- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 7 MÔN LỊCH SỬ: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 7
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 7
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 7
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNGCAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 7 A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung ở lớp 7 nói riêng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy môn lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Bộ giáo dục coi trọng việc dạy và học bộ môn lịch sử. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu trong cuốn lịch sử nước ta: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Nhưng trong thực tế cũng không ít người cho rằng, môn lịch sử là bộ môn học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài lê thê và xếp vào môn phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ.Trong quá trình giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, tôi đã xác định lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cho học sinh, rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử mà rút ra kinh nghiệm quý giá để xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để đạt được kết quả trên thì việc áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy vào tiết học lịch sử là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp thường dùng tôi chú trọng vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử, sử dụng kênh hình, phương pháp hoạt động nhóm, liên hệ với thực tế để giáo dục tư tưởng cho học sinh. Các câu chuyện lịch sử, tranh ảnh, hoạt động nhóm… không chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung, mà còn là nguồn tri thức không thể thiếu được trong bài học. Nếu những câu chuyện lịch sử, tranh ảnh và hoạt động nhóm được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng thú của học sinh. Với tính ưu việt đó, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử 7 ” để nghiên cứu và cùng chia sẻ. Với việc nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học lịch sử đạt hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 1. Đối với giáo viên. Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, phát triển tư duy, tính tích cực, tự giác, tự học tập của học sinh. Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống. Thiết kế tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động của bài học lịch sử lớp 7 với hình thức đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường. 2. Đối với học sinh. Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy (cô), cho bạn; biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống |