- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 7 NĂM 2022 - 2023: Giải pháp rèn kĩ năng dùng từ khi viết tập làm văn cho học sinh lớp 7
1.Cơ sở đề xuất giải pháp
Cung cấp các phương pháp, giải pháp, thủ pháp, biện pháp cụ thể của đề tài, những ví dụ minh họa.
Tôi đã phân tích, đánh giá và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của giải pháp này, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được đề cập trong đề tài này.
Lựa chọn và xác định những vấn đề thuộc nội dung giải pháp cần và sẽ tập trung giải quyết.
* Cấu trúc
Hình thành cấu trúc rõ ràng gồm 4 phần.
* Văn phong
Văn phong khoa học (Tôi sẽ lí giải hai nguyên nhân dùng văn phong khoa học:Thứ nhất đề tài này là một nghiên cứu khoa học nên phải dùng văn phong khoa học, có sự gọt giũa, tập hợp, chọn lọc, tổng hợp của tôi khi đọc các sách tham khảo sao cho phù hợp với sáng kiến của bản thân- điều đó có nghĩa là sáng kiến này ra đời trước hết là dựa vào tình hình thực tế lúc giảng dạy mà đúc kết kinh nghiệm, sau đó căn cứ vào các sách tham khảo mang tính khoa học có liên quan đến giải pháp để giải pháp mang tính chính xác của khoa học) .
Văn phong tự sự, biểu cảm, nghị luận ( là ý kiến của bản thân trong quá trình áp dụng giải pháp vào thực tế đã có quá trình thực hiện, kết quả như thế nào).
* Độ lớn: khoảng 9059 từ .
* Nguồn tin: Sách giáo khoa Ngữ văn 7, Nxb Giáo dục Việt Nam; Sách giáo viên Ngữ văn 7, Nxb Giáo dục Việt Nam; Sách Chuẩn kiến thức kĩ năng tập I, Nxb Giáo dục Việt Nam.
*Sử dụng: là sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn độc lập.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh khi viết Tập làm văn. Hướng các em từ chỗ dùng từ chưa đúng đến chỗ biết dùng từ đúng, tiến đến biết dùng từ hay, phù hợp với mục đích diễn đạt, góp phần hạn chế những lỗi diễn đạt mà học sinh hay mắc phải.
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp
1.4.1. Căn cứ cơ sở lí luận: dựa vào các phương diện sau
Như chúng ta đã biết, tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ và trong ngôn ngữ thì từ là đơn vị quan trọng nhất. Nói cách khác, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị / kết cấu ở bậc cao hơn. Vì thế, không có từ, con người không thể tiến hành giao tiếp được, và như vậy, bản thân ngôn ngữ cũng không tồn tại. Vậy từ có vai trò quan trọng như thế nào? Chúng ta có thể xem xét vai trò của từ ở hai góc độ:
Về phía người tạo lập văn bản (người nói, người viết), để truyền đạt một nội dung thông báo nào đó, tất nhiên phải tạo ra lời cụ thể, tồn tại dưới một loại hình ngôn bản cụ thể. Trong quá trình tạo câu, tạo đoạn... trong ngôn bản, công việc cơ bản của người nói/viết là lựa chọn và kết hợp từ để tạo thành câu, đoạn v.v...
Về phía người tiếp nhận văn bản (người nghe, người đọc), khi nghe, đọc,
1.Cơ sở đề xuất giải pháp
- 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
- Như chúng ta đã biết, Tập làm văn là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Trong chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc giải mã các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh ở giờ đọc - hiểu văn bản, các em còn được học cách tạo lập các kiểu văn bản này trong giờ Tập làm văn. Vì các em đang “tập làm văn” cho nên vấn đề rèn luyện để học sinh biết cách dùng từ phù hợp với mục đích diễn đạt là vô cùng quan trọng. Rèn luyện để các em từ chỗ biết dùng từ đúng đến chỗ biết dùng từ hay là cả một quá trình. Thực tế chúng ta cũng thấy rằng khi đọc những bài làm văn của các em, có rất nhiều em chưa biết cách dùng từ hoặc chưa hiểu rõ nghĩa của từ nên dùng sai gây ra sự khó hiểu hoặc hiểu nhầm đáng tiếc. Đứng trước thực tế đó, là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn đã nhiều năm nay tôi luôn suy nghĩ mình sẽ làm thế nào để giúp các em nâng cao kĩ năng dùng từ khi viết Tập làm văn? Với những trăn trở này, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài “Giải pháp rèn kĩ năng dùng từ khi viết tập làm văn cho học sinh lớp 7”.
- 1.2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Cung cấp các phương pháp, giải pháp, thủ pháp, biện pháp cụ thể của đề tài, những ví dụ minh họa.
Tôi đã phân tích, đánh giá và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của giải pháp này, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được đề cập trong đề tài này.
Lựa chọn và xác định những vấn đề thuộc nội dung giải pháp cần và sẽ tập trung giải quyết.
* Cấu trúc
Hình thành cấu trúc rõ ràng gồm 4 phần.
* Văn phong
Văn phong khoa học (Tôi sẽ lí giải hai nguyên nhân dùng văn phong khoa học:Thứ nhất đề tài này là một nghiên cứu khoa học nên phải dùng văn phong khoa học, có sự gọt giũa, tập hợp, chọn lọc, tổng hợp của tôi khi đọc các sách tham khảo sao cho phù hợp với sáng kiến của bản thân- điều đó có nghĩa là sáng kiến này ra đời trước hết là dựa vào tình hình thực tế lúc giảng dạy mà đúc kết kinh nghiệm, sau đó căn cứ vào các sách tham khảo mang tính khoa học có liên quan đến giải pháp để giải pháp mang tính chính xác của khoa học) .
Văn phong tự sự, biểu cảm, nghị luận ( là ý kiến của bản thân trong quá trình áp dụng giải pháp vào thực tế đã có quá trình thực hiện, kết quả như thế nào).
* Độ lớn: khoảng 9059 từ .
* Nguồn tin: Sách giáo khoa Ngữ văn 7, Nxb Giáo dục Việt Nam; Sách giáo viên Ngữ văn 7, Nxb Giáo dục Việt Nam; Sách Chuẩn kiến thức kĩ năng tập I, Nxb Giáo dục Việt Nam.
*Sử dụng: là sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn độc lập.
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh khi viết Tập làm văn. Hướng các em từ chỗ dùng từ chưa đúng đến chỗ biết dùng từ đúng, tiến đến biết dùng từ hay, phù hợp với mục đích diễn đạt, góp phần hạn chế những lỗi diễn đạt mà học sinh hay mắc phải.
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp
1.4.1. Căn cứ cơ sở lí luận: dựa vào các phương diện sau
Như chúng ta đã biết, tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ và trong ngôn ngữ thì từ là đơn vị quan trọng nhất. Nói cách khác, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị / kết cấu ở bậc cao hơn. Vì thế, không có từ, con người không thể tiến hành giao tiếp được, và như vậy, bản thân ngôn ngữ cũng không tồn tại. Vậy từ có vai trò quan trọng như thế nào? Chúng ta có thể xem xét vai trò của từ ở hai góc độ:
Về phía người tạo lập văn bản (người nói, người viết), để truyền đạt một nội dung thông báo nào đó, tất nhiên phải tạo ra lời cụ thể, tồn tại dưới một loại hình ngôn bản cụ thể. Trong quá trình tạo câu, tạo đoạn... trong ngôn bản, công việc cơ bản của người nói/viết là lựa chọn và kết hợp từ để tạo thành câu, đoạn v.v...
Về phía người tiếp nhận văn bản (người nghe, người đọc), khi nghe, đọc,