- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 5 MÔN VĂN NĂM 2021 - 2022: Một số biện pháp phát huy năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ của học sinh để nâng cao kĩ năng
Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ của học sinh để nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cảnh” để nghiên cứu và hi vọng đưa ra được một cái nhìn mới mẻ hơn trong việc bồi dưỡng kĩ năng làm tập làm văn cho các em.
1.2 Mục đích của đề tài:
Mục đích của việc giảng dạy tích hợp nghệ thuật và sơ đồ tư duy ở văn miêu tả ở tiểu học là giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm. Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình cảnh vật cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống.
Vì thế, dạy văn không thể tách rời việc giảng dạy nghệ thuật. Cả hai lĩnh vực cần có sự tương tác và hỗ trợ nhau để giúp học sinh phát triển một cách tối ưu. Trong các bài văn miêu tả, những hình ảnh, tiết tấu ngôn ngữ thông qua các câu từ và nhịp điệu có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt. Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học nói chung và các môn nghệ thuật nói riêng bằng việc sắp xếp hệ thống bài viết bằng tranh vẽ, sơ đồ tư duy hay các câu thơ, bài vè… để dễ ghi nhớ.
Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Thực hành tốt viết văn miêu tả, sẽ khơi dậy được ở học sinh sự sáng tạo, cách trình bày khoa học trong những môn học khác cũng như trong giao tiếp thực tế đời sống hằng ngày.
1.3 Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy và học môn Tập làm văn tại lớp Năm do tôi phụ trách trong một năm học nhằm nâng cao hiệu quả học của trò và hiệu quả dạy của cô. Sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển trong khối và cho các năm học sau.
Lớp Năm 3 có 31 học sinh, các em được học bán trú, đa số học lực của các em là trung bình - khá. Một số em có hoàn cảnh khó khăn nên việc học của các em phụ huynh thường giao phó cho nhà trường. Kĩ năng làm tập làm văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Khả năng quan sát, tìm ý, tìm từ, diễn đạt còn thô sơ. Do đó việc hướng dẫn các em học tốt môn tập làm văn thông qua dạy nghệ thuật và sơ đồ tư duy là hết sức cần thiết đặt nền tảng cho những thể loại văn tiếp theo mà các em được học.
Giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới và hình thức tổ chức dạy học đa dạng khác nhau, mang tính đặc trưng của môn học nhằm cải thiện chất lượng học tập của học trò.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, quan sát: Phỏng vấn học sinh và cha mẹ học sinh các vấn đề có liên quan. Đọc và phân tích các bài văn của học sinh. Trao đổi cùng đồng nghiệp về các phương pháp giảng dạy.
- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra chất lượng học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu kết quả các lớp học sinh trước, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng tiết học thử nghiệm, đối chứng và rút ra bài học về phương pháp dạy học mới.
Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ của học sinh để nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cảnh” để nghiên cứu và hi vọng đưa ra được một cái nhìn mới mẻ hơn trong việc bồi dưỡng kĩ năng làm tập làm văn cho các em.
1.2 Mục đích của đề tài:
Mục đích của việc giảng dạy tích hợp nghệ thuật và sơ đồ tư duy ở văn miêu tả ở tiểu học là giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm. Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình cảnh vật cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống.
Vì thế, dạy văn không thể tách rời việc giảng dạy nghệ thuật. Cả hai lĩnh vực cần có sự tương tác và hỗ trợ nhau để giúp học sinh phát triển một cách tối ưu. Trong các bài văn miêu tả, những hình ảnh, tiết tấu ngôn ngữ thông qua các câu từ và nhịp điệu có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt. Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học nói chung và các môn nghệ thuật nói riêng bằng việc sắp xếp hệ thống bài viết bằng tranh vẽ, sơ đồ tư duy hay các câu thơ, bài vè… để dễ ghi nhớ.
Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Thực hành tốt viết văn miêu tả, sẽ khơi dậy được ở học sinh sự sáng tạo, cách trình bày khoa học trong những môn học khác cũng như trong giao tiếp thực tế đời sống hằng ngày.
1.3 Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy và học môn Tập làm văn tại lớp Năm do tôi phụ trách trong một năm học nhằm nâng cao hiệu quả học của trò và hiệu quả dạy của cô. Sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển trong khối và cho các năm học sau.
Lớp Năm 3 có 31 học sinh, các em được học bán trú, đa số học lực của các em là trung bình - khá. Một số em có hoàn cảnh khó khăn nên việc học của các em phụ huynh thường giao phó cho nhà trường. Kĩ năng làm tập làm văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Khả năng quan sát, tìm ý, tìm từ, diễn đạt còn thô sơ. Do đó việc hướng dẫn các em học tốt môn tập làm văn thông qua dạy nghệ thuật và sơ đồ tư duy là hết sức cần thiết đặt nền tảng cho những thể loại văn tiếp theo mà các em được học.
Giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới và hình thức tổ chức dạy học đa dạng khác nhau, mang tính đặc trưng của môn học nhằm cải thiện chất lượng học tập của học trò.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, quan sát: Phỏng vấn học sinh và cha mẹ học sinh các vấn đề có liên quan. Đọc và phân tích các bài văn của học sinh. Trao đổi cùng đồng nghiệp về các phương pháp giảng dạy.
- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra chất lượng học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tìm hiểu kết quả các lớp học sinh trước, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng tiết học thử nghiệm, đối chứng và rút ra bài học về phương pháp dạy học mới.