- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 7 NĂM 2022 - 2023: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân 7
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Nhiều văn bản mang tính pháp quy được thông qua, ban hành như: Luật Bảo vệ môi trường(BVMT) năm 2005 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; Quyết định 1363/ QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tương Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ...
Cũng chính vì lí do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác trong đó có môn Giáo dục công dân.
Trong những năm qua, việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS tuy đã triển khai song còn mang tính hình thức, chiếu lệ; giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung tích hợp cho các bài học, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh; chưa giúp học sinh hình thành được những hành vi đạo đức; học sinh còn thờ ơ trong việc bảo vệ môi trường.
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Được sống trong một hành tinh “xanh, sạch, đẹp” đó là khát vọng của toàn nhân loại. Nhưng làm thế nào để đạt được mơ ước đó? Trách nhiệm không của riêng ai mà thuộc về mỗi chúng ta, mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề quan trọng, đặt lên hàng đầu và xem như là “điểm nóng” đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì con người là một bộ phận của thiên nhiên, con người sẽ không tồn tại nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Do đó bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được cải thiện. Tuy vậy sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Nhiều văn bản mang tính pháp quy được thông qua, ban hành như: Luật Bảo vệ môi trường(BVMT) năm 2005 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; Quyết định 1363/ QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tương Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ...
Cũng chính vì lí do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác trong đó có môn Giáo dục công dân.
Trong những năm qua, việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS tuy đã triển khai song còn mang tính hình thức, chiếu lệ; giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung tích hợp cho các bài học, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh; chưa giúp học sinh hình thành được những hành vi đạo đức; học sinh còn thờ ơ trong việc bảo vệ môi trường.