- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 5 MÔN TẬP ĐỌC MỚI NHẤT: Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công việc này đựơc bắt đầu bằng cách luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến đến đọc hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên này.
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa khoa học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã đựơc ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường đúng nghĩa trong xã hội hiện đại.
Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, quan hệ xã hội, tư duy; chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên ngoài, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.
Những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cải cách chỉnh lí sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc nhưng thực tế ở một số trường học Tiểu học, việc dạy tập đọc vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Trong các trường Tiểu học ở thành phố nói chung và trường Tiểu học Hữu Nghị nói riêng nhìn chung đều có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bên cạnh đó là những giáo viên trẻ nhiệt tình ham học hỏi. Học sinh phần lớn có tinh thần học tập, ham hiểu biết. Tuy vậy, năng lực học tập và khả năng nhận thức của các em có khác nhau, khả năng đọc diễn cảm của các em cũng khác nhau. Việc đọc diễn cảm của học sinh so với yêu cầu là chưa đáp ứng được. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng mạch lạc, số các em đọc diễn cảm chưa tốt, chưa đạt được yêu cầu đề ra. Về phía giáo viên cũng chưa thực sự chú trọng đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh, trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho luyện đọc vỡ, tìm hiểu nội dung văn bản thường quá nhiều, do vậy sang phần đọc diễn cảm chỉ đọc lướt qua.
Làm thế nào để học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt trong giờ tập đọc để từ đó phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, các em thấy được cái hay cái đẹp của văn học, của cuộc sống xung quanh... đó là điều trăn trở và là niềm say mê nghiên cứu của nhiều thế hệ giáo viên.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”.
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công việc này đựơc bắt đầu bằng cách luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến đến đọc hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên này.
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa khoa học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã đựơc ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường đúng nghĩa trong xã hội hiện đại.
Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, quan hệ xã hội, tư duy; chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên ngoài, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.
Những năm gần đây, mặc dù đã có nhiều cải cách chỉnh lí sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc nhưng thực tế ở một số trường học Tiểu học, việc dạy tập đọc vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Trong các trường Tiểu học ở thành phố nói chung và trường Tiểu học Hữu Nghị nói riêng nhìn chung đều có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bên cạnh đó là những giáo viên trẻ nhiệt tình ham học hỏi. Học sinh phần lớn có tinh thần học tập, ham hiểu biết. Tuy vậy, năng lực học tập và khả năng nhận thức của các em có khác nhau, khả năng đọc diễn cảm của các em cũng khác nhau. Việc đọc diễn cảm của học sinh so với yêu cầu là chưa đáp ứng được. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng mạch lạc, số các em đọc diễn cảm chưa tốt, chưa đạt được yêu cầu đề ra. Về phía giáo viên cũng chưa thực sự chú trọng đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh, trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho luyện đọc vỡ, tìm hiểu nội dung văn bản thường quá nhiều, do vậy sang phần đọc diễn cảm chỉ đọc lướt qua.
Làm thế nào để học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt trong giờ tập đọc để từ đó phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, các em thấy được cái hay cái đẹp của văn học, của cuộc sống xung quanh... đó là điều trăn trở và là niềm say mê nghiên cứu của nhiều thế hệ giáo viên.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”.