- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 4 MÔN KHOA HỌC: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học môn Khoa học lớp 4
I. Mô tả giải pháp đã biết............................................................................ 3
a. Ưu điểm ……………………...…………………………………………………………….…..… 3
b. Hạn chế …………………………………………………………………………………………….3
II. Nội dung giải pháp ………………………………………………………………………….. 4
Giải pháp 1 …………………………………………………………………………………………..4
Giải pháp 2 …………………………………………………………………………………………..5
Giải pháp 3 …………………………………………………………………………………………..9
1. Tính mới, tính sáng tạo ……………………………………………………………………13
a. Tính mới ………………………………………………………………………………………... 13
b. Tính sáng tạo …………………………………………………………………………………..13
2. Khả năng áp dụng, nhân rộng …….……………………………………………………14
3. Hiệu quả, lợi ích thu được, áp dụng giải pháp …….……………………..………14
a. Hiệu quả kinh tế …….………………………………………………………………..………14
b. Hiệu quả xã hội …….…………………………………………………………………………14
c. Hiệu quả học tập …….…………………………………………………………………..……15
d. Giá trị làm lợi khác …….………………………………………………...…………………15
Phụ lục 1 …….………………………………………………………………………………………16
Phụ lục 2 …….………………………………………………………………………………………17
Phụ lục 3 …….………………………………………………………………………………………18
Tài liệu tham khảo …….……………………………………………………………………..…19
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Khoa học lớp 4
3. Tác giả:
Họ và tên : Vũ Phương Anh
Ngày, tháng, năm sinh : 27/01/1994
Chức vụ : Giáo viên chủ nhiệm lớp 4
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Sao Mai
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Sao Mai
Địa chỉ:. Số 98 Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT:
Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 4, bản thân tôi nhận thấy để một tiết học đạt hiệu quả, cần phải có không khí học tập sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức, vừa tạo không khí vui tươi. Các em sẽ được vừa học vừa chơi nên tâm lí sẽ thoải mái giúp các em tiếp thu bài nhẹ nhàng, hiệu quả. Nội dung môn Khoa học chiếm một thời gian học bài không nhỏ với các em nên việc giúp học sinh nắm bài những môn này tại lớp là vấn đề cần thiết.
Ưu điểm
- Nội dung chương trình có lượng kiến thức phong phú, có nhiều bài có nội dung thú vị, hấp dẫn với học sinh.
- Hầu hết các Giáo viên đều nắm được nội dung, yêu cầu, mục đích của môn học cũng như các thao tác, phương pháp vận dụng trong bài.
Hạn chế
- Ngay từ đầu năm học khi mới nhận lớp, nhiều em rất thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà, nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm, nói nhỏ, thiếu tự tin trong giao tiếp và bày tỏ ý kiến riêng,... Vậy làm sao để các em có thể hoàn thành tốt các môn học về kiến thức lẫn kĩ năng sống hàng ngày của các em ?
- Như ta đã biết, nội dung dạy học môn Khoa học ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rất nhiều vấn đề khó hiểu; vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự nhiên. Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ, làm đồ dùng dạy học. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, làm thí nghiệm, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, như mô tả các thí nghiệm về đặc điểm, bản chất của sự vật, sự việc mà chỉ dùng lời nói và giáo viên thao tác thí nghiệm để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Hoặc các em học theo kiểu Đọc – nghe sẽ rất dễ gây cảm giác nhàm chán, mệt mỏi. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt.
Là giáo viên được BGH giao nhiệm vụ dạy lớp 4, bản thân tôi rất quan tâm và chú ý đến việc tạo được hứng thú, niềm say mê học tập cho các em học sinh ở tất cả các bộ môn trong đó có môn Khoa học.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
- Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
- Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là nghiên cứu để nắm vững tình hình học tập chung của lớp và của từng học sinh. Tạo điều kiện cho từng học sinh thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp.
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học nhất là môn Khoa học là rất phong phú và đa dạng : Thực hành-thí nghiệm, thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi học tập, giải quyết tình huống có vấn đề, … Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy người giáo viên không nên lạm dụng phương pháp nào. Cần phải cân nhắc kĩ nội dung, tính chất của mỗi bài dạy; căn cứ vào nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên; vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học cho hiệu quả.
Một số giải pháp được sử dụng như sau:
Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập
Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên hay đồ dùng học tập của học sinh đối với mỗi tiết học là một việc làm vô cùng quan trọng, hiệu quả tiết học đạt được ở mức độ nào là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị rất cao. Vì vậy, giáo viên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc giao cho học sinh chuẩn bị.
Chẳng hạn : Để chuẩn bị cho các bài học của ngày hôm sau, tôi thường yêu cầu học sinh:
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu, tranh ảnh hoặc dụng cụ học tập liên quan đến nội dung bài học”.
+ Đầu giờ học hôm sau, các em sẽ tự kiểm tra cho nhau về sự chuẩn bị của bạn mình, sau đó báo cáo lại với cô giáo.
+ Căn cứ vào đó, tôi sẽ thưởng sao cho các em, cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể sẽ tuyên dương học sinh nào học tập tốt, nề nếp tốt, chuẩn bị chu đáo phần dặn dò về nhà; bạn nào có ít sao sẽ bị nhắc nhở cùng với đó có thể kết hợp hình thức “lao động xanh” giúp tăng cường vệ sinh lớp học là tổ đó sẽ trực vệ sinh cho tuần học kế tiếp.
- Việc dặn dò chuẩn bị bài cho ngày hôm sau như tôi đã thực hiện cũng có nhiều tác dụng như: Thông qua việc đọc và trả lời các câu hỏi, các em được luyện đọc chữ; Nếu có những nội dung các em cần ghi chép lại sau khi quan sát thì các được luyện chữ viết; Sưu tập tranh ảnh, đồ dùng tạo hứng thú, trí tò mò cho bài học hôm sau; …
Một vài ví dụ về phần nội dung dặn dò cho các bài học ( Phụ lục 1)
=> Khi đưa yêu cầu ghi dặn dò và kiểm soát thực hiện tạo thành nếp cho học sinh rồi thì hiệu quả được thấy rõ rệt: Trước đây các em chỉ tìm hiểu bài với phương pháp đàm thoại thầy hỏi-trò trả lời, kiến thức do giáo viên truyền đạt, tiết học trầm lắng, chỉ một số em phát biểu xây dựng bài học cùng giáo viên, giờ đây với sự chuẩn bị như đã dặn dò, đa số học sinh tham gia các hoạt động học tập, hoạt động thực hành sôi nổi hơn, tiếp nhận thông tin bài học chủ động hơn, ghi nhớ bài nhanh hơn.
Giải pháp 2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi-Gameshow.
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng dạy và học để phục vụ cho các hoạt động học tập đạt hiệu quả, thì trò chơi học tập cũng là một phương pháp dạy học nhằm tạo sự cuốn hút học sinh vào bài giảng và tiếp thu kiến thức không kém phần hiệu quả.
Vậy thế nào là trò chơi học tập ? Tổ chức trò chơi khi dạy học vào lúc nào ?
- Trò chơi học tập là trò chơi gắn với hoạt động học tập của học sinh. Để thay đổi hình thức học tập, không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, học sinh tiếp thu bài tự giác và tích cực, chủ động hơn.
- Qua thời gian giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất thích được tham gia trò chơi học tập. Vì vậy, dựa trên kiến thức mỗi bài học, tôi suy nghĩ và xây dựng nên các trò chơi, đặt tên, đặt luật chơi; phải có tính thi đua, quy định về sự thưởng, « phạt »... và ấn định thời gian cùng với phương pháp để tiến hành trò chơi đó sao cho phù hợp, đồng thời cũng dự kiến một số tình huống có thể phát sinh trong quá trình tiến hành trò chơi,… Trong môn khoa học lớp 4 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp trò chơi học tập. Thường có hai dạng kiến thức để thực hiện trò chơi: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học.
Và trong nội dung các bài học, SGK cũng đã có sẵn rất nhiều các trò chơi được gợi ý sử dụng ( Phụ lục 2)
* Ngoài ra, tùy khả năng và sự sáng tạo của mình giáo viên có thể sáng tác và sử dụng các trò chơi khác cho phù hợp, tăng hiệu quả tiết học. Tuy nhiên, khi tiến hành tổ chức trò chơi, cần chú ý:
- Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục trí tuệ, nó giúp học sinh phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác,…, chính xác hóa những
MỤC LỤC
I. Mô tả giải pháp đã biết............................................................................ 3
a. Ưu điểm ……………………...…………………………………………………………….…..… 3
b. Hạn chế …………………………………………………………………………………………….3
II. Nội dung giải pháp ………………………………………………………………………….. 4
Giải pháp 1 …………………………………………………………………………………………..4
Giải pháp 2 …………………………………………………………………………………………..5
Giải pháp 3 …………………………………………………………………………………………..9
1. Tính mới, tính sáng tạo ……………………………………………………………………13
a. Tính mới ………………………………………………………………………………………... 13
b. Tính sáng tạo …………………………………………………………………………………..13
2. Khả năng áp dụng, nhân rộng …….……………………………………………………14
3. Hiệu quả, lợi ích thu được, áp dụng giải pháp …….……………………..………14
a. Hiệu quả kinh tế …….………………………………………………………………..………14
b. Hiệu quả xã hội …….…………………………………………………………………………14
c. Hiệu quả học tập …….…………………………………………………………………..……15
d. Giá trị làm lợi khác …….………………………………………………...…………………15
Phụ lục 1 …….………………………………………………………………………………………16
Phụ lục 2 …….………………………………………………………………………………………17
Phụ lục 3 …….………………………………………………………………………………………18
Tài liệu tham khảo …….……………………………………………………………………..…19
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh
trong tiết học môn Khoa học lớp 4”
trong tiết học môn Khoa học lớp 4”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Khoa học lớp 4
3. Tác giả:
Họ và tên : Vũ Phương Anh
Ngày, tháng, năm sinh : 27/01/1994
Chức vụ : Giáo viên chủ nhiệm lớp 4
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Sao Mai
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Sao Mai
Địa chỉ:. Số 98 Tô Ngọc Vân, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT:
Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 4, bản thân tôi nhận thấy để một tiết học đạt hiệu quả, cần phải có không khí học tập sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức, vừa tạo không khí vui tươi. Các em sẽ được vừa học vừa chơi nên tâm lí sẽ thoải mái giúp các em tiếp thu bài nhẹ nhàng, hiệu quả. Nội dung môn Khoa học chiếm một thời gian học bài không nhỏ với các em nên việc giúp học sinh nắm bài những môn này tại lớp là vấn đề cần thiết.
Ưu điểm
- Nội dung chương trình có lượng kiến thức phong phú, có nhiều bài có nội dung thú vị, hấp dẫn với học sinh.
- Hầu hết các Giáo viên đều nắm được nội dung, yêu cầu, mục đích của môn học cũng như các thao tác, phương pháp vận dụng trong bài.
Hạn chế
- Ngay từ đầu năm học khi mới nhận lớp, nhiều em rất thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà, nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm, nói nhỏ, thiếu tự tin trong giao tiếp và bày tỏ ý kiến riêng,... Vậy làm sao để các em có thể hoàn thành tốt các môn học về kiến thức lẫn kĩ năng sống hàng ngày của các em ?
- Như ta đã biết, nội dung dạy học môn Khoa học ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rất nhiều vấn đề khó hiểu; vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự nhiên. Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ, làm đồ dùng dạy học. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, làm thí nghiệm, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, như mô tả các thí nghiệm về đặc điểm, bản chất của sự vật, sự việc mà chỉ dùng lời nói và giáo viên thao tác thí nghiệm để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Hoặc các em học theo kiểu Đọc – nghe sẽ rất dễ gây cảm giác nhàm chán, mệt mỏi. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt.
Là giáo viên được BGH giao nhiệm vụ dạy lớp 4, bản thân tôi rất quan tâm và chú ý đến việc tạo được hứng thú, niềm say mê học tập cho các em học sinh ở tất cả các bộ môn trong đó có môn Khoa học.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
- Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
- Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là nghiên cứu để nắm vững tình hình học tập chung của lớp và của từng học sinh. Tạo điều kiện cho từng học sinh thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp.
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học nhất là môn Khoa học là rất phong phú và đa dạng : Thực hành-thí nghiệm, thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi học tập, giải quyết tình huống có vấn đề, … Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy người giáo viên không nên lạm dụng phương pháp nào. Cần phải cân nhắc kĩ nội dung, tính chất của mỗi bài dạy; căn cứ vào nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên; vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học cho hiệu quả.
Một số giải pháp được sử dụng như sau:
Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập
Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên hay đồ dùng học tập của học sinh đối với mỗi tiết học là một việc làm vô cùng quan trọng, hiệu quả tiết học đạt được ở mức độ nào là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị rất cao. Vì vậy, giáo viên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc giao cho học sinh chuẩn bị.
Chẳng hạn : Để chuẩn bị cho các bài học của ngày hôm sau, tôi thường yêu cầu học sinh:
+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu, tranh ảnh hoặc dụng cụ học tập liên quan đến nội dung bài học”.
+ Đầu giờ học hôm sau, các em sẽ tự kiểm tra cho nhau về sự chuẩn bị của bạn mình, sau đó báo cáo lại với cô giáo.
+ Căn cứ vào đó, tôi sẽ thưởng sao cho các em, cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể sẽ tuyên dương học sinh nào học tập tốt, nề nếp tốt, chuẩn bị chu đáo phần dặn dò về nhà; bạn nào có ít sao sẽ bị nhắc nhở cùng với đó có thể kết hợp hình thức “lao động xanh” giúp tăng cường vệ sinh lớp học là tổ đó sẽ trực vệ sinh cho tuần học kế tiếp.
- Việc dặn dò chuẩn bị bài cho ngày hôm sau như tôi đã thực hiện cũng có nhiều tác dụng như: Thông qua việc đọc và trả lời các câu hỏi, các em được luyện đọc chữ; Nếu có những nội dung các em cần ghi chép lại sau khi quan sát thì các được luyện chữ viết; Sưu tập tranh ảnh, đồ dùng tạo hứng thú, trí tò mò cho bài học hôm sau; …
Một vài ví dụ về phần nội dung dặn dò cho các bài học ( Phụ lục 1)
=> Khi đưa yêu cầu ghi dặn dò và kiểm soát thực hiện tạo thành nếp cho học sinh rồi thì hiệu quả được thấy rõ rệt: Trước đây các em chỉ tìm hiểu bài với phương pháp đàm thoại thầy hỏi-trò trả lời, kiến thức do giáo viên truyền đạt, tiết học trầm lắng, chỉ một số em phát biểu xây dựng bài học cùng giáo viên, giờ đây với sự chuẩn bị như đã dặn dò, đa số học sinh tham gia các hoạt động học tập, hoạt động thực hành sôi nổi hơn, tiếp nhận thông tin bài học chủ động hơn, ghi nhớ bài nhanh hơn.
Giải pháp 2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi-Gameshow.
Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng dạy và học để phục vụ cho các hoạt động học tập đạt hiệu quả, thì trò chơi học tập cũng là một phương pháp dạy học nhằm tạo sự cuốn hút học sinh vào bài giảng và tiếp thu kiến thức không kém phần hiệu quả.
Vậy thế nào là trò chơi học tập ? Tổ chức trò chơi khi dạy học vào lúc nào ?
- Trò chơi học tập là trò chơi gắn với hoạt động học tập của học sinh. Để thay đổi hình thức học tập, không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, học sinh tiếp thu bài tự giác và tích cực, chủ động hơn.
- Qua thời gian giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất thích được tham gia trò chơi học tập. Vì vậy, dựa trên kiến thức mỗi bài học, tôi suy nghĩ và xây dựng nên các trò chơi, đặt tên, đặt luật chơi; phải có tính thi đua, quy định về sự thưởng, « phạt »... và ấn định thời gian cùng với phương pháp để tiến hành trò chơi đó sao cho phù hợp, đồng thời cũng dự kiến một số tình huống có thể phát sinh trong quá trình tiến hành trò chơi,… Trong môn khoa học lớp 4 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp trò chơi học tập. Thường có hai dạng kiến thức để thực hiện trò chơi: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học.
Và trong nội dung các bài học, SGK cũng đã có sẵn rất nhiều các trò chơi được gợi ý sử dụng ( Phụ lục 2)
* Ngoài ra, tùy khả năng và sự sáng tạo của mình giáo viên có thể sáng tác và sử dụng các trò chơi khác cho phù hợp, tăng hiệu quả tiết học. Tuy nhiên, khi tiến hành tổ chức trò chơi, cần chú ý:
- Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục trí tuệ, nó giúp học sinh phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác,…, chính xác hóa những