- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 5 MÔN TOÁN NĂM 2021 - 2022: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
1. Tên sáng kiến: “Đề xuất giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 5
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày … tháng… năm 20…. đến ngày 10 tháng 5 năm 20…..
4. Tác giả:
- Họ và tên:
- Năm sinh:
- Nơi thường trú:
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học.
- Chức vụ công tác: Giáo viên- tổ phó tổ 4-5
- Nơi làm việc: Trường tiểu học
- Điện thoại:
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
-Tên đơn vị: Trường Tiểu học
- Địa chỉ:
BÁO CÁO
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong chương trình toán lớp 5 hiện hành, mạch kiến thức số học có nội dung về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm . Tỉ số phần trăm là một kiến thức mới mẻ, mang tính trừu tượng cao.
Dạy - học về “ tỉ số phần trăm” và “ giải toán về tỉ số phần trăm” không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn lí thuyết với thực tế cuộc sống. Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm số học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực, …..) trong lớp mình học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, ..v..v… Nhưng việc dạy- học “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh Tiểu học.
Bản thân những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng, HS phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “ đạt một số phần trăm chỉ tiêu ; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất”…, đòi hỏi phải có năng lực tư duy phân tích tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa, khả năng suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề ...
Từ việc xác định vị trí, vai trò của nội dung toán về tỉ số phần trăm cũng như những băn khoăn về cách dạy và học kiến thức này . Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 5, tôi nghĩ cần phải có một giải pháp cụ thể giúp học sinh nắm – hiểu và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm một cách chắc chắn hơn. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, đặc biệt giúp học sinh nắm chắc kiến thức khi học về dạng toán “tỉ số phần trăm” và có khả năng vận dụng tốt trong thực hành luyện tập cũng như có khả năng vận dụng trong thực tế. Qua đề tài tôi muốn trao đổi kinh nghiệm dạy về dạng toán “tỉ số phần trăm” ở lớp 5. Do đó, tôi chọn nội dung: “Đề xuất giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm”
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa về dạng toán tỉ số phần trăm
Trong chương trình môn toán lớp 5 sau khi học sinh học xong 4 phép tính về cộng trừ nhân chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức về tỉ số phần trăm, các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm có trong 26 tiết bao gồm 4 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung bao gồm các kiến thức sau đây:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Đọc viết tỉ số phần trăm.
- Cộng trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số.
- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
- Giải các bài toán về tỉ số phần trăm:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết.
+ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
Các dạng toán về tỉ số phần được đưa vào chủ yếu ở các tiết từ tiết 74 đến tiết 79, sau đó học sinh tiếp tục được củng cố thông qua một số bài tập trong các tiết luyện tập trong phần ôn tập cuối năm học.
1.2. Thực trạng việc dạy và học về dạng toán tỉ số phần trăm.
1.2.1. Về phía giáo viên.
Nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm về nội dung dạy học dạng toán tỉ số phần trăm, có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa nên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức như nguyên mẫu sách giáo khoa, dẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, thành ra lúng túng. Thực trạng này cũng góp phần làm giảm chất lượng dạy – học môn Toán trong nhà trường.
1.2.2 Về phía học sinh.
Qua thực tế những năm giảng dạy toán lớp 5 cải cách, khi dạy học yếu tố giải toán về tỉ số phần trăm, tỉ lệ kết quả đạt được của học sinh thấp hơn so với dạng toán khác, tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu trở lên chỉ vào khoảng 75%-80% . Sở dĩ có hiện trạng này vì đây là một loại toán khó, có tính trừu tượng cao. Mặt khác, đặc điểm tư duy của lứa tuổi học sinh Tiểu học là rất cụ thể và hạn chế về khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa; những thuật ngữ của bài toán có gắn yếu tố thực tế cuộc sống còn khá lạ lẫm đối với các em. Vì vậy, tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải như sau.:
-Thứ nhất, HS chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “ %” vào bên phải của số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
-Thứ hai, HS khó định dạng bài tập. Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của hai số đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “ %” vào bên phải của tích vừa tìm được), nhưng với hai dạng bài tập còn lại chỉ thể hiện ra dưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu HS vận dụng tương tự. Vì không nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán, chưa nắm rõ mối quan hệ giữa ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm nên hiểu một cách mơ hồ.
-Thứ ba, nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng dạng, nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng.
Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thì các em làm sai. Thông thường các em hay nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập: “ Tìm giá trị một số phần trăm của một số cho trước” và “ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”. Điều này thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề đặt ra của bài toán
2. Các giải pháp cụ thể
- Muốn cho học sinh hiểu và giải được các dạng toán về tỉ số phần trăm, giáo viên cần cho học sinh hiểu “ thế nào là tỉ số của 2 số” và “ thế nào là tỉ số phần trăm?; tỉ số và tỉ số phần trăm cho biết gì?
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Đề xuất giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn toán lớp 5
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày … tháng… năm 20…. đến ngày 10 tháng 5 năm 20…..
4. Tác giả:
- Họ và tên:
- Năm sinh:
- Nơi thường trú:
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học.
- Chức vụ công tác: Giáo viên- tổ phó tổ 4-5
- Nơi làm việc: Trường tiểu học
- Điện thoại:
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
-Tên đơn vị: Trường Tiểu học
- Địa chỉ:
BÁO CÁO
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong chương trình toán lớp 5 hiện hành, mạch kiến thức số học có nội dung về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm . Tỉ số phần trăm là một kiến thức mới mẻ, mang tính trừu tượng cao.
Dạy - học về “ tỉ số phần trăm” và “ giải toán về tỉ số phần trăm” không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn lí thuyết với thực tế cuộc sống. Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm số học sinh (theo giới tính hoặc theo học lực, …..) trong lớp mình học hay trong nhà trường, tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, ..v..v… Nhưng việc dạy- học “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh Tiểu học.
Bản thân những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng, HS phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “ đạt một số phần trăm chỉ tiêu ; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất”…, đòi hỏi phải có năng lực tư duy phân tích tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa, khả năng suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết các vấn đề ...
Từ việc xác định vị trí, vai trò của nội dung toán về tỉ số phần trăm cũng như những băn khoăn về cách dạy và học kiến thức này . Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 5, tôi nghĩ cần phải có một giải pháp cụ thể giúp học sinh nắm – hiểu và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm một cách chắc chắn hơn. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, đặc biệt giúp học sinh nắm chắc kiến thức khi học về dạng toán “tỉ số phần trăm” và có khả năng vận dụng tốt trong thực hành luyện tập cũng như có khả năng vận dụng trong thực tế. Qua đề tài tôi muốn trao đổi kinh nghiệm dạy về dạng toán “tỉ số phần trăm” ở lớp 5. Do đó, tôi chọn nội dung: “Đề xuất giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm”
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa về dạng toán tỉ số phần trăm
Trong chương trình môn toán lớp 5 sau khi học sinh học xong 4 phép tính về cộng trừ nhân chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức về tỉ số phần trăm, các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm có trong 26 tiết bao gồm 4 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung bao gồm các kiến thức sau đây:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Đọc viết tỉ số phần trăm.
- Cộng trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số.
- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
- Giải các bài toán về tỉ số phần trăm:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết.
+ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
Các dạng toán về tỉ số phần được đưa vào chủ yếu ở các tiết từ tiết 74 đến tiết 79, sau đó học sinh tiếp tục được củng cố thông qua một số bài tập trong các tiết luyện tập trong phần ôn tập cuối năm học.
1.2. Thực trạng việc dạy và học về dạng toán tỉ số phần trăm.
1.2.1. Về phía giáo viên.
Nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm về nội dung dạy học dạng toán tỉ số phần trăm, có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa nên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức như nguyên mẫu sách giáo khoa, dẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, thành ra lúng túng. Thực trạng này cũng góp phần làm giảm chất lượng dạy – học môn Toán trong nhà trường.
1.2.2 Về phía học sinh.
Qua thực tế những năm giảng dạy toán lớp 5 cải cách, khi dạy học yếu tố giải toán về tỉ số phần trăm, tỉ lệ kết quả đạt được của học sinh thấp hơn so với dạng toán khác, tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu trở lên chỉ vào khoảng 75%-80% . Sở dĩ có hiện trạng này vì đây là một loại toán khó, có tính trừu tượng cao. Mặt khác, đặc điểm tư duy của lứa tuổi học sinh Tiểu học là rất cụ thể và hạn chế về khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa; những thuật ngữ của bài toán có gắn yếu tố thực tế cuộc sống còn khá lạ lẫm đối với các em. Vì vậy, tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải như sau.:
-Thứ nhất, HS chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “ %” vào bên phải của số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
-Thứ hai, HS khó định dạng bài tập. Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của hai số đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “ %” vào bên phải của tích vừa tìm được), nhưng với hai dạng bài tập còn lại chỉ thể hiện ra dưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu HS vận dụng tương tự. Vì không nắm vững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán, chưa nắm rõ mối quan hệ giữa ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm nên hiểu một cách mơ hồ.
-Thứ ba, nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng dạng, nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng.
Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thì các em làm sai. Thông thường các em hay nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập: “ Tìm giá trị một số phần trăm của một số cho trước” và “ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”. Điều này thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề đặt ra của bài toán
2. Các giải pháp cụ thể
- Muốn cho học sinh hiểu và giải được các dạng toán về tỉ số phần trăm, giáo viên cần cho học sinh hiểu “ thế nào là tỉ số của 2 số” và “ thế nào là tỉ số phần trăm?; tỉ số và tỉ số phần trăm cho biết gì?