Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 6 MÔN VĂN 2021 - 2022: “MỘT SỐ BIÊN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


“MỘT SỐ BIÊN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ”



  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong chương trình Trung học Cơ sở môn Ngữ văn là một trong những môn Khoa học Xã hội có vai trò rất quan trọng. Môn học này tác động rất sâu sắc đến đời sống tình cảm, tâm hồn của mỗi con người. Nó hướng con người đến đỉnh cao của chân, thiện, mỹ; đại thi hào văn Nga: Mắc xim Gocki từng viết: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở con người khát vọng hướng đến chân lý”. Văn học “chắp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, để vươn tới tương lai với ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp. Nhưng từ lâu môn Ngữ văn khiến học sinh có suy nghĩ đó là môn học không dễ đạt điểm cao, phần tiếng việt khô khan, phần văn dài dòng nên ngại học, ngại viết. Vì thế đối với với mỗi thầy cô giáo dạy môn ngữ văn, THCS nói chung, và môn ngữ văn 6 nói riêng, ngoài việc cung cấp kiến thức nội dung bài học theo SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu học…còn phải không ngừng tìm tòi, đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy để tạo hứng thú cho các em. Song một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là giáo viên dạy ngữ văn ở THCS là: làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng làm văn nhất là văn miêu tả.


Qua thực tế nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn 6 và qua thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường, tôi thấy học sinh giỏi môn ngữ văn là chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Khi chấm bài tập làm văn đa số các em biến bài văn miêu tả thành văn kể dài dòng, khô khan, vốn từ nghèo nàn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 6? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này là cả quá trình. Với vai trò là một người giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy các em, tôi đã tìm tòi phân tích thực trạng và lựa chọn: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 làm tốt văn tả”.





II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ



  1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học đã, đang và sẽ là một trong những yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi mới do Đảng, Nhà nước và các cấp ngành Giáo dục đề ra. Mục tiêu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học là nhằm đưa ra những yêu cầu đào tạo con người cho phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Mọi vật đều vận động theo xu hướng thay đổi và không ngừng phát triển. Chính vì vậy, việc đổi mới công tác giáo dục không chỉ dừng lại ở sự thay đổi cấu trúc nội dung chương trình SGK mà chúng ta – những người thầy, người cô phải thay đổi cả về hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn, phân môn nữa. Một trong những thay đổi đó là đòi hỏi mỗi chúng ta phải thay đổi cả về phương pháp giảng dạy trên lớp, phương pháp ôn tập cho phù hợp để đạt được hiệu quả giáo dục cao hơn.


Chương trình Ngữ văn THCS nói chung và chương trình phân môn Tập làm văn nói riêng là một vòng tròn đồng tâm. Trong đó chương trình Ngữ văn 6 là điều kiện, tiền đề cho các em học sinh hình thành hệ thống các kiến thức cũng như các kĩ năng, để các em học tốt hơn ở các lớp trên.Nhất là phân môn tập làm văn luôn chiếm vị trí quan trọng quyết định đến bài làm của các em học sinh có thể đạt từ yếu lên trung bình, từ trung bình lên khá và từ khá lên giỏi .


Nh×n nhËn vÊn ®Ò mét c¸ch cô thÓ h¬n chóng ta thÊy r»ng, ch¬ng tr×nh Ng÷ v¨n líp 6 là sự tiếp nối phát triển thể loại văn miêu tả mà các em đã học trong ch¬ng tr×nh tiÓu häc (lớp 4: miêu tả đồ vật, loài vật, cây cối, phong cảnh; lớp 5: tả cảnh sinh hoạt), trong quan hệ tương ứng với những gì đã được học về tự sự ở kì I và trong quan hệ nối tiếp với nội dung miêu tả lớp 9 sẽ được học sau này .Tuy nhiên chương trình Ngữ văn lớp 6 đòi hỏi các em phải có cách viết trau chuốt hơn, già dặn và sinh động, hấp dẫn hơn. ĐiÒu ®ã kh«ng thÓ ®i ngay tõ lý thuyÕt sang thùc hµnh ®îc, bëi t duy cña løa tuæi c¸c em häc sinh líp 6 cßn lµ t duy cô thÓ, c¶m nhËn cßn ®¬n gi¶n, vèn tõ, vèn hiÓu biÕt phÇn nhiÒu cßn nghÌo nµn…do vËy mµ c¸c em cha cã nhiÒu vèn tõ, tÝnh h×nh ¶nh, s¸ng t¹o nghÖ thuËt trong viÕt v¨n…Vì thế giáo viên dạy môn ngữ văn ở cấp THCS cần hình thành và có biện pháp tích cực giúp các em làm tốt môn tập làm văn nhất là văn miêu tả


  1. Thực trạng

Năm học (2014 – 2015), tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6A với 30 học sinh. Hầu hết 30 học sinh của lớp 6A tôi phụ trách còn rất nhiều nhược điểm khi làm bài Tập làm văn nhất là văn miêu tả. Bài viết của các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, chưa xác định được trọng tâm đề bài, có những em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để tả kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật.Thậm chí còn xảy ra tình trạng bịa đặt trong bài làm khiến hình ảnh miêu tả thiếu chân thực và hết sức vô lí, chẳng hạn như “Đêm cuối tháng cả bầu trời vằng vặc ánh trăng, chi chít muôn ngàn sao lấp lánh”(“Đêm cuối tháng” thì làm gì có trăng). Thực trạng học sinh còn nhiều suy nghĩ sai lạc như vậy, đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên THCS.


Tõ nh÷ng c¬ së trªn,t«i thiÕt nghÜ: Qu¸ tr×nh rÌn kÜ n¨ng lµm v¨n miªu t¶ cho häc sinh líp 6 lµ mét viÖc lµm thiÕt thùc. Vì vậy với vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đề ra và vận dụng một số biện pháp để giúp học sinh học tốt văn miêu tả như sau:


  1. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

Xuất phát từ nhận thức vấn đề như trên, trong quá trình giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 6 ở trường THCS tôi đã tiến hành như sau:


  • Dạy tốt các giờ tập làm văn theo kế hoạch giảng dạy bộ môn dã được ban giám hiệu kí duyệt.
  • Khi dạy ôn tập làm văn miêu tả tôi chia theo từng dạng bài, nhóm bài và phân mảng nội dung kiến thức cụ thể
  • Rèn các phương pháp, kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh

– Sau dây là một số biện pháp giúp các em học sinh lớp 6 làm tốt văn miêu tả


3.1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:


Dạy như thế nào để học sinh học tốt và nắm vững phương pháp làm văn miêu tả, viết được những bài văn hay, hấp dẫn sinh động?Đòi hỏi giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau :


  1. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 6: Các em bắt đầu làm văn miêu tả từ học kì II với số tiết Tập làm văn miêu tả 16 tiết. Mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
  2. Biện pháp dạy học từng kiểu bài:

Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyếtloại bài dạy thực hành.


  • Với bài dạy lý thuyết

Các bài học về văn miêu tả trong sách giáo khoa đều được tiến hành theo mô hình chung là: Tìm ngữ liệu mẫu -> rút ra kết luận. ->Khắc sâu kiến thức luyện tập củng cố


Các ngữ liệu mẫu thường được lấy từ các văn bản miêu tả được học đồng thời ở phần văn. Vì thế khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh khá, giỏi; có nội dung cho học sinh trung bình, yếu,…


  • Với loại bài thực hành

Phần thực hành về văn miêu tả gồm viết và trả bài văn miêu tả; luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả


Với văn miêu tả tôi hướng dẫn các em thực hành tạo lập ba kiểu bài cơ bản sau:


– Tả cảnh ( Tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt)


– Tả người (Tả chân dung, tả người trong tư thế hoạt động)


– Miêu tả sáng tạo


Ví dụ:


Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên).


3.2. Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng định hướng làm bài


Xác định yêu cầu đề bài trước khi làm là một trong những kĩ năng rất quan trọng.Nó giúp các em định hướng đúng đối tượng miêu tả,nội dung và phạm vi bài làm để tránh được hiện tượng lạc đề xảy ra


*Ví dụ


Đề bài: “Em hãy tả lại quang cảnh sân trường em trước giờ vào lớp


Gv phải hình thành các bước tìm hiểu đề cho học sinh theo thứ tự lần lượt: Mét lµ thÓ lo¹i; hai lµ néi dung cÇn lµm lµ g× ?; ba lµ ph¹m vi đề bài.


+Thể loại: Miêu tả


+ Nội dung: Cảnh sân trường em trước giờ vào lớp


+ Phạm vi: Trước giờ vào lớp


Giáo viên phải chỉ cho học sinh thấy được đây là một đề văn tổng hợp: VËy thÕ nµo lµ c¶nh tæng hîp? – Gi¸o viªn chØ râ cho häc sinh thÊy x¸c ®Þnh c¶nh tæng hîp nhê nh÷ng tõ ng÷ nµo.


Gv giải thích cho học sinh đề tả cảnh tổng hợp nghĩa là: c¶nh gåm nhiÒu c¶nh nhá, c¶nh lÎ. Nh÷ng c¶nh nhá, cña quª h¬ng,miền quê, hay trường học thêng lµ c¸nh ®ång, dßng s«ng, con ®êng lµng,sân trường…sau ®ã gióp häc sinh h×nh dung ®îc cô thÓ vÒ c¶nh miªu t¶ ë thêi gian nµo (mïa nµo) ë kh«ng gian nµo ( c¶nh ®ã nh thÕ nµo) … ViÖc x¸c ®Þnh ®îc ®óng yªu cÇu cña ®Ò nh ë vÝ dô trªn sÏ gióp c¸c em rÊt nhiÒu trong viÖc ®Þnh h×nh ®îc ®èi tîng miªu t¶.


3.3. Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả


  1. a. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh

– Đối tượng của bài văn miêu tả là sự vật, thiên nhiên, là con người, cuộc sống con người. Có thể coi đó là một thế giới phong phú và đa dạng phức tạp đang diễn rất hay đổi theo từng ngày từng giờ. Tuy vậy không phải tự nhiên mà ta hiểu ngay và nắm vững đặc điểm của từng sự vật , sự việc, con người để miêu tả đúng bản chất của nó. Chính vì thế mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn cần phải hình thành ngay từ đầu kĩ năng quan sát và ghi chép.


– Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả kĩ năng quan sát và ghi chép cũng rất cần thiết,tuy nhiên các em không thể có được các kĩ năng đó và sử dung thành thạo được, tất cả mới chỉ là tập dượt: tập quan sát , tập ghi chép, tập phát hiện ra đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng. Từ đó có vốn sống phong phú để làm tốt bài văn miêu tả.


– Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, bản chất của sự vật, giúp người đọc như được chứng kiến tận mắt sự vật miêu tả. Nên khi dạy văn miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý như sau:


*Tả theo trình tự không gian:


Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,… (hoặc ngược lại).


Ví dụ 1: Trong văn bản“ Sông nước Cà Mau”- Ngữ văn 6 tập II, nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả toàn cảnh Cà Mau theo trình tự từ xa đến gần:


Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối -thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”.


Ví dụ 2: Cũng trong văn bản “ Sông nước Cà Mau”- Ngữ văn 6 tập II, nhà văn Đoàn Giỏi đã miêu tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể:


Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”.


*Tả theo trình tự thời gian


Ví dụ :Biển đẹp”- Vũ Tú Nam


“Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu:xanh lá mạ,tím phớt,hồng xanh biếc…Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt”


* Tả theo trình tự tâm lí:


Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.


Ví dụ : Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả chợ Năm Căn theo mạch cảm xúc riêng của mình, qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về vùng đất trù phú, giàu có nơi tận cùng phía Nam Tổ quốc:


“Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau”


* Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,…) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.


  1. Kĩ năng tưởng tượng

Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong văn miêu tả.Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú trong cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà con giúp cho người làm văn tả tìm được những từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn hay hơn, sinh động hơn.


*Ví dụ: Trong văn bản “ Cỏ non” của Hồ Phương, Văn học 6 tập 1


Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên nhưng một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dù ả có bộ mã tiểu thư rất yểu điệu “cái rá cắn làm đôi”. Gã công tử bột vẫn sán ở bên cạnh ả, mồm vừa gau gáu gặm cỏ, mắt vừa liếc sang lem lém.Mẹ con chị Vàng ăn ở riêng một chỗ cùng con Cún. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.


=> Tác giả đã kết hợp một cách tài tình giữa hình ảnh tả thực với hình ảnh sáng tạo nhờ trí tưởng tượng.Chính vì trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà văn khi nghe tiếng đàn bò gặm cỏ đã liên tưởng đến “một nong tằm ăn rỗi khổng lồ”.Và cũng nhờ trí tưởng tượng phong phú mà tác giả đã phát hiện ra tính cách của con bò qua cách gặm cỏ của chúng: Con ba bớp thì “ngổ ngáo”, “phàm ăn tục uống”; con Hoa vốn “tiểu thư yểu điệu”, cu Tũn như một chú bé dở hơi,tinh nghịch ,nũng nịu ; chị Vàng đúng là người mẹ dịu hiền, nhường nhịn…Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa đã làm cho hình ảnh đàn bò gặm cỏ hiện lên thật sống động.


  1. Kĩ năng so sánh

So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng và tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc tới hình dáng, từ kích thước tới trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ đến hình ảnh tương đồng nào đó. Chính sự so sánh liên tưởng này giúp cho trang văn miêu tả của các em hay hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn.


Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho các em một số cách so sánh như sau:


– Có thể so sánh người với người: “Với ngương mặt phúc hậu và mái tóc bạc trắng, trông bà hệt như bà tiên trong truyện cổ tích”; “Nhìn nó chăm chỉ làm việc giúp bà, ai cũng tấm tắc: Hệt như cô Tấm trong chuyện cổ tích xưa”…


– Có thể so sánh người với các con vật (hình dáng, tính cách): “Lão ta quá ranh mãnh, xảo quyệt, y như một con cáo già”; “Trông anh ta như một con gấu”; “cậu ấy nhanh như một con sóc”…


– Có thể so sánh người với cây cối: “Chấm cứ như một cây xương rồng” (cái sân gạch – Đào Vũ); “Cô bé cứ như một cây lúa non, lặng lẽ lớn lên từ bùn đất”…


– Có thể so sánh người với các hiện tượng thiên nhiên: “Giọng lão ta lúc nào cũng gầm vang như sấm” “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”…


– Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh: “cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới”( Vũ Tú Nam); “Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao hệt như một cái liềm vào ai bỏ quên giưa cánh đồng lúa chín” (Theo Vích – to Huy gô); “ Măng chồi lên nhon hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú)…


– Có thể so sánh vật với con người: Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên”; “ cây bưởi như một người mẹ đang cần mẫn cõng trên mình lũ con đầu tròn trọc lóc”; “Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám” (Đoàn Giỏi)


Nếu xét về cách thức so sánh thì có những hiện tượng so sánh sau:


– So sánh theo hướng thu nhỏ lại: “ Trái đất như một giọt nước màu xanh lơ lửng giữa không trung” ; “xa xa, những cánh buồm nâu như những cánh bướm rập rờn trên mặt biển”…


– So sánh theo hướng phóng đại lên: “Rệp bò lổm ngổm hư xe cóc – muỗi lượn nghênh ngang tụa máy bay” (Hồ chí Minh) ; “chiếc lá tre thả xuống dòng nước, chòng chành, xoay xoay, rồi trôi đi như một con thuyền, chở theo ước mơ của chúng tôi”…


– So sánh theo hướng cụ thể hóa: “ Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi” (truyền thuyết Thánh Gióng); “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như long đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” (Nguyễn Tuân)


– So sánh theo hướng trừu tượng hóa: “ Nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào than tre” (Nguyễn Tuân)…


Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh, cần lưu lưu ý là phải biết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh đã quá cũ, quá sáo mòn theo kiểu: “Miệng cười tươi như hoa”, “Những hạt sương long lanh như những hạt ngọc đính trên cành hoa hồng” ; “ Cánh đồng lúa chin trông như tấm thảm vàng trải rộng đến chân trời”


  1. Kĩ năng nhận xét trong văn miêu tả

Viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình.


Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biều lộ thái độ, tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả. Một nhà văn Pháp viết: “ Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì chân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai” (Dẫn theo Tô Hoài – Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả).


Không phải chỉ các nhà văn, mà ngay cả học sinh khi làm văn miêu tả cũng nên ý thức rõ điều này. Giáo viên còn phải mở rộng thêm nữa, rằng thiên nhiên con người xung quanh chúng ta luôn trong trạng thái vận động và thay đổi không ngừng- thật vô cùng thú vị và hấp dẫn. Đâu phải chỉ có ngọn lửa này ngọn lửa khác ngọn lửa kia, thân cây bạch dương này khác thân cây bạch dương kia mà ngay cùng một sự vật, hiện tượng ấy cũng từng phút, từng giờ thay đổi liên tục. Cũng một con đường từ nhà đến trường , nhưng sáng hôm nay ta thấy nó như thế này, sáng mai đã có thể đổi khác . Cũng một cây bàng , chiều hôm trước còn trơ trụi lá cành, mà chỉ sau mấy hôm đã đâm trồi nảy lộc, tràn đầy sức sống. Cũng một môt bãi biển , nhưng khi ta buồn sẽ ta sẽ cảm nhậc nó khác khi ta đang vui… Có thể nói rằng , đối tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào điểm nhìn, thái độ, tâm trạng tình huống giao tiếp của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên dấu ấn chủ quan của người viết.Nó đòi hỏi người viết trong bài viết của mình có những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối tượng. Vần đề là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả ? Trước hết có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh: “Chà! chà !Béo ơi là béo !”, “Gớm !Béo đâu có béo lạ béo lùng thế !”( Nguyễn Công Hoan ); “ Những bông hoa rơi từ trên cao , đài hoa nặng chúi xuống những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng , nom thật đẹp (Vũ Tú Nam ); “ A cháng đẹp người thật … Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy vẻ đẹp của anh “ (Ma Văn Kháng)…


Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả. Đây là thái độ mỉa mai, giễu cợt của nhà văn Nguyễn Công Hoan khi miêu tả hình ảnh một “bà chủ “ :” Vậy thì bà nằm đó . Như thoạt trông , đố ai dám bảo là một người. Nếu người ta chư nom rõ cái măt phị , cái cổ rụt , cái nung núc và bốn chân tay ngắn chùn chùn , thì phải bảo là một đống hai ba cái chăn bông cuôn lại với nhau , sắp đem cất đi “. Còn đây là thái độ ngạc nhiên thích thú của nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những trái mướp lớn nhanh như thổi : “ Rồi quả thi nhau chòi ra… bằng ngón tay … bằng con chuột .Rồi bằng con cá chuối to”…


* Ví dụ : Trong văn bản “Cô Tô” –SGK ngữ văn 6 ,nhà văn Nguyễn Tuân khi miêu tả vẻ đẹp trong sáng,tràn đầy sức sống toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão,đã thể hiện được cảm nhận riêng của mình về một vùng đất ông từng qua:


“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa .Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu sự sống con người thì , sau mỗi lần dông bão , bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy . Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt , nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi ,và cát lại vàng giòn hơn nữa .Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi .Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy.


Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng , quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.


3.4. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:


Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn cùng trí tưởng tượng phong phú hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.


a.Kiểu văn tả đồ vật, loài vật, cây cối.


Đối tượng ở kiểu bài này rất cụ thể và thường là những vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng kiểu bài này lại khó ở chỗ đối tượng miêu tả , nhiều khi cấu tạo lại đơn giản nên khó phát triển ý, bài viết ngắn cụt lủn, hời hợt. Vì thế ,mỗi giáo viên khi dạy dạng bài này cần lưu ý cho các em học sinh những yêu cầu sau để bài làm tốt hơn


– Thứ nhất: Khi làm kiểu bài này cần miêu tả từ bao quát đến cụ thể, từ giới thiệu chung đến miêu tả chi tiết. Riêng tả loài vật cây cối có thể theo quá trình trưởng thành của đối tượng với các giai đoạn cụ thể


– Thứ hai: Đối tượng miêu tả của bài này là những đồ dùng, vật dụng, những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Do đó khi miêu tả phải chú ý đến ý nghĩa công dụng của chúng với con người. Đặc biệt trong quá trình miêu tả có thể xen kẽ một vài kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa người tả với đối tượng được tả.


– Thứ ba: Cần biết điều chỉnh một cách hợp lý giữa các hình ảnh tả thực với liên tưởng .Nếu tả thực quá nhiều thì hình ảnh miêu tả trở nên trần trụi. Còn nếu liên tưởng quá nhiều thì tính chân thực sẽ giảm đi . Riêng với đồ dùng vật dụng không phải lúc nào cũng tả cái mới.Có thể tả những đồ dùng cũ đan xen các kỉ niệm thì bài viết sẽ sâu sắc hơn.


Ví dụ: Tả lại một loài cây mà em yêu quý nhất trong sân trường.


+Thể loại
: Miêu tả


+ Nội dung: Tả lại một loài cây mà em yêu quý nhất


+ Phạm vi: Trong sân trường


Ví dụ:


Ngôi trường thân yêu của tôi có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Nhưng có lẽ không cây nào có bóng che rợp mát bằng cây bàng. Nó đứng sừng sững giữa sân trường này không biết từ bao giờ chỉ biết từ khi tôi đặt chân đến trường đã thấy bàng rồi.


Cây bàng đứng sừng sững giữa sân trường này không biết từ bao giờ chỉ biết từ khi tôi đặt chân đến trường đã thấy bàng rồi.Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay người lớn vốn mầu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung y hệt những cánh tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân trường trông mới tuyệt làm sao!Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gông mình chịu đựng cái rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn trần trề nhựa sống.Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt mo.Cho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.Tụi nhỏ chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường tôi. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi.


Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.


  1. Kiểu văn tả cảnh

Đối tượng miêu tả bao gồm cảnh thiên nhiên và cảnh sing hoạt. Có thể coi đây là những bức tranh bằng ngôn ngữ, dừng lại một khung cảnh nào đó, một hoạt động nào đó, một hoạt động nào đó của thiên nhiên của con người (Một phiên chợ tết, một bến đò hoặc ga tàu đông khách, một cuộc thi thả diều, một cánh rừng,một dòng sông, một làng quê,yên tĩnh,…). Nội dung của kiểu bài này không nghèo nàn, thậm chí rất phong phú nhưng do kinh nghiệm quan sát của học sinh còn yếu, kiến thức nghèo nàn, trình độ sắp xếp ý còn hạn chế nên bài làm thường có bố cục lộn xộn, thiếu cân đối.


Khi làm kiểu bài này giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau


– Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, người viết có thể chọn một trong số các trình tự tả : theo trình tự thời gian, không gian, số lượng cảnh,…Bức tranh thiên nhiên không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi bật được sự thay đổi này (Mùa này khác mùa kia, buổi này khác buổi kia, thời điểm này khác thời điểm kia…)


– Ngoài việc tả bao quát toàn cảnh, người tả cần tìm được một số hình ảnh tiêu biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể. Đặc biệt là khi tả cảnh thiên thiên nào thì cũng phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, và phải có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng tự nhiên,như gió, nắng… Các biện pháp nghệ thuật, so sánh, nhân hóa nên được vận dụng nhiều để góp phần làm cho bài văn tả sinh động hơn.


– Đối với văn tả cảnh sinh hoạt thì cần chú trọng chọn tả theo trình tự thời gian và trình tự hoạt động của các đối tượng. Ngoài việc tả chung, nhìn bao quát toàn cảnh và liệt kê các hoạt động, người viết phải tập trung vào một số cảnh chính, tiêu biểu. ưu tiên dùng nhiều những từ láy tượng hình,tượng thanh, nghệ thuật so dài, câu đặc biệt hay câu bình thường, câu đảo ngữ hay câu đảo lược… Đặc biệt cần chú ý làm nổi bật mối quan hệ tình cảm giữa các đối tượng xuất hiện trong bức tranh này. Nếu cần thiết vẫn có thể đưa một số mẩu đối thoại, một số câu văn tự sự, một số câu văn nêu nhận xét cảm nghĩ vào văn tả cảnh sinh hoạt


Ví dụ : Một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức:


Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”


=>Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”.


Tác giả cũng đã dùng thị giác để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng thính giác để nghe tiếng dế và dùng khứu giác để cảm nhận hương vườn và cũng đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết:


“Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.”


“Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.”


“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”


  1. Kiểu văn tả người

Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.


Ví dụ: Trong bài “Vượt thác” (sách giáo khoa ngữ văn 6 tập II) nhà văn Võ Quảng đã miêu tả về Dượng Hương Thư như sau:


Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn hùng vĩ. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”


=>Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh Dượng Hương Thư khi vượt thác rất khéo léo, dũng cảm và dạn dày kinh nghiệm. Về cơ bản, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh đảm bảo các yêu cầu sau các yêu cầu sau:


– Xác định đối tượng cần miêu tả: Thầy cô giáo, bạn bè hay người thân,… tả chân dung hay tả người trong tư thế hoạt động


– Quan sát đối tượng miêu tả và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu: Chân dung nhân vật(khuôn mặt, mái tóc, nước da,…); tính cách nhân vật(qua ngôn ngữ , tính cách, hành động, cử chỉ của nhân vật)


– Trình bày các chi tiết đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý sao cho phù hợp với mục đích miêu tả và làm nổi bật được đối tượng miêu tả


– Cảm nhận của người viết về nhân vật mà mình miêu tả


(Lưu ý khi ra đề tả người cần chú ý đến đối tượng tả có trong vốn sống của các em và nên ra những dạng đề mở. Bên cạnh những cụ thể như: hãy tả lại bà ngoại, ông nội của em, nên có những đề bài mở hơn tự do hơn như:tả lại một người mà em yêu thương nhất trong gia đình). Sự lựa chọn này sẽ giúp các em bày tỏ cảm xúc tình cảm một cách chân thực nhất.


3.5 Rèn luyện về cách diễn đặt trong văn miêu tả


a, Cách dùng từ ngữ, hình ảnh



Việc lựa chon từ ngữ trong văn miêu tả là yêu cầu quang trọng, đòi hỏi phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn làm tốt yêu cầu này thì người viết văn miêu tả trước hết phải có một vốn từ phong phú. Vấn đề tích lũy vốn từ cần được tiến hành thường xuyên và dưới nhiều hình thức: thông qua các giờ học văn – Tiếng việt trong nhà trường ; thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua quá trình đọc sách , đọc tài liệu tham khảo liên quan tới văn miêu tả… Tất nhiên, có vốn từ phong phú chưa hẳn là đã thành công mà điều quan trọng là người viết bài phải có sự lựa chọn tinh tường, sao cho giữ một hệ thống các đồng nghĩa, gần nghĩa, có thể lẩy ra một vài từ phù hợp,chính xác nhất.Điều cần chú ý là phải luôn có thói quen tìm được từ gợi hình, biểu cảm và phải chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng,với văn cảnh. Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều tới hệ thống từ tượng hình(Tả màu sắc,hình dạng,trạng thái…) ; muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì dùng hệ thống của từ tượng thanh(mô phỏng các tiếng động). Bài văn miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay. Nhưng cũng cần kiến thức được rằng nếu dùng các từ ngữ hình ảnh tùy tiện hoặc khuôn sáo, bắt chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục.


Vì thế khi dạy văn miêu tả cần rèn luyện cho các em cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh sao cho phù hợp


Ví như:


Tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh : cuồn cuộn, nhấp nhô , lăn lăn , rì rầm , rì rào , lô nhô , ì oạp …Nhưng không phải tả sóng lúc nào cũng dùng được các từ ấy.Ta phỉ xác định các từ ngữ phù hợp trong tưmngf hoàn cảnh. Ví dụ như sóng biển lúc trời động thì phải dùng từ cuồn cuộn; tả tiếng song biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ ì oạp; tả tiếng song biển vọng lại trong đêm mà nghe xa thì phải dùng tù từ rì rầm…


Tả cây cối cũng có nhiều từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau: xanh um, xanh rì, xanh non, xanh mơn mởn; xanh tươi, xanh tốt, xanh rờn… nhưng khi đi vào thực tế, mỗi loại cây đều có một màu xanh riêng, không thể lẫn lộn: cây rau cải trong vường hay cây lúa đang thì con gái thì phải là xanh mơn mởn, xanh rờn; cây cối trong rừng rậm rạp thì phải là xanh rì,xanh tốt, xanh um…


Ngay cả âm thanh tiếng mưa rào cũng có sự phân biệt rất rõ: mưa giáo đầu thì lẹt đẹt, mưa trên mái tôn thì rào rào, mưa đạp vào phên lứa thì đồm độ; mưa đập vào tàu lá chuối thì lung bùng; mưa từ mái tranh giọt đổ xuống sân thì ồ ồ…


Còn từ ngữ tả dáng đi của con người cũng vô cùng phong phú, đa dạng: em bé tập đi thì lẫm chẫm, cậu bé tinh nghịch thì có dáng đi nhún nhảy, vừa đi vừa nhảy chân sáo; cụ già thì lom khom; người đang đau chân thì đi khập khà khập khiễng; có cô gái trẻ thì yểu điệu thướt tha; người vất vả thì dáng đi hấp tấp,lật đật, sấp ngửa, chân nam đá chân xiêu…


Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng không kém phần quan trọng: Có thể thấy câu văn miêu tả giàu hình ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy nhiêu. Việc tạo hình ảnh cho câu văn miêu tả có thể thực hiện bằng nhiều cách: hoặc bằng từ ngữ tượng hình, tượng thanh (gấu bố, gấu mẹ, gấu con cùng béo núc ních, bước đi lặc lè, lặc lè); hoặc bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa (“Lá mía sắc như lưỡi gươm, xanh đậm”, “lũ trẻ đứa nào đứa nấy da cứ đen bóng như bôi nhọ mỡ ”, “ Dòng sông thay chiếc áo màu xanh hằng ngày bằng dải lụa đào”)


b, Cách đặt câu, dựng đoạn trong văn miêu tả


*Cách đặt câu trong văn


Cũng như văn tự sự, cách đặt câu trong văn miêu tả đòi hỏi người viết phải linh hoạt và công phu. Có thể là câu dài với đầy đủ các thành phần chính phụ, có nhiều tầng ý nối tiếp nhau. Cũng có thể là những câu ngắn ( câu đặc biệt hoặc câu tỉnh lược). Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết chọn kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, với tình huống, nội dung miêu tả, và cả với cảm xúc của người miêu tả nữa.


Sau đây tôi xin giới thiệu một số trường hợp lựa chọn kiểu câu thường gặp như sau:


– Kiểu câu dài, nhiều tầng ý, nhiều vế nối nhau thường phù hợp với việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên êm đềm, yên ả, hoặc những hoạt động diễn ra nhẹ nhàng, liên tiếp nối nhau; hoặc khi cảm xúc của con người đang dâng tràn, tuôn chảy…


– Kiểu câu ngắn ( câu đặc biệt, câu tỉnh lược) với các dấu câu ( dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng…) thường dùng để diễn tả những cảm xúc mạnh, những hoạt động nặng, diễn ra nhanh gọn liên tục; những tình huống bất ngờ…


– Kiểu câu có sử dụng phép tu từ đảo ngữ : thường dùng trong những trường hợp cần nhấn mạnh một đặc điểm, một trạng thái nào đó của đối tượng được miêu tả.


Tuy nhiên với học sinh lớp 6, việc yêu cầu học sinh sử dụng linh hoạt các kiểu câu còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế giáo viên nên hướng dẫn học sinh lựa chọn các kiểu câu phù hợp với đối tượng và đề bài.


Ví dụ :


-Tả cảnh đồng quê yên ả thanh bình:
cánh đồng trải ra xa tít tắp, mênh mông với sóng lúa lăn tăn gợn nhẹ, đuổi nhau chạy dài đến tận chân trời. (Câu dài)


-Tả ánh trăng khuya: Trời đã về khuya, ánh trăng dường như càng sáng hơn, vằng vặc giữa vòm cao mênh mông, lặng lẽ tỏa ánh sáng dịu dàng và tinh khiết xuống mặt đất, huyền ảo và đẹp lạ kì. (Câu dài)


-Tả em bé đang tập đi:
Cu Tí đang chập chững tập đi . Hai bàn chân bấm xuống. Hai tay dang ra để giữ thăng bằng. Một bước. Hai bước. “ Uỵch”. Cu Tí khóc òa lên vì bị ngã. Mẹ vội đỡ Tí dậy, thơm một cái vào đôi má trắng hồng. Tí ta nhoẻn cười, nước mắt vẫn đọng trên mí. Hai bàn chân lại bấm xuống. Hai tay lại dang ra. Một bước… Hai bước… Năm bước… Mười bước… Tiếng vỗ tay cổ vũ của mọi người làm cho cu Tí càng phấn khởi. ( Một loạt câu ngắn)


Tả hoa phượng: Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa. ( Câu đảo ngữ)


Tuy nhiên tôi cũng lưu ý và nhắc nhở học sinh trong khi làm văn miêu tả là phải biết dùng đan xen các kiểu câu khác nhau. Có câu dài xen câu ngắn. Có câu bình thường xen câu đặc biệt. Như vậy mới tạo được sự phong phú, đa dạng cho cách diễn đạt.


*Cách dựng đoạn trong văn miêu tả


Ngoài việc đặt câu, cách dựng và liên kết giữa các đoạn trong một bài văn miêu tả cũng rất cần được quan tâm. Thông thường, khi làm văn, học sinh chia bài thành ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Do đó, ứng với ba phần thường là ba đoạn văn. Mở bài và kết luận ngắn, thân bài thì dài. Dù nội dung bài văn nghèo nàn hay phong phú, dù dung lượng bài văn dài hay ngắn, dù đối tượng miêu tả ít hay nhiều, phần thân bài cũng chỉ có một đoạn. Đây là hạn chế đáng tiếc mà tôi thường gặp trong bài làm của học sinh.


Vậy có thể khắc phục hạn chế này bằng cách nào? .Trước hạn chế đó tôi hướng dẫn học sinh làm như sau:


– Điều trước tiên tôi hướng dẫn học sinh xác định những ý cần triển khai trong bài văn miêu tả để chia thân bài thành các đoạn văn tương ứng.Có nhiều cách để chia đoạn trong bài văn tả.


Sau đây là một số cách giúp học sinh tách đoạn trong phần thân bài:


– Chia đoạn theo trình tự thời gian: Người làm bài đặt đối tượng miêu tả vào các khoảng thời gian khác nhau. Trong một năm thì theo bốn mùa xuân – hạ – thu – đông (tả cây cối, cảnh vật); trong một ngày thì có sáng – trưa –chiều – tối (tả cảnh vật, thời tiết); trong quá trình thì có bắt đầu- diễn biến- kết thúc (tả cảnh sinh hoạt), khi nhỏ – khi lớn – về già (tả con người), …


– Chia đoạn theo trình tự không gian: Người làm bài quan sát đối tượng miêu tả ở nhiều góc độ và từ nhiều hướng khác nhau: từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn ra, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, nhìn phía trước, nhìn phía sau, nhìn toàn cảnh, nhìn chi tiết…


– Chia đoạn theo đặc điểm tính cách của đối tượng được miêu tả: mỗi đặc điểm tính chất có thể được tách ra để miêu tả trong một đoạn văn độc lập. Ví như tả người nói chung có thể chia thành hai ý (hình dáng, tính tình)…


– Chia đoạn theo số lượng đối tượng được miêu tả: có thể sử dụng cách chia đoạn này cho kiểu bài tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt, tả thế giới loài vật, đồ vật…Ví như tả cảnh thiên nhiên thì có: bầu trời – mặt đất; cảnh trong vườn – ngoài đồng; cảnh biển cả – cảnh núi rừng… Hoặc tả không khí giờ học thì có: công việc của thầy cô giáo, công việc của học sinh, … Tả đàn gia súc, gia cầm của gia đình thì có: bầy gà, đàn vịt, lũ trâu bò – mấy con lợn…


Sau khi học sinh chia đoạn rồi tôi hướng dẫn cách triển khai ý trong từng đoạn. Thông thường, nếu toàn bộ thân bài triển khai trong một đoạn văn thì nhiều khi chỉ cần liệt kê cảnh cũng có thể thành một đoạn ( dù rằng nội dung miêu tả sẽ nghèo nàn, dù rằng cách tả sẽ không hay). Nhưng khi tách phần thân bài ra một số đoạn mà người viết không có đủ kiến thức để triển khai ý trong một đoạn thì những đoạn văn ấy sẽ làm cho bài văn trở nên rời rạc, vụn vặt, thiếu liên kết. Như vậy, thực tế này đòi hỏi người viết phải có khả năng mở rộng ý, phát triển hình ảnh miêu tả một cách phong phú và hợp lí. Thông thường có thể mở rộng ý theo một số hướng sau: – – Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng đang miêu tả với đối tượng khác. Hoặc đặt đối tượng đang miêu tả trong các bước quan hệ với những đối tượng xung quanh.


– Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả thật tỉ mỉ, thật chi tiết từng đường nét, hình dáng, đặc điểm của đối tượng.


– Mở rộng ý bằng cách đan xen vào những câu văn tả là những câu văn nêu cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét.


– Mở rộng ý bằng cách kết hợp miêu tả đặc điểm với những lời giới thiệu về giá trị, về cộng dụng của đối tượng được miêu tả


Ví dụ : Khi làm bài văn tả cây cối trong vườn vào một thời điểm cụ thể, ta có thể chia thân bài thành một số đoạn ứng với một số đối tượng miêu tả như sau :


Đoạn một
: tả một cây cối có đặc điểm tiêu biểu và gây ấn tượng nhất trong vườn (Lớn nhất, đặt ở vị trí quan trọng nhất). Khi tả phải giới thiệu được vị trí, miêu tả, hình dáng, đặc điểm của thân, lá,rễ,hoa,quả,…,tầm quan trọng của nó đối với các cây cối khác trong vườn, hoặc đối với con người. Có trường hợp nêu lên lai lịch của nó(Ai trồng?Trồng lúc nào?Người trồng và thời điểm trồng có ý nghĩa như thế nào đối với chủ nhân của khu vườn?).


Đoạn hai : Tả loại cây hoa cho hương: Liệt kê một số loài hoa(hoa nhài,hoa hồng,…). Đồng thời miêu tả cụ thể vị trí, hình dáng đặc điểm, cấu tạo của từng loại cây(thân,lá,hoa,hương vị…)


Đoạn ba : Tả loài cây cho quả: Liệt kê một số loại cây tiêu biểu(cam,bưởi,na,ổi…). Sau đó tập trung miêu tả vị trí, quy trình ra hoa kết trái, cấu tạo, công dụng… của từng loài cây.


*Lưu ý: là trong quá trình tả, có thể đặt các đối tượng được tả trên trong mối quan hệ với nắng, với gió, với chim chóc, ong bướm,với con người…để tả toàn cảnh khu vườn hiện lên sống động và đẹp hơn.


c, Cách mở đầu và cách kết luận cho một bài văn miêu tả


Mô hình bố cục của một bài văn miêu tả thông thường gồm ba phần rõ rệt:


– Mở bài : giới thiệu đối tượng cần miêu tả ( Đối tượng là gì? Có quan hệ như thế nào đối với người miêu tả ? Hoàn cảnh tiếp xúc gặp gỡ với đối tượng ấy có gì đặc biệt?)


– Thân bài : Lần lượt dừng lại hình ảnh hoặc khung cảnh được miêu tả với những nét đặc điểm chung – riêng


– Kết luận : Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả


Cách mở bài


*Cách mở bài trực tiếp


Với cách mở bài trực tiếp thì văn miêu tả chỉ mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng và kết bài bằng cách nêu cảm nghĩ của người viết (Và với cách mở bài và kết bài này tôi áp dụng cho những học sinh nhận thức ở mức độ trung bình, yếu)


Ví dụ 1: Khi tả một cây ăn quả, thường các em hay đi theo cách mở và kết như sau:


Mở bài: Trong vườn bà em trồng rất nhiều thứ quả như cam, ổi, xoài… Nhưng em thích nhất là cây bưởi đào.


Kết luận: Em rất yêu quý khu vườn (yêu cây bưởi đào). Hoặc em muốn được chăm sóc cho khu vườn ngày càng tươi tốt (Chăm sóc cây bưởi đào để nó tiếp tục đơm hoa kết trái ở những mùa sau).


Ví dụ 2: Đối với đề văn “Tả một người bạn thân”, cách mở bài và kết luận cũng lắp theo khuôn hệt như ví dụ 1 :


Mở bài: Em có nhiều người bạn, bạn nào em cũng quý mến. Nhưng có lẽ thân thiết và gần gũi nhất vẫn là bạn X.


Kết luận: Em và X rất thân thiết, gắn bó với nhau. Chúng em tự hứa với long mình rằng, dù cho hoàn cảnh và điều kiện cuộc sống có thay đổi như thế nào thì tình bạn ấy vẫn không bao giờ phai nhạt.


* Cách mở bài gián tiếp


Nếu cứ theo kiểu lắp khuôn như kiểu mở bài trực tiếp thì ta sẽ có một loạt Mở bài và Kết luận gần như giống nhau mặc dù đối tượng cần miêu tả có thể không giống nhau. Vì thế để bài văn miêu tả sáng tạo hơn, nên tôi hướng dẫn học sinh chọn một số cách mở bài và kết bài khác: Mở bài gián tiếp (Cách này tôi thường áp dụng cho học sinh khá giỏi)


– Cách mở bài: có thể mở bài bằng một lời thông báo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề (Ngày chưa tắt hẳn,trăng đã lên rồi – Thạch Lam)


– Cũng có thể mở bài bằng lời giới thiệu tình huống để đối tượng miêu tả xuất hiện. Cách mở này thường dài dòng (Ví như tả một người công nhân làm đường : Cái Thư, bạn tôi lạ lắm kia!Hễ cứ ngồi với nhau là nó chẳng lần nào là nó không mở đầu bằng câu:“Mẹ tớ, ấy biết không, là công nhân sửa đường đấy. Năm nào mẹ tớ cũng đươc bầu là lao động tiên tiến. Tổ mẹ tớ vá đường giỏi nhất công ti. Nếu ấy được xem mẹ tớ làm việc, ấy phải thích mê đi. Này nhé!…”.


Một buổi sáng, chúng tôi được đi ô tô đến chỗ mẹ Thư làm việc –Nguyễn Thị Xuyến)



Cách kết bài


– Có thể kết thúc bằng một câu miêu tả


Ví dụ: Đêm đã khuya, vầng trăng càng sáng, vằng vặc trên vòm cao mênh mông như đang thao thức cùng trời đêm


Hay: Cánh đồng lúa rập rờn, rập rờn trong gió. Hương thơm dìu dịu tỏa ra lan xa. Lan xa …



– Có thể kết thúc bằng một lời mở hoặc để lửng ý cho người đọc tự cảm nhận.


Ví dụ:Khi tả cảnh hoàng hôn trên sông Hương, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết thúc bài theo kiểu này: “Huế thức dậy trong nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó


– Hoặc cũng có thể kết thúc bằng một vài lời tâm tình trực tiếp với đối tượng được miêu tả


Ví dụ: Kết bài cho bài văn miêu tả mùa xuân: “Cảm ơn mùa xuân, cảm ơn những điều kì diệu mà trời đất đã ban tặng cho thiên nhiên và con người”.


Ví dụ: Kết bài cho bài văn tả hình ảnh người mẹ: “Con yêu mẹ rất nhiều! Mẹ ơi!”



3.6 Hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả


Sau khi đã xác định được yêu cầu đề bài và đúng đối tượng miêu tả nhưng chưa thể định hình được ngay hướng đi của bài làm. Vì thế tôi hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý như sau:


  1. Nhóm bài tả cảnh

* Mở bài:


– Giới thiệu về đối tượng miêu tả


* Thân bài


– Tả khái quát về đối tượng miêu tả


– Tả chi tiết


+ Quan sát lựa chọn những hình ảnh cụ thể tiêu biểu của đối tượng


+ Miêu tả vẻ đẹp của đối tượng theo trình tự quan sát ở nhiều góc nhìn và nhiều thời điểm khác nhau


+ Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lý.


– Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả (nếu có)


* Kết bài


Phát biểu cảm nghĩ của mình về đối tượng miêu tả


Nhóm bài tả cảnh thiên nhiênNhóm bài tả cảnh sinh hoạt
Đề bài: Hãy tả lại cây đào (cây mai) mỗi dịp tết đến xuân về.

1. Mở bài


Giới thiệu về cây đào ngày tết- tượng trưng cho sự trang nghiêm, ấm cúng của mùa xuân miền Bắc





2. 2.Thân bài


*Tả khái quát cây đào


– Vị trí: Ở đâu(trong bình cắm hoa nếu là cành, trong chậu nếu là cây)


– Tên loại đào( bích đào, đào hồng hay đào phai)


– Sự quan tam và niềm vui của cả nhà với cây hoa


* Tả chi tiết


– Dáng vẻ, thế cây, màu sắc… của cây đào


– Hoa đào…


– Màu sắc và hình dáng của nụ đào….


– Cách mọc và hình dáng của lá đào…


– Hương hoa đào


* Cảm nghĩ về cây đào


– Nhớ đến truyện cổ tích Việt Nam (Sự tích hoa đào), hay truyện vua Quang Trung tặng công chúa Ngọc Hân cành hoa đào nhân dịp tết Đinh Mùi…


– Thú chơi hoa đào trở thành nghệ thuật


– Liên hệ với bản thân: vui thích, yêu quý cây đào, trang trí để cây them lộng lẫy…




















3. Kết bài


Ấn tượng khó phai về cây đào


Đề bài: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi


1. Mở bài


– Kỉ niệm khó quên nhất trong tuổi học trò là các giờ ra chơi


– Ấn tượng của mình về một giờ ra chơi nào đó


2. Thân bài


* Tả quang cảnh chung


– Tả quang cảnh sân trường: cây cối, sự bố trí lớp học, sân chơi…


– Sự sôi động của sân trường: ồn ào náo nhiệt, đông vui, màu sắc trang phục của học sinh…


-Âm thanh trong giờ ra chơi


* Tả chi tiết


– Giới thiệu về các trò chơi tiêu biểu với cách chơi, âm thanh từ các tò chơi


+ Nhảy dây


+ Đá cầu


+ Kéo co


+ Mèo đuổi chuột


Chú ý :Nên sử dụng các từ tượng thanh và các từ tượng hình cùng các biện pháp tu từ để bài làm thêm sinh động


-Miêu tả thêm các hoạt động khác


+Nhóm học sinh theo dõi bảng tin


+ Nhóm bạn tìm chỗ dưới gốc cây ôn bài, tâm sự.


+ Tập thể dục giữa giờ

1634871050551.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM_SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LOP 6.docx
    63.1 KB · Lượt tải : 16
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm dạy văn lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn khtn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top