- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 6 MÔN VĂN: KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học của vấn đề
a. Cơ sở lý luận:
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “bé con” giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và hiệu quả nhất.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: Chương trình Ngữ văn lớp 6 so với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng phân môn Tập làm văn đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có những hình ảnh sống động , thuyết phục lòng người.Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể,chua tiếp nhận được những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật.
b. Cơ sở thực tế.
Có thể nói đối với các em học sinh ở cấp Tiểu học nhất là các em học sinh lớp 4, 5 đều rất thành thạo trong việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Nhưng lên lớp 6 việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là một việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh (thời nay) quả là ít ỏi và hầu như là không có bởi những trò giải trí như hoạt hình, truyện tranh, Internet tràn lan đang cuốn hút các em. Điều đó đã đang dần làm nghèo nàn vốn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh.
Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ : quá trình rèn kỹ năng làm bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học của vấn đề
a. Cơ sở lý luận:
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “bé con” giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và hiệu quả nhất.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: Chương trình Ngữ văn lớp 6 so với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng phân môn Tập làm văn đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có những hình ảnh sống động , thuyết phục lòng người.Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể,chua tiếp nhận được những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật.
b. Cơ sở thực tế.
Có thể nói đối với các em học sinh ở cấp Tiểu học nhất là các em học sinh lớp 4, 5 đều rất thành thạo trong việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Nhưng lên lớp 6 việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là một việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh (thời nay) quả là ít ỏi và hầu như là không có bởi những trò giải trí như hoạt hình, truyện tranh, Internet tràn lan đang cuốn hút các em. Điều đó đã đang dần làm nghèo nàn vốn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh.
Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ : quá trình rèn kỹ năng làm bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất.