- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,019
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành và phát triển ý thức tham gia giao thông tại trường mầm non
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành và phát triển ý thức tham gia giao thông tại trường mầm non.
Phần 1: Thực trạng của vấn đề:
An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ của mọi người còn hạn chế. Các em học sinh có thể là nạn nhân hoặc bản thân các em gây tai nạn cho người khác.Vì vậy“ Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người”.
Từ đó dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông, Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.
Để hưởng ứng năm an toàn giao thông mỗi người trong chúng ta hãy là một người thật văn hóa khi tham gia giao thông .Chúng ta hãy cùng nhau chung tay tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu những tai nạn giao thông đáng tiếc như hiện nay. Là một giáo viên công tác trong ngành giáo dục tôi khá hiểu về tâm lý của trẻ em những mầm non tương lai của đất nước. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta không thấy lạ khi thấy những bậc cha mẹ họ vi phạm giao thông đơn giản chỉ vì họ không biết. Vậy giải pháp làm thế nào để tác động vào cả hai đối tượng trên mà có hiệu quả nhất? Bản thân tôi cho rằng chúng ta cần lựa chọn nội dung giáo dục an toàn giao thông từ tuổi mẫu giáo để dần dần các em được thấm sâu và hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn. Tôi đã áp dụng nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo lồng ghép vào bài dạy, tổ chức cho các em được tham gia vui chơi, học tập và thi dưới nhiều hình thức, xây dựng các hoạt động vui chơi, văn nghệ có liên quan đến chủ đề giao thông, sinh động, hấp dẫn để thu hút được trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm.Qua đó trẻ có ý thức và những hành vi văn minh khi tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ.
Trường Mầm non Kim Đức là một trường nằm trong khu dân cư với 75% làm nông nghiệp, là một xã nghèo và trình độ dân trí thấp do đó ý thức chấp hành giao thông của người dân còn hạn chế.
Quá trình thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:
a.Thuận lợi
-Đa số trẻ thông minh có khả năng tiếp thu nhanh.
- Luôn được sự quan tâm,và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.
- Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của các môn học, được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên của nhà trường và tham gia học tập các lớp tập huấn do Phòng mở.
- Luôn được sự ủng hộ và giúp đỡ của các đồng nghiệp.
b. Khó khăn
Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, nên nhận thức của phụ huynh về an toàn giao thông còn hạn chế, phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc
tham gia giao thông an toàn như phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
- Vị trí của trường nằm ở Trung tâm của xã là nơi tập trường 3 trường học mầm non, tiểu học và trường trung học lại nằm ngay sau Ủy Ban Nhân Dân Xã nên giao thông vào các buổi sáng sớm và buổi chiều rất hồn loạn gâu ách tắc, cản trở mọi phương tiện đi lại. Và điều quan trong nữa là xã nằm vùng ven của thành phố do đó cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy còn hạn chế.
Từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở làm thế nào để thế hệ mầm non tương lai tôi đang trực tiếp giảng dạy để có những hình thức phong phú và sinh động hơn về cách truyền tải về giáo dục an toàn giao thông đến với trẻ để qua đó trẻ có ý thức và những hành vi văn minh hơn khi tham gia giao thông: Chính vì vậy trong các hoạt động hàng ngày dạy trẻ tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành và phát triển ý thức tham gia giao thông tại trường mầm non”.
Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
Trẻ lứa tuổi mầm non ngây thơ và hồn nhiên như trang giấy trắng muốn tô vẽ như thế nào thì nó sẽ ra thế nên ngay từ bây giờ để trẻ có thể chấp hành giao thông tốt trở thành người công dân tốt cho xã hội mai sau, nên tôi đã mạnh dạn thực hiện những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Giáo dục trẻ qua một số trò chơi.
*Trò chơi 1: Đánh dấu hành vi sai
* Mục đích:Củng cố cho trẻ khả năng nhận biết và phân biệt hành động đúng và chưa đúng đối với giao thông.
- Rèn luyện phản ứng nhanh và sự khéo léo
Cô chia trẻ làm 2 đội, cô gắn lên bảng một số tranh về hành vi đúng sai của con người khi tham gia giao thông.
· Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” 2 bạn đứng đầu 2 đội chạy lên dùng viết đánh dấu một hành vi sai trong tranh, rồi chạy về cuối hàng đứng, khi bạn thứ nhất chạy về thì bạn thứ hai chạy lên lấy viết đánh dấu tiếp một hành vi sai rồi chạy về cứ như thế cho đến khi cô hô hết giờ, đội nào đánh dấu được nhiều hành vi sai là đội thắng cuộc.
Luật chơi: Mỗi lần chạy lên chỉ được đánh dấu một hành vi sai và phải chạy về cuối hàng đứng. Đội thua phải hát hoặc đọc một bài thơ về ATGT.
Cho trẻ chơi 1-2 lần
* Ứng dụng: sử dụng vào tiết giáo dục an toàn giao thông hay hoạt động ngoài trời.
Trò chơi 2: Ghép biển báo giao thông
Mục đích: Trẻ nhận biết một số biển báo giao thông quen thuộc. Trẻ hiểu ý nghĩa của các biển báo đó. Rèn luyện tính nhanh nhạy cho trẻ.
Chuẩn bị: Ba bảng dạ to
15 biển báo chưa hoàn chỉnh
Cách chơi: Trên bảng có gắn rất nhiều biển báo chưa hoàn chỉnh. Khi có hiệu lệnh trẻ phải bật qua 3 vòng và lên nhặt các chi tiết ghép thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong, lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình ghép được. Đội nào ghép nhanh giới thiệu đúng biển báo hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
* Ứng dụng: Trò chơi này không những ứng dụng hiệu quả ở, các tiết học môi trường xung quanh trong chủ đề giao thông hay vào các tiết hoạt động ngoài trời
Trò chơi 3: Về Đúng Đường
*Mục đích
Giúp trẻ phân loại thành thạo các phương tiện giao thông.
Rèn luyện phản xạ nhanh, nhạy cho trẻ.
*Chuẩn bị:
Một số lô tô vẽ các phương tiện giao thông (ô tô, xe đạp, máy bay, tàu hỏa, thuyền buồm ...)
2 bảng cài, mỗi bảng có 3 hàng cài giả làm 3 đường giao thông (cô quy ước với trẻ mỗi hàng tượng trưng một loại đường giao thông. Hoặc gắn chim đang bay tượng trưng đường hàng không, người đang đi bộ tượng trưng đường bộ, cá đang bơi tượng trưng đường thủy).
Luật chơi
Khi có tín hiệu cờ xanh, các phương tiện giao thông được đi, cờ đỏ và vàng không được đi.
Mỗi lần lên trẻ chỉ được đưa một loại phương tiện về đúng đường.
*Tiến hành
Chia trẻ thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc cách bảng 3m. Cô nói tên các loại phương tiện, trẻ đưa phương tiện đó vào đúng đường quy định (trên cùng là đường không, giữa là đường bộ, dưới cùng là đường thủy) cài xong chạy về cuối hàng đứng. Ví dụ cô nói : "Máy bay" và phất cờ màu xanh thì trẻ lên cài máy bay vào đúng đường trên cùng. Nếu cô nói tên phương tiện nhưng lại phất cờ màu vàng hoặc đỏ thì trẻ không được lên cài. Nếu bạn nào vẫn chạy lên là vi phạm luật giao thông. Cuối cùng đội đưa được nhiều phương tiện giao thông về đúng đường và đúng luật nhất là đội ấy thắng
*Ứng dụng : Trò chơi này đựoc ứng dụng vào tiết học tìm hiểu về luật lệ ATGT hoặc vào hội thi tìm hiểu về luật lệ ATGT.
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành và phát triển ý thức tham gia giao thông tại trường mầm non.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1: Thực trạng của vấn đề:
An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ của mọi người còn hạn chế. Các em học sinh có thể là nạn nhân hoặc bản thân các em gây tai nạn cho người khác.Vì vậy“ Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người”.
Từ đó dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông, Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.
Để hưởng ứng năm an toàn giao thông mỗi người trong chúng ta hãy là một người thật văn hóa khi tham gia giao thông .Chúng ta hãy cùng nhau chung tay tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu những tai nạn giao thông đáng tiếc như hiện nay. Là một giáo viên công tác trong ngành giáo dục tôi khá hiểu về tâm lý của trẻ em những mầm non tương lai của đất nước. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta không thấy lạ khi thấy những bậc cha mẹ họ vi phạm giao thông đơn giản chỉ vì họ không biết. Vậy giải pháp làm thế nào để tác động vào cả hai đối tượng trên mà có hiệu quả nhất? Bản thân tôi cho rằng chúng ta cần lựa chọn nội dung giáo dục an toàn giao thông từ tuổi mẫu giáo để dần dần các em được thấm sâu và hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn. Tôi đã áp dụng nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo lồng ghép vào bài dạy, tổ chức cho các em được tham gia vui chơi, học tập và thi dưới nhiều hình thức, xây dựng các hoạt động vui chơi, văn nghệ có liên quan đến chủ đề giao thông, sinh động, hấp dẫn để thu hút được trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm.Qua đó trẻ có ý thức và những hành vi văn minh khi tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ.
Trường Mầm non Kim Đức là một trường nằm trong khu dân cư với 75% làm nông nghiệp, là một xã nghèo và trình độ dân trí thấp do đó ý thức chấp hành giao thông của người dân còn hạn chế.
Quá trình thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:
a.Thuận lợi
-Đa số trẻ thông minh có khả năng tiếp thu nhanh.
- Luôn được sự quan tâm,và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.
- Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của các môn học, được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên của nhà trường và tham gia học tập các lớp tập huấn do Phòng mở.
- Luôn được sự ủng hộ và giúp đỡ của các đồng nghiệp.
b. Khó khăn
Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, nên nhận thức của phụ huynh về an toàn giao thông còn hạn chế, phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc
tham gia giao thông an toàn như phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
- Vị trí của trường nằm ở Trung tâm của xã là nơi tập trường 3 trường học mầm non, tiểu học và trường trung học lại nằm ngay sau Ủy Ban Nhân Dân Xã nên giao thông vào các buổi sáng sớm và buổi chiều rất hồn loạn gâu ách tắc, cản trở mọi phương tiện đi lại. Và điều quan trong nữa là xã nằm vùng ven của thành phố do đó cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy còn hạn chế.
Từ những khó khăn và thuận lợi nêu trên là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở làm thế nào để thế hệ mầm non tương lai tôi đang trực tiếp giảng dạy để có những hình thức phong phú và sinh động hơn về cách truyền tải về giáo dục an toàn giao thông đến với trẻ để qua đó trẻ có ý thức và những hành vi văn minh hơn khi tham gia giao thông: Chính vì vậy trong các hoạt động hàng ngày dạy trẻ tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành và phát triển ý thức tham gia giao thông tại trường mầm non”.
Phần 2: Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
Trẻ lứa tuổi mầm non ngây thơ và hồn nhiên như trang giấy trắng muốn tô vẽ như thế nào thì nó sẽ ra thế nên ngay từ bây giờ để trẻ có thể chấp hành giao thông tốt trở thành người công dân tốt cho xã hội mai sau, nên tôi đã mạnh dạn thực hiện những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Giáo dục trẻ qua một số trò chơi.
*Trò chơi 1: Đánh dấu hành vi sai
* Mục đích:Củng cố cho trẻ khả năng nhận biết và phân biệt hành động đúng và chưa đúng đối với giao thông.
- Rèn luyện phản ứng nhanh và sự khéo léo
Cô chia trẻ làm 2 đội, cô gắn lên bảng một số tranh về hành vi đúng sai của con người khi tham gia giao thông.
· Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” 2 bạn đứng đầu 2 đội chạy lên dùng viết đánh dấu một hành vi sai trong tranh, rồi chạy về cuối hàng đứng, khi bạn thứ nhất chạy về thì bạn thứ hai chạy lên lấy viết đánh dấu tiếp một hành vi sai rồi chạy về cứ như thế cho đến khi cô hô hết giờ, đội nào đánh dấu được nhiều hành vi sai là đội thắng cuộc.
Luật chơi: Mỗi lần chạy lên chỉ được đánh dấu một hành vi sai và phải chạy về cuối hàng đứng. Đội thua phải hát hoặc đọc một bài thơ về ATGT.
Cho trẻ chơi 1-2 lần
* Ứng dụng: sử dụng vào tiết giáo dục an toàn giao thông hay hoạt động ngoài trời.
Trò chơi 2: Ghép biển báo giao thông
Mục đích: Trẻ nhận biết một số biển báo giao thông quen thuộc. Trẻ hiểu ý nghĩa của các biển báo đó. Rèn luyện tính nhanh nhạy cho trẻ.
Chuẩn bị: Ba bảng dạ to
15 biển báo chưa hoàn chỉnh
Cách chơi: Trên bảng có gắn rất nhiều biển báo chưa hoàn chỉnh. Khi có hiệu lệnh trẻ phải bật qua 3 vòng và lên nhặt các chi tiết ghép thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong, lần lượt từng trẻ của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình ghép được. Đội nào ghép nhanh giới thiệu đúng biển báo hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.
* Ứng dụng: Trò chơi này không những ứng dụng hiệu quả ở, các tiết học môi trường xung quanh trong chủ đề giao thông hay vào các tiết hoạt động ngoài trời
Trò chơi 3: Về Đúng Đường
*Mục đích
Giúp trẻ phân loại thành thạo các phương tiện giao thông.
Rèn luyện phản xạ nhanh, nhạy cho trẻ.
*Chuẩn bị:
Một số lô tô vẽ các phương tiện giao thông (ô tô, xe đạp, máy bay, tàu hỏa, thuyền buồm ...)
2 bảng cài, mỗi bảng có 3 hàng cài giả làm 3 đường giao thông (cô quy ước với trẻ mỗi hàng tượng trưng một loại đường giao thông. Hoặc gắn chim đang bay tượng trưng đường hàng không, người đang đi bộ tượng trưng đường bộ, cá đang bơi tượng trưng đường thủy).
Luật chơi
Khi có tín hiệu cờ xanh, các phương tiện giao thông được đi, cờ đỏ và vàng không được đi.
Mỗi lần lên trẻ chỉ được đưa một loại phương tiện về đúng đường.
*Tiến hành
Chia trẻ thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc cách bảng 3m. Cô nói tên các loại phương tiện, trẻ đưa phương tiện đó vào đúng đường quy định (trên cùng là đường không, giữa là đường bộ, dưới cùng là đường thủy) cài xong chạy về cuối hàng đứng. Ví dụ cô nói : "Máy bay" và phất cờ màu xanh thì trẻ lên cài máy bay vào đúng đường trên cùng. Nếu cô nói tên phương tiện nhưng lại phất cờ màu vàng hoặc đỏ thì trẻ không được lên cài. Nếu bạn nào vẫn chạy lên là vi phạm luật giao thông. Cuối cùng đội đưa được nhiều phương tiện giao thông về đúng đường và đúng luật nhất là đội ấy thắng
*Ứng dụng : Trò chơi này đựoc ứng dụng vào tiết học tìm hiểu về luật lệ ATGT hoặc vào hội thi tìm hiểu về luật lệ ATGT.