không nên xem nhẹ môn học nào bởi vì các môn học đều có liên quan bổ sung cho nhau.
Vì vậy, để giúp các em học sinh viết đúng quy định, rõ ràng, đều nét, viết liền mạch, viết đẹp và đạt tốc độ yêu cầu, đồng thời có ý thức giữ gìn sách vở Tôi đã vận dụng một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu rèn chữ viết cho Học sinh.
Thông qua việc nghiên cứu tìm tòi, Tôi rà soát tình hình thực tế của lớp mình đang trực tiếp giảng dạy, từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh của lớp. Đây là vấn đề then chốt giúp chất lượng chữ viết được tăng lên nhằm đảm bảo mục tiêu cần đạt.
-Về kiến thức: Củng cố hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ, cách nối chữ hoa và chữ thường, vị trí đánh dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng
-Về kĩ năng: Hình thành cho học sinh kĩ năng viết nhanh, viết đúng, viết đẹp và biết trình bày bài viết. Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, tôi hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Bám sát yêu cầu đó, tôi luôn chuẩn bị chu đáo trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh. HS nắm được một số kĩ năng về tư thế ngồi, để vở, cầm bút, luyện tay. Viết đúng một số nét cơ bản.
-Về thái độ: Học sinh có ý thức cẩn thận, tích cực, tự giác, hứng thú trong học tập, nắn nót khi viết bài, biết giữ gìn sách vở sạch sẽ. Nhận thức vẻ đẹp của chữ viết. Yêu thích say mê hứng thú luyện chữ đẹp.
Biện pháp 2: Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
Để giúp học sinh viết được những nét chữ đúng mẫu và đẹp, tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết, Chính tả tôi thường yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết.
*Ví dụ: Hỏi “Muốn viết chữ đẹp em phải ngồi như thế nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi viết đúng tư thế.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3A”.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 3A”.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Rèn chữ viết cho Học sinh phải chú ý khi các em viết ở tất cả các môn học, không chỉ riêng môn Tập viết và môn Chính tả. Không nên xem nhẹ môn học nào bởi vì các môn học đều có liên quan bổ sung cho nhau.
Vì vậy, để giúp các em học sinh viết đúng quy định, rõ ràng, đều nét, viết liền mạch, viết đẹp và đạt tốc độ yêu cầu, đồng thời có ý thức giữ gìn sách vở Tôi đã vận dụng một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu rèn chữ viết cho Học sinh.
Thông qua việc nghiên cứu tìm tòi, Tôi rà soát tình hình thực tế của lớp mình đang trực tiếp giảng dạy, từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp cho từng đối tượng học sinh của lớp. Đây là vấn đề then chốt giúp chất lượng chữ viết được tăng lên nhằm đảm bảo mục tiêu cần đạt.
-Về kiến thức: Củng cố hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ, cách nối chữ hoa và chữ thường, vị trí đánh dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng
-Về kĩ năng: Hình thành cho học sinh kĩ năng viết nhanh, viết đúng, viết đẹp và biết trình bày bài viết. Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, tôi hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Bám sát yêu cầu đó, tôi luôn chuẩn bị chu đáo trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh. HS nắm được một số kĩ năng về tư thế ngồi, để vở, cầm bút, luyện tay. Viết đúng một số nét cơ bản.
-Về thái độ: Học sinh có ý thức cẩn thận, tích cực, tự giác, hứng thú trong học tập, nắn nót khi viết bài, biết giữ gìn sách vở sạch sẽ. Nhận thức vẻ đẹp của chữ viết. Yêu thích say mê hứng thú luyện chữ đẹp.
Biện pháp 2: Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
Để giúp học sinh viết được những nét chữ đúng mẫu và đẹp, tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết, Chính tả tôi thường yêu cầu học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết.
*Ví dụ: Hỏi “Muốn viết chữ đẹp em phải ngồi như thế nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi viết đúng tư thế.