- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 4 MÔN TẬP ĐỌC: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nhà trường hay ngoài xã hội thì hoạt động đọc của các em được tồn tại ở mọi lúc, mọi nơi: Đọc thư từ, báo chí, sách vở, đọc tên đường phố, đọc tên nhà, tên cửa hiệu….Tùy theo khả năng, đọc ở mỗi người sẽ có mục đích, sự cảm nhận về nội dung đọc sẽ hoàn toàn khác nhau. Đối với người học sinh đọc là hành động học tập. Thông qua hoạt động đọc, học sinh tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm học tập, tiếp nhận được những sản phẩm văn hóa tinh thần của người xưa, của xã hội, của thầy cô, bạn bè, … để lại; đọc để cập nhật những kiến thức, những thành tựu khoa học và những tiến bộ của xã hội loài người. Như vậy môn tập đọc có ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
Là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông, nó có vai trò “nền tảng” rất quan trọng. Giáo dục Tiểu học không chỉ tạo những cơ sở ban đầu bền vững về tri thức mà còn hình thành cho trẻ những đường nét cơ bản về nhân cách con người. Trong nhà trường Tiểu học hiện nay, số học sinh có kĩ năng đọc – đọc hiểu tốt hầu như chỉ tập trung ở các lớp khá - giỏi (lớp chọn), số học sinh có kĩ năng đọc ở mức độ tương đối và một số học sinh có kĩ năng đọc chưa tốt thì tập trung ở các lớp còn lại. Nếu không chấn chỉnh kịp thời dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc sau này, cần phải có những biện pháp tích cực để giáo dục các em. Trách nhiệm này không của riêng ai mà của toàn hệ thống giáo dục trong nhà trường, của cả cha mẹ học sinh và cả bản thân các em học sinh. Nhưng điểm mấu chốt là nhà trường- nơi trực tiếp giáo dục các em.
Được phân công chủ nhiệm lớp 4.2, nhiều em trong lớp có kĩ năng đọc chưa thông thạo nên tôi luôn luôn cố gắng làm thế nào để học sinh của lớp mình không chỉ đọc lưu loát mà còn hiểu nội dung bài đọc, diễn cảm được giọng đọc qua bài học, tạo tinh thần thoải mái trong học tập tạo động cơ học tập đúng đắn, nên tôi chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC”.
B. NỘI DUNG:
I. Thực trạng
Ngành giáo dục đã quan tâm nhiều đến việc đọc – viết của học sinh; trong soạn giảng từng môn học và hoạt động giáo dục, kể cả hoạt động ngoại khóa thì đều có văn bản chỉ đạo tổ chức theo phân hóa đối tượng học sinh, tránh tình trạng ngồi nhầm lớp (học lớp 4, lớp 5 mà đọc – viết chưa thông thạo). Tuy nhiên vấn đề này chỉ được thực hiện với hình thức đối phó (chỉ thể hiện trên giáo án), còn thực tế thì chưa khắc sâu, chưa được coi trọng, bởi giáo viên đa số chỉ tập chung vào dạy sao cho hết là chủ yếu, giáo viên chỉ phân hóa, dạy đủ bước khi có kiểm tra, dự giờ.
Qua thực tế giảng dạy, nhìn chung kĩ năng đọc của đa số các em còn lấp vấp, có em còn đánh vần, ngắt ý, ngắt câu sai, ngữ điệu đều đều,…dẫn đến năng lực đọc chưa cao, khả năng giao tiếp, tư duy và cảm thụ văn học… bị hạn chế, kỹ năng đọc “diễn cảm” chưa có, chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn chưa lưu loát, phát âm bị lẫn phụ âm đầu, thanh, vần, chưa biết cách đọc hiểu, dẫn đến việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản còn khó khăn làm các em này chẳng những kém về kiến thức mà còn mặc cảm trước bạn bè và dẫn đến việc các em không tích cực trong học tập. Qua nghiên cứu tôi xác định nguyên nhân như sau:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nhà trường hay ngoài xã hội thì hoạt động đọc của các em được tồn tại ở mọi lúc, mọi nơi: Đọc thư từ, báo chí, sách vở, đọc tên đường phố, đọc tên nhà, tên cửa hiệu….Tùy theo khả năng, đọc ở mỗi người sẽ có mục đích, sự cảm nhận về nội dung đọc sẽ hoàn toàn khác nhau. Đối với người học sinh đọc là hành động học tập. Thông qua hoạt động đọc, học sinh tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm học tập, tiếp nhận được những sản phẩm văn hóa tinh thần của người xưa, của xã hội, của thầy cô, bạn bè, … để lại; đọc để cập nhật những kiến thức, những thành tựu khoa học và những tiến bộ của xã hội loài người. Như vậy môn tập đọc có ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
Là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông, nó có vai trò “nền tảng” rất quan trọng. Giáo dục Tiểu học không chỉ tạo những cơ sở ban đầu bền vững về tri thức mà còn hình thành cho trẻ những đường nét cơ bản về nhân cách con người. Trong nhà trường Tiểu học hiện nay, số học sinh có kĩ năng đọc – đọc hiểu tốt hầu như chỉ tập trung ở các lớp khá - giỏi (lớp chọn), số học sinh có kĩ năng đọc ở mức độ tương đối và một số học sinh có kĩ năng đọc chưa tốt thì tập trung ở các lớp còn lại. Nếu không chấn chỉnh kịp thời dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc sau này, cần phải có những biện pháp tích cực để giáo dục các em. Trách nhiệm này không của riêng ai mà của toàn hệ thống giáo dục trong nhà trường, của cả cha mẹ học sinh và cả bản thân các em học sinh. Nhưng điểm mấu chốt là nhà trường- nơi trực tiếp giáo dục các em.
Được phân công chủ nhiệm lớp 4.2, nhiều em trong lớp có kĩ năng đọc chưa thông thạo nên tôi luôn luôn cố gắng làm thế nào để học sinh của lớp mình không chỉ đọc lưu loát mà còn hiểu nội dung bài đọc, diễn cảm được giọng đọc qua bài học, tạo tinh thần thoải mái trong học tập tạo động cơ học tập đúng đắn, nên tôi chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC”.
B. NỘI DUNG:
I. Thực trạng
Ngành giáo dục đã quan tâm nhiều đến việc đọc – viết của học sinh; trong soạn giảng từng môn học và hoạt động giáo dục, kể cả hoạt động ngoại khóa thì đều có văn bản chỉ đạo tổ chức theo phân hóa đối tượng học sinh, tránh tình trạng ngồi nhầm lớp (học lớp 4, lớp 5 mà đọc – viết chưa thông thạo). Tuy nhiên vấn đề này chỉ được thực hiện với hình thức đối phó (chỉ thể hiện trên giáo án), còn thực tế thì chưa khắc sâu, chưa được coi trọng, bởi giáo viên đa số chỉ tập chung vào dạy sao cho hết là chủ yếu, giáo viên chỉ phân hóa, dạy đủ bước khi có kiểm tra, dự giờ.
Qua thực tế giảng dạy, nhìn chung kĩ năng đọc của đa số các em còn lấp vấp, có em còn đánh vần, ngắt ý, ngắt câu sai, ngữ điệu đều đều,…dẫn đến năng lực đọc chưa cao, khả năng giao tiếp, tư duy và cảm thụ văn học… bị hạn chế, kỹ năng đọc “diễn cảm” chưa có, chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn chưa lưu loát, phát âm bị lẫn phụ âm đầu, thanh, vần, chưa biết cách đọc hiểu, dẫn đến việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản còn khó khăn làm các em này chẳng những kém về kiến thức mà còn mặc cảm trước bạn bè và dẫn đến việc các em không tích cực trong học tập. Qua nghiên cứu tôi xác định nguyên nhân như sau: