- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 5 ĐẠT GIẢI CẤP TỈNH : MỘT SỐ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐẠT HIỆU QUẢ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục Tiểu học ở Việt Nam đang bước vào một kỉ nguyên mới - Một chương trình giảng dạy mới dựa trên năng lực của người học. Đó là động thái chuyển đổi từ một hệ thống giáo dục tập trung vào kiến thức sang một hệ thống giáo dục thực sự coi trọng sự phát triển toàn diện của người học, “để chuẩn bị cho trẻ thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của xã hội tương lai” (Chương trình giáo dục phổ thông 2018).
Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác trong nhà trường có những vai trò quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Tiếng Việt thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung học tập lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao.
Học thông qua chơi là hướng tiếp cận giáo dục mà ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Hoạt động trò chơi trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp. Tổ chức trò chơi học tập là một phương pháp dạy học tích cực luôn được khuyến khích vận dụng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt lại càng cần thiết hơn. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập sẽ giúp chất lượng dạy học môn Tiếng Việt được nâng cao. Chính vì những lý do nêu trên, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả”.
II.NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu về các trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt 5.
- Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
- Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của trò chơi Tiếng Việt.
- Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi về quy mô: Tổ chức trò chơi nhằm phát huy năng lực cho học sinh và tạo hứng thú học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A6 – Năm học 2020-2021 – Trường Tiểu học Văn Yên.
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục… có liên quan đến nội dung đề tài.
Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
Nghiên cứu thực tế:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi có thể áp dụng khi dạy môn Tiếng Việt 5.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Vị trí của môn tiếng Việt trong trường Tiểu học.
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Việt cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn tiếng Việt có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, hay những lời văn trong sáng khi viết văn…đều bắt trẻ phải tư duy, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
HÌNH ẢNH TỔNG THỂ';
CHI TIẾT
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục Tiểu học ở Việt Nam đang bước vào một kỉ nguyên mới - Một chương trình giảng dạy mới dựa trên năng lực của người học. Đó là động thái chuyển đổi từ một hệ thống giáo dục tập trung vào kiến thức sang một hệ thống giáo dục thực sự coi trọng sự phát triển toàn diện của người học, “để chuẩn bị cho trẻ thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của xã hội tương lai” (Chương trình giáo dục phổ thông 2018).
Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác trong nhà trường có những vai trò quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Tiếng Việt thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung học tập lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao.
Học thông qua chơi là hướng tiếp cận giáo dục mà ở đó học sinh được tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề trong môi trường học tập vui vẻ. Giáo viên kết nối mục tiêu học tập với hoạt động chơi nhằm thúc đẩy sự tham gia và tự chủ của học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Hoạt động trò chơi trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp. Tổ chức trò chơi học tập là một phương pháp dạy học tích cực luôn được khuyến khích vận dụng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt lại càng cần thiết hơn. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập sẽ giúp chất lượng dạy học môn Tiếng Việt được nâng cao. Chính vì những lý do nêu trên, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt lớp 5 đạt hiệu quả”.
II.NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu về các trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt 5.
- Tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học.
- Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của trò chơi Tiếng Việt.
- Nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi về quy mô: Tổ chức trò chơi nhằm phát huy năng lực cho học sinh và tạo hứng thú học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A6 – Năm học 2020-2021 – Trường Tiểu học Văn Yên.
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục… có liên quan đến nội dung đề tài.
Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
Nghiên cứu thực tế:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi có thể áp dụng khi dạy môn Tiếng Việt 5.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Vị trí của môn tiếng Việt trong trường Tiểu học.
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Việt cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn tiếng Việt có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, hay những lời văn trong sáng khi viết văn…đều bắt trẻ phải tư duy, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
HÌNH ẢNH TỔNG THỂ';
CHI TIẾT
DOWNLOAD FILE
Sửa lần cuối: