- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MĨ THUẬT LỚP 6: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY BÀI “SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI” MÔN MĨ THUẬT
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mĩ thuật là một nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mĩ thuật đã gắn bó với con người từ rất lâu, ngay từ buổi đầu của nhân loại, khi con người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, với ý thức tự giác và sự ngưỡng mộ của mình trước thế giới, con người đã đưa cái đẹp gần hơn với cuộc sống bằng những hình thức thể hiện thật đơn giản như các nét vẽ trên các vách đá hay các đồ trang sức bằng xương động vật. Từ những văn hoá trang trí đơn sơ, mộc mạc, đến những hoạ tiết tinh vi, phong phú như trên mặt trống đồng Đông Sơn... cũng từ đó Mĩ thuật luôn luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và càng đạt tới mức độ nghệ thuật cao. Hay nói cách khác đời sống xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu thẩm mĩ của con người càng cao hơn. Hơn thế, Mĩ thuật là kho tàng hình ảnh phản ánh rõ nét văn hóa và đời sống của từng thời kỳ, từng chế độ xã hội. Qua nhiều thời đại, những nền nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của Mĩ thuật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung được định hình và mang những bản sắc riêng biệt. Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân việt cổ: sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới cũng như bước tiến mới của nền Mĩ thuật dân tộc.
Nhưng hiện nay việc giảng dạy Mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng chưa được phát huy bởi nhiều nguyên nhân. Do vậy, tình trạng chung của giờ thường thức mĩ thuật là đơn điệu nhàm chán, học sinh thường có thái độ thờ ơ với giờ học này và các em dần quên đi nguồn gố ra đời của nền Mĩ thuật Việt Nam. Điều đó cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy – học trong trường THCS đối với phân môn này còn chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo nước ta hiện nay. Để khắc phục vấn đề này các giáo viên Mĩ thuật cần phải đưa ra các phương án thích hợp làm cho giờ học thường thức mĩ thuật trở nên sinh động, tạo sự hứng thú cho học sinh khi học phân môn này. Muốn đạt được mục đích đó, trước hết những người làm công tác giảng dạy phải là những con người yêu nghề có tinh thần nhiệt tình trong công tác giảng dạy, quan tâm đến các em học sinh, bồi dưỡng cho học sinh tinh thần ham hiểu biết, đức tính hiếu học, ý thức trân trọng các tác phẩm công trình mĩ thuật và luôn ghi nhớ về sự ra đời của nền Mĩ thuật Việt Nam.
Trăn trở với những điều trên, tôi đã chọn đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bài “ Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại” môn Mĩ thuật lớp 6 ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân. Để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy thường thức mĩ thuật trong môn học Mĩ thuật và sau tiết học các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn,...điều đó giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS nói chung và kiến thức môn Mĩ thuật nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy và học môn Mĩ thuật ở trường THCS, từ những kinh nghiệm giảng dạy Mĩ thuật lâu năm tôi muốn bổ sung cho kiến thức mà các em được học ở các môn khác giúp cho việc tiếp thu kiến thức môn Mĩ thuật của các em sẽ được sâu sắc hơn, giúp các em không còn cảm thấy ngại và buồn ngủ mỗi khi học phân môn thường thức mĩ thuật. Làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc khi học ở các lớp trên trong bậc học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS Xuân Dương tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 6 vì đây là những học sinh mới làm quen và chập chững bước vào môi trường THCS có nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nên ngay từ buổi ban đầu tôi muốn tích hợp các môn học khác nhau để tạo cho các em hứng thú học tập và niềm đam mê tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật cổ Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương thống kê, xử lí số liệu. Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu, học sinh áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nhóm, tích hợp liên môn, ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học, hợp tác nhóm, củng cố, luyện tập, kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Môn Mĩ thuật THCS có 4 phân môn: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài, thường thức mĩ thuật trong đó có 3 phân môn rất được học sinh yêu thích học riêng có phân môn: thường thức mĩ thuật là phân môn ít được học sinh quan tâm và ít hứng thú học .
* Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo, tổ chức tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thường Xuân, trường Trung học cơ sở Xuân Dương cũng đã có hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn về việc xây dựng và thực hiện dạy học theo hướng tích hợp. Đặc biệt, trong những năm học vừa qua ngành đã tổ chức cuộc thi Dạy học tích hợp dành cho giáo viên và cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn dành cho học sinh. Bản thân tôi đã tham gia cuộc thi đã rút ra được kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân và cảm thấy rất cần phải tích hợp nhiều môn học để giúp học sinh nắm vững những kiến thức về lịch sử Mĩ thuật cổ đại và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những vật dụng, những di tích, những công trình thời kĩ đồ đá, đồ đồng.
* Mĩ thuật là môn học bao gồm rất nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, trang trí, hội họa ...Các loại hình này luôn gắn kết và tạo thành một chuỗi móc xích kết hợp hài hòa với nhau tạo nên cái đẹp. Bằng ngôn ngữ tạo hình về đường nét, về màu sắc, hình khối, các mảng đậm nhạt, sáng tối,...các nghệ nhân trong giai đoạn này đã diễn tả cảm xúc của mình trước vẻ đẹp con người, thiên nhiên xã hội trong giai đoạn lịch sử này
* Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học (cũng là thời điểm khi các em bắt đầu vào lớp 6), sự tri giác của các em có các đặc điểm sau: Tri giác: tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc các em tri giác những gì mình thích. Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em. Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích. Do đó, khi dạy học sinh lớp 6, ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ có cái nhìn tích cực hơn về học Lịch sử Mĩ thuật.
Trên đây là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho công tác giảng dạy theo hướng tích hợp nhiều môn học trong bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Có thể nói phân môn thường thức mĩ thuật là một phân môn tương đối khó dạy đối với các giáo viên Mĩ thuật bởi khi giảng dạy phân môn này các giáo viên THCS thường gặp những hạn chế sau: Lịch sử Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xã hội nguyên thuỷ cho đến ngày nay, Mĩ thuật phát triển liên tục, không ngừng, loài người đã chứng kiến sự ra đời của nhiều trào lưu, nhiều phong cách nghệ thuật trải qua các thời kỳ khác nhau. Các tác phẩm Mĩ thuật đa dạng được lưu giữ rất nhiều ở các bảo tàng Mĩ thuật. Không ai có thể nói rằng mình đã được chiêm ngưỡng thưởng thức tất cả các tranh, tượng nguyên bản trong kho tàng đồ sộ đó của Mĩ thuật Việt Nam.
* Đồ dùng dạy học, tài liệu liên quan đến bài dạy đồ dùng dạy học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. Bởi nó là sự hiện diện của kiến thức các đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố cục, các công trình, các tác phẩm Mĩ thuật nổi tiếng của các họa sĩ... Nếu thiếu đồ dùng dạy học, học sinh khó có thể lĩnh hội đầy đủ kiến thức ngôn ngữ Mĩ thuật nhất là phân môn này. Thế nhưng đây lại là mặt hạn chế lớn đối với các giáo viên khi giảng dạy phân môn này như việc sưu tầm các vật dụng, đồ dùng của thời kì đồ đá, thời kì đồ đồng, các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học là rất khó và tốn kém. Bởi vì có rất nhiều công trình, tác phẩm Mĩ thuật, kiến trúc, các vật dụng của người Việt Nam thời kì đồ đá, thời kì đồ đồng chỉ còn lại trong sách vở nên việc cho học sinh xem các tranh ảnh liên quan là điều khó thực hiện.
* Hơn nữa việc phải đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm các tài liệu đòi hỏi phải có thời gian nên dẫn đến việc các giáo viên không quan tâm sưu tầm tài liệu mà chỉ dựa vào số lượng kiến thức, tranh ảnh ít ỏi trong sách giáo khoa và sách giáo viên để giảng dạy cho học sinh. Giáo viên thường bỏ qua, coi nhẹ phân môn này. Giáo viên thường cho rằng các phân môn trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh mới thực sự quan trọng, giúp cho các em cảm thụ thẩm mĩ và vẽ đựơc một bức tranh đẹp. Còn phân môn thường thức mĩ thuật chỉ nhằm giới thiệu một số công trình, tác phẩm Mĩ thuật cho học sinh. Do vậy tình trạng chung hiện nay của giờ thường thức mĩ thuật là đơn điệu nhàm chán, học sinh thường có thái độ thờ ơ với giờ học này. Với những giờ học, giáo viên chỉ cung cấp một số lượng kiến thức bằng lý thuyết mà không cho học sinh xem hay chỉ xem một số ít hình ảnh nhỏ bé trong sách giáo khoa nên đa số học sinh sau khi học thường không nhớ đựơc những tác phẩm, công trình Mĩ thuật của Việt Nam. Nhưng cũng có rất nhiều giáo viên chịu khó quan tâm và sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Tuy nhiên đa phần là những tranh ảnh trong sách báo, tạp chí có khung hình nhỏ bé chỉ phù hợp cho giáo viên tham khảo còn nếu dùng làm trực quan giảng dạy thì không phù hợp. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển internet hỗ trợ rất nhiều cho việc tìm kiếm tài liệu minh họa nhưng một số tranh lại không có trên mạng hoặc là do trình độ sử dụng của giáo viên còn hạn chế hoặc là nếu tìm có thì cũng khó bởi giáo viên không thể in tranh màu khổ lớn để dạy được vì rất tốn kém hơn nữa trường thuộc xã miền núi nên việc đi lại in tranh cũng gặp nhiều khó khăn.
Về phía học sinh đa phần là con em nhà nông kinh tế gia đình còn khó khăn, chưa có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin nhiều, sách báo còn hạn chế, có một số em có cơ hội tiếp xúc với CNTT nhưng các em lại không tìm hiểu về bài học mà ham mê chơi điện tử nên chưa tìm hiểu sâu hơn các tác phẩm, tác giả trong phân môn thường thức mĩ thuật nên khó khăn trong tiết học thường thức mĩ thuật.
Trước tình trạng trên, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật để thực hiện một tiết dạy thường thức mĩ thuật và học sinh thích học phân môn thường thức mĩ thuật đó mới là mục đích chính của phân môn này rất cần tích hợp kiến thức nhiều môn học có nội dung kiến thức liên là điều rất cần thiết trong tiết dạy về Mĩ thuật thời kì cổ đại.
Sau khi học xong bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại tôi làm trắc nghiệm nhỏ như sau:
+ Qua tiết học em hiểu được những gì nghệ thuật cổ Việt Nam?
+ Em có thích học phân môn này không?
Đa số các em không thích học phân môn này, với các em thích học chỉ từ 35- 40% học sinh, với kết quả như thế tôi quyết đinh tích hợp các môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí vào giảng dạy bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại để giúp học sinh học tốt hơn phân môn này để cuối cùng lấy kết quả điều tra so sánh với kết quả ban đầu.
Bảng tổng hợp số lượng học sinh (Khối 6 - Trường THCS Xuân Dương) trong việc hiểu và vận dụng nội dung bài học trước khi thực nghiệm:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định rõ những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp:
* Nâng cao nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp liên môn:
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo...
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
* Ưu điểm khi dạy tích hợp liên môn.
- Với học sinh:
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Với giáo viên:
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường Sư phạm..
*Khó khăn khi triển khai:
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Môn học Mĩ thuật là môn học không có chuẩn mực nhất định mà đánh giá bằng tình cảm, cảm xúc và tri thức thẩm mỹ; nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Những vấn đề cần diễn đạt, cần thể hiện trong cuộc sống khó có thể diễn tả bằng ngôn ngữ: nói, viết, Âm nhạc, cơ thể....thì con người có thể diễn đạt, thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình.
Phụ huynh học sinh thường định hướng cho con học những môn toán, văn, ngoại ngữ...phục vụ cho việc thi vào cấp 3. Họ chưa hiểu biết được tầm quan trọng của môn Mĩ thuật áp dụng vào cuộc sống, họ chỉ coi đây là môn học bắt buộc trong trường học mà họ không nghĩ đến hiệu quả rất cao của môn học Mĩ thuật mang lại đó là sự phát triển tư duy trí tuệ của học sinh để học tốt các môn học khác, khơi gợi cảm xúc tình cảm của con người đối với thiên nhiên với những giá trị văn hóa của nhân loại.
* Xác định ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng đổi mới theo hướng tích hợp, liên môn.
- Đây là một tiết dạy về phân môn thường thức Mĩ thuật trong chương trình Mĩ thuật lớp 6 có tích hợp môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử nhằm giới thiệu và giáo dục các em hiểu biết và tiếp thu kiến thức bài học đạt hiệu quả cao:
Về phía giáo viên: Không chỉ nắm chắc kiến thức môn dạy trong sách giáo khoa mà còn phải tìm hiểu sâu rộng kiến thức thực tế của địa phương, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Về phía học sinh: Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tìm tòi, tư duy, sáng tạo trong học tập. Biết tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến bài học, có kỹ năng giao tiếp, trình bày tự tin. Cảm nhận được giá trị nghệ thuật
Việc sử dụng hợp lí các tài liệu liên môn trong dạy học Mĩ thuật giúp học sinh củng cố, phát triển kiến thức Mĩ thuật, tạo ra không khí thoải mái khi học. Tích hợp trong giảng dạy còn làm cho học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế cuộc sống và luôn luôn tự hào về truyền thống yêu nước, ý thức đoàn kết dân tộc, lịch sử phát triển của dân tộc. Bên cạnh đó các em có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống cho bản thân như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống.
2.3.2. Các bước cụ thể trong việc thiết kế tiến trình dạy học bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại- Mĩ thuật Lớp 6.
* Những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt:
a. Kiến thức.
- Học sinh hiểu sự xuất hiện của Mĩ thuật Việt Nam từ khi hình thành loài người ở Việt Nam.
- Hiểu biết về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Văn Lang.
b. Kĩ năng.
- Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- HS trình bày được sự kiện lịch sử, vẽ được các họa tiết dân tộc, hiểu được các sản phẩm Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại và những đặc điểm cũng như công dụng của chúng .
- Xác định được vị trí của nhà nước Văn Lang trên lược đồ Địa lý.
c. Thái độ.
- Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Học sinh nhận thức đúng đắn và có ý thức học tập, giữ gìn, phát triển những giá trị về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
* Xác định những kiến thức liên môn cần vận dụng để giải quyết các vấn đề của bài học:
* Môn Mĩ thuật :
- Học sinh hiểu sự xuất hiện và sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam từ khi hình thành loài người ở Việt Nam
- Hiểu được sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam thời đại đồ đá, đồ đồng.
* Môn Địa lý:
- Giúp học sinh hiểu biết về đền Hùng tỉnh Phú Thọ và vị trí Địa Lí của nhà nước Văn Lang tích hợp qua Tiết 47: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ( Địa lí 6).
- Giúp HS biết được những địa danh xuất hiện những di vật thời đại đồ đá, đồ đồng.
* Môn Văn học:
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm tự hào của dân tộc được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh trong những bài văn, thơ nói về nước Văn Lang.
- Giúp HS hiểu được từ thuở sơ khai của nước Văn Lang đã biết sử dụng và phát triển nghệ thuật đồ dá, đồ đồng tích hợp qua tiết 9, 10: Sơn tinh, Thủy tinh ( Ngữ văn 6).
* Môn Lịch sử:
- Giúp học sinh hiểu biết về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Văn Lang tích hợp qua tiết 13: Nước Văn Lang ( Lịch sử 6).
- Giúp HS hiểu được sự ra đời của lịch sử Mĩ thuật Việt Nam cổ đại.
* Xác định đối tượng dạy học của bài học:
* Đối tượng dạy học là HS khối 6- Trường THCS Xuân Dương
- Số lượng học sinh: 77 em.
- Số lớp thực hiện: 02 lớp.
* Đặc điểm cần thiết khác của học sinh:
- Học sinh có hứng thú học tập, thích được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyện vọng muốn tham gia học tập.
* Xác định, lựa chọn phương pháp dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi, nội dung kiến thức, tư liệu, hình ảnh phù hợp và dự kiến các tình huống phát sinh trong thực tiễn để có cách xử lí phù hợp.
+ Phương pháp; kĩ thuật dạy học; phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu, học sinh áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nhóm, tích hợp liên môn, ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học, hợp tác nhóm, củng cố, luyện tập, kiểm tra, đánh giá.
+ Chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu - kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word, phần mềm hỗ trợ cắt nhạc.
- Sách giáo khoa: Âm nhạc và Mĩ thuật 6; Địa lí 6, Ngữ văn 6.
- Tài liệu Lịch sử Việt Nam, Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh
- Đồ dùng hoạt động nhóm: Giấy A3, bút dạ
+ Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, soạn giảng bằng các slides chứa thông tin, hình ảnh.
- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet.
2.3.3. Soạn giáo án theo hướng dạy học tích hợp:
Bài 2 - Tiết 2: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
a. Kiến thức.
- Học sinh hiểu sự xuất hiện và sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam từ khi hình thành loài người ở Việt Nam
- Hiểu biết về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Văn Lang.
b. Kĩ năng.
- Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- HS trình bày được sự kiện lịch sử, vẽ được các họa tiết dân tộc, hiểu được các sản phẩm Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại và những đặc điểm cũng như công dụng của chúng .
- Xác định được vị trí của nhà nước Văn Lang trên lược đồ Địa lý.
c. Thái độ.
- Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Học sinh nhận thức đúng đắn và có ý thức học tập, giữ gìn, phát triển những giá trị về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Tranh ảnh, máy chiếu.
- Tài liệu tham khảo Mĩ thuật của người Việt, bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, tranh ảnh về Mĩ thuật cổ đại, Tranh trống đồng cỡ lớn, bản đồ khu vực Châu Á, SGK, Giáo án.
2. Học sinh.
- SGK, vở ghi
- Giấy A3, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra. ? Nêu cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc?
2. Bài mới . Thời kì cổ đại qua đi để lại cho Mĩ thuật Việt Nam những sản phẩm vô giá. Đó là những sản phẩm về điêu khắc chạm khắc mạng đậm nét hào hùng và tinh thần dân tộc sâu sắc .
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mĩ thuật là một nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mĩ thuật đã gắn bó với con người từ rất lâu, ngay từ buổi đầu của nhân loại, khi con người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, với ý thức tự giác và sự ngưỡng mộ của mình trước thế giới, con người đã đưa cái đẹp gần hơn với cuộc sống bằng những hình thức thể hiện thật đơn giản như các nét vẽ trên các vách đá hay các đồ trang sức bằng xương động vật. Từ những văn hoá trang trí đơn sơ, mộc mạc, đến những hoạ tiết tinh vi, phong phú như trên mặt trống đồng Đông Sơn... cũng từ đó Mĩ thuật luôn luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và càng đạt tới mức độ nghệ thuật cao. Hay nói cách khác đời sống xã hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu thẩm mĩ của con người càng cao hơn. Hơn thế, Mĩ thuật là kho tàng hình ảnh phản ánh rõ nét văn hóa và đời sống của từng thời kỳ, từng chế độ xã hội. Qua nhiều thời đại, những nền nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của Mĩ thuật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung được định hình và mang những bản sắc riêng biệt. Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân việt cổ: sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới cũng như bước tiến mới của nền Mĩ thuật dân tộc.
Nhưng hiện nay việc giảng dạy Mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng chưa được phát huy bởi nhiều nguyên nhân. Do vậy, tình trạng chung của giờ thường thức mĩ thuật là đơn điệu nhàm chán, học sinh thường có thái độ thờ ơ với giờ học này và các em dần quên đi nguồn gố ra đời của nền Mĩ thuật Việt Nam. Điều đó cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy – học trong trường THCS đối với phân môn này còn chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo nước ta hiện nay. Để khắc phục vấn đề này các giáo viên Mĩ thuật cần phải đưa ra các phương án thích hợp làm cho giờ học thường thức mĩ thuật trở nên sinh động, tạo sự hứng thú cho học sinh khi học phân môn này. Muốn đạt được mục đích đó, trước hết những người làm công tác giảng dạy phải là những con người yêu nghề có tinh thần nhiệt tình trong công tác giảng dạy, quan tâm đến các em học sinh, bồi dưỡng cho học sinh tinh thần ham hiểu biết, đức tính hiếu học, ý thức trân trọng các tác phẩm công trình mĩ thuật và luôn ghi nhớ về sự ra đời của nền Mĩ thuật Việt Nam.
Trăn trở với những điều trên, tôi đã chọn đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bài “ Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại” môn Mĩ thuật lớp 6 ở trường THCS Xuân Dương, huyện Thường Xuân. Để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy thường thức mĩ thuật trong môn học Mĩ thuật và sau tiết học các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn,...điều đó giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS nói chung và kiến thức môn Mĩ thuật nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy và học môn Mĩ thuật ở trường THCS, từ những kinh nghiệm giảng dạy Mĩ thuật lâu năm tôi muốn bổ sung cho kiến thức mà các em được học ở các môn khác giúp cho việc tiếp thu kiến thức môn Mĩ thuật của các em sẽ được sâu sắc hơn, giúp các em không còn cảm thấy ngại và buồn ngủ mỗi khi học phân môn thường thức mĩ thuật. Làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc khi học ở các lớp trên trong bậc học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS Xuân Dương tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 6 vì đây là những học sinh mới làm quen và chập chững bước vào môi trường THCS có nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nên ngay từ buổi ban đầu tôi muốn tích hợp các môn học khác nhau để tạo cho các em hứng thú học tập và niềm đam mê tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật cổ Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương thống kê, xử lí số liệu. Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu, học sinh áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nhóm, tích hợp liên môn, ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học, hợp tác nhóm, củng cố, luyện tập, kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
* Môn Mĩ thuật THCS có 4 phân môn: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài, thường thức mĩ thuật trong đó có 3 phân môn rất được học sinh yêu thích học riêng có phân môn: thường thức mĩ thuật là phân môn ít được học sinh quan tâm và ít hứng thú học .
* Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo, tổ chức tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thường Xuân, trường Trung học cơ sở Xuân Dương cũng đã có hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn về việc xây dựng và thực hiện dạy học theo hướng tích hợp. Đặc biệt, trong những năm học vừa qua ngành đã tổ chức cuộc thi Dạy học tích hợp dành cho giáo viên và cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn dành cho học sinh. Bản thân tôi đã tham gia cuộc thi đã rút ra được kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân và cảm thấy rất cần phải tích hợp nhiều môn học để giúp học sinh nắm vững những kiến thức về lịch sử Mĩ thuật cổ đại và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những vật dụng, những di tích, những công trình thời kĩ đồ đá, đồ đồng.
* Mĩ thuật là môn học bao gồm rất nhiều loại hình nghệ thuật như: Kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, trang trí, hội họa ...Các loại hình này luôn gắn kết và tạo thành một chuỗi móc xích kết hợp hài hòa với nhau tạo nên cái đẹp. Bằng ngôn ngữ tạo hình về đường nét, về màu sắc, hình khối, các mảng đậm nhạt, sáng tối,...các nghệ nhân trong giai đoạn này đã diễn tả cảm xúc của mình trước vẻ đẹp con người, thiên nhiên xã hội trong giai đoạn lịch sử này
* Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học (cũng là thời điểm khi các em bắt đầu vào lớp 6), sự tri giác của các em có các đặc điểm sau: Tri giác: tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc các em tri giác những gì mình thích. Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em. Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích. Do đó, khi dạy học sinh lớp 6, ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ có cái nhìn tích cực hơn về học Lịch sử Mĩ thuật.
Trên đây là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho công tác giảng dạy theo hướng tích hợp nhiều môn học trong bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Có thể nói phân môn thường thức mĩ thuật là một phân môn tương đối khó dạy đối với các giáo viên Mĩ thuật bởi khi giảng dạy phân môn này các giáo viên THCS thường gặp những hạn chế sau: Lịch sử Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xã hội nguyên thuỷ cho đến ngày nay, Mĩ thuật phát triển liên tục, không ngừng, loài người đã chứng kiến sự ra đời của nhiều trào lưu, nhiều phong cách nghệ thuật trải qua các thời kỳ khác nhau. Các tác phẩm Mĩ thuật đa dạng được lưu giữ rất nhiều ở các bảo tàng Mĩ thuật. Không ai có thể nói rằng mình đã được chiêm ngưỡng thưởng thức tất cả các tranh, tượng nguyên bản trong kho tàng đồ sộ đó của Mĩ thuật Việt Nam.
* Đồ dùng dạy học, tài liệu liên quan đến bài dạy đồ dùng dạy học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng. Bởi nó là sự hiện diện của kiến thức các đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố cục, các công trình, các tác phẩm Mĩ thuật nổi tiếng của các họa sĩ... Nếu thiếu đồ dùng dạy học, học sinh khó có thể lĩnh hội đầy đủ kiến thức ngôn ngữ Mĩ thuật nhất là phân môn này. Thế nhưng đây lại là mặt hạn chế lớn đối với các giáo viên khi giảng dạy phân môn này như việc sưu tầm các vật dụng, đồ dùng của thời kì đồ đá, thời kì đồ đồng, các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học là rất khó và tốn kém. Bởi vì có rất nhiều công trình, tác phẩm Mĩ thuật, kiến trúc, các vật dụng của người Việt Nam thời kì đồ đá, thời kì đồ đồng chỉ còn lại trong sách vở nên việc cho học sinh xem các tranh ảnh liên quan là điều khó thực hiện.
* Hơn nữa việc phải đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm các tài liệu đòi hỏi phải có thời gian nên dẫn đến việc các giáo viên không quan tâm sưu tầm tài liệu mà chỉ dựa vào số lượng kiến thức, tranh ảnh ít ỏi trong sách giáo khoa và sách giáo viên để giảng dạy cho học sinh. Giáo viên thường bỏ qua, coi nhẹ phân môn này. Giáo viên thường cho rằng các phân môn trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh mới thực sự quan trọng, giúp cho các em cảm thụ thẩm mĩ và vẽ đựơc một bức tranh đẹp. Còn phân môn thường thức mĩ thuật chỉ nhằm giới thiệu một số công trình, tác phẩm Mĩ thuật cho học sinh. Do vậy tình trạng chung hiện nay của giờ thường thức mĩ thuật là đơn điệu nhàm chán, học sinh thường có thái độ thờ ơ với giờ học này. Với những giờ học, giáo viên chỉ cung cấp một số lượng kiến thức bằng lý thuyết mà không cho học sinh xem hay chỉ xem một số ít hình ảnh nhỏ bé trong sách giáo khoa nên đa số học sinh sau khi học thường không nhớ đựơc những tác phẩm, công trình Mĩ thuật của Việt Nam. Nhưng cũng có rất nhiều giáo viên chịu khó quan tâm và sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. Tuy nhiên đa phần là những tranh ảnh trong sách báo, tạp chí có khung hình nhỏ bé chỉ phù hợp cho giáo viên tham khảo còn nếu dùng làm trực quan giảng dạy thì không phù hợp. Hiện nay công nghệ thông tin phát triển internet hỗ trợ rất nhiều cho việc tìm kiếm tài liệu minh họa nhưng một số tranh lại không có trên mạng hoặc là do trình độ sử dụng của giáo viên còn hạn chế hoặc là nếu tìm có thì cũng khó bởi giáo viên không thể in tranh màu khổ lớn để dạy được vì rất tốn kém hơn nữa trường thuộc xã miền núi nên việc đi lại in tranh cũng gặp nhiều khó khăn.
Về phía học sinh đa phần là con em nhà nông kinh tế gia đình còn khó khăn, chưa có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin nhiều, sách báo còn hạn chế, có một số em có cơ hội tiếp xúc với CNTT nhưng các em lại không tìm hiểu về bài học mà ham mê chơi điện tử nên chưa tìm hiểu sâu hơn các tác phẩm, tác giả trong phân môn thường thức mĩ thuật nên khó khăn trong tiết học thường thức mĩ thuật.
Trước tình trạng trên, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật để thực hiện một tiết dạy thường thức mĩ thuật và học sinh thích học phân môn thường thức mĩ thuật đó mới là mục đích chính của phân môn này rất cần tích hợp kiến thức nhiều môn học có nội dung kiến thức liên là điều rất cần thiết trong tiết dạy về Mĩ thuật thời kì cổ đại.
Sau khi học xong bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại tôi làm trắc nghiệm nhỏ như sau:
+ Qua tiết học em hiểu được những gì nghệ thuật cổ Việt Nam?
+ Em có thích học phân môn này không?
Đa số các em không thích học phân môn này, với các em thích học chỉ từ 35- 40% học sinh, với kết quả như thế tôi quyết đinh tích hợp các môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí vào giảng dạy bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại để giúp học sinh học tốt hơn phân môn này để cuối cùng lấy kết quả điều tra so sánh với kết quả ban đầu.
Bảng tổng hợp số lượng học sinh (Khối 6 - Trường THCS Xuân Dương) trong việc hiểu và vận dụng nội dung bài học trước khi thực nghiệm:
Môn | Năm học | Khối | Sĩ số | Đạt | Chưa đạt | ||
SL | % | SL | % | ||||
Mĩ Thuật | 2015-2016 | 6 | 63 | 49 | 77,8 | 14 | 22,2 |
Mĩ Thuật | 2016-2017 | 6 | 67 | 56 | 83,6 | 11 | 16,4 |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định rõ những yêu cầu cơ bản trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp:
* Nâng cao nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp liên môn:
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo...
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
* Ưu điểm khi dạy tích hợp liên môn.
- Với học sinh:
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Với giáo viên:
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường Sư phạm..
*Khó khăn khi triển khai:
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Môn học Mĩ thuật là môn học không có chuẩn mực nhất định mà đánh giá bằng tình cảm, cảm xúc và tri thức thẩm mỹ; nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Những vấn đề cần diễn đạt, cần thể hiện trong cuộc sống khó có thể diễn tả bằng ngôn ngữ: nói, viết, Âm nhạc, cơ thể....thì con người có thể diễn đạt, thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình.
Phụ huynh học sinh thường định hướng cho con học những môn toán, văn, ngoại ngữ...phục vụ cho việc thi vào cấp 3. Họ chưa hiểu biết được tầm quan trọng của môn Mĩ thuật áp dụng vào cuộc sống, họ chỉ coi đây là môn học bắt buộc trong trường học mà họ không nghĩ đến hiệu quả rất cao của môn học Mĩ thuật mang lại đó là sự phát triển tư duy trí tuệ của học sinh để học tốt các môn học khác, khơi gợi cảm xúc tình cảm của con người đối với thiên nhiên với những giá trị văn hóa của nhân loại.
* Xác định ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng đổi mới theo hướng tích hợp, liên môn.
- Đây là một tiết dạy về phân môn thường thức Mĩ thuật trong chương trình Mĩ thuật lớp 6 có tích hợp môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử nhằm giới thiệu và giáo dục các em hiểu biết và tiếp thu kiến thức bài học đạt hiệu quả cao:
Về phía giáo viên: Không chỉ nắm chắc kiến thức môn dạy trong sách giáo khoa mà còn phải tìm hiểu sâu rộng kiến thức thực tế của địa phương, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Về phía học sinh: Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tìm tòi, tư duy, sáng tạo trong học tập. Biết tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến bài học, có kỹ năng giao tiếp, trình bày tự tin. Cảm nhận được giá trị nghệ thuật
Việc sử dụng hợp lí các tài liệu liên môn trong dạy học Mĩ thuật giúp học sinh củng cố, phát triển kiến thức Mĩ thuật, tạo ra không khí thoải mái khi học. Tích hợp trong giảng dạy còn làm cho học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế cuộc sống và luôn luôn tự hào về truyền thống yêu nước, ý thức đoàn kết dân tộc, lịch sử phát triển của dân tộc. Bên cạnh đó các em có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống cho bản thân như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tình huống.
2.3.2. Các bước cụ thể trong việc thiết kế tiến trình dạy học bài: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại- Mĩ thuật Lớp 6.
* Những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt:
a. Kiến thức.
- Học sinh hiểu sự xuất hiện của Mĩ thuật Việt Nam từ khi hình thành loài người ở Việt Nam.
- Hiểu biết về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Văn Lang.
b. Kĩ năng.
- Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- HS trình bày được sự kiện lịch sử, vẽ được các họa tiết dân tộc, hiểu được các sản phẩm Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại và những đặc điểm cũng như công dụng của chúng .
- Xác định được vị trí của nhà nước Văn Lang trên lược đồ Địa lý.
c. Thái độ.
- Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Học sinh nhận thức đúng đắn và có ý thức học tập, giữ gìn, phát triển những giá trị về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
* Xác định những kiến thức liên môn cần vận dụng để giải quyết các vấn đề của bài học:
* Môn Mĩ thuật :
- Học sinh hiểu sự xuất hiện và sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam từ khi hình thành loài người ở Việt Nam
- Hiểu được sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam thời đại đồ đá, đồ đồng.
* Môn Địa lý:
- Giúp học sinh hiểu biết về đền Hùng tỉnh Phú Thọ và vị trí Địa Lí của nhà nước Văn Lang tích hợp qua Tiết 47: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ( Địa lí 6).
- Giúp HS biết được những địa danh xuất hiện những di vật thời đại đồ đá, đồ đồng.
* Môn Văn học:
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm tự hào của dân tộc được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh trong những bài văn, thơ nói về nước Văn Lang.
- Giúp HS hiểu được từ thuở sơ khai của nước Văn Lang đã biết sử dụng và phát triển nghệ thuật đồ dá, đồ đồng tích hợp qua tiết 9, 10: Sơn tinh, Thủy tinh ( Ngữ văn 6).
* Môn Lịch sử:
- Giúp học sinh hiểu biết về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Văn Lang tích hợp qua tiết 13: Nước Văn Lang ( Lịch sử 6).
- Giúp HS hiểu được sự ra đời của lịch sử Mĩ thuật Việt Nam cổ đại.
* Xác định đối tượng dạy học của bài học:
* Đối tượng dạy học là HS khối 6- Trường THCS Xuân Dương
- Số lượng học sinh: 77 em.
- Số lớp thực hiện: 02 lớp.
* Đặc điểm cần thiết khác của học sinh:
- Học sinh có hứng thú học tập, thích được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyện vọng muốn tham gia học tập.
* Xác định, lựa chọn phương pháp dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi, nội dung kiến thức, tư liệu, hình ảnh phù hợp và dự kiến các tình huống phát sinh trong thực tiễn để có cách xử lí phù hợp.
+ Phương pháp; kĩ thuật dạy học; phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu, học sinh áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nhóm, tích hợp liên môn, ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học, hợp tác nhóm, củng cố, luyện tập, kiểm tra, đánh giá.
+ Chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu:
- Máy tính, máy chiếu - kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word, phần mềm hỗ trợ cắt nhạc.
- Sách giáo khoa: Âm nhạc và Mĩ thuật 6; Địa lí 6, Ngữ văn 6.
- Tài liệu Lịch sử Việt Nam, Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh
- Đồ dùng hoạt động nhóm: Giấy A3, bút dạ
+ Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003, soạn giảng bằng các slides chứa thông tin, hình ảnh.
- Sử dụng phần mềm Violet bản dùng thử tải từ Internet.
2.3.3. Soạn giáo án theo hướng dạy học tích hợp:
Bài 2 - Tiết 2: Sơ lược Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
a. Kiến thức.
- Học sinh hiểu sự xuất hiện và sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam từ khi hình thành loài người ở Việt Nam
- Hiểu biết về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Văn Lang.
b. Kĩ năng.
- Mô phỏng được hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- HS trình bày được sự kiện lịch sử, vẽ được các họa tiết dân tộc, hiểu được các sản phẩm Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại và những đặc điểm cũng như công dụng của chúng .
- Xác định được vị trí của nhà nước Văn Lang trên lược đồ Địa lý.
c. Thái độ.
- Cảm thụ được vẻ đẹp, có ý thức giữ gìn và trân trọng những giá trị nghệ thuật cha ông để lại.
- Học sinh nhận thức đúng đắn và có ý thức học tập, giữ gìn, phát triển những giá trị về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Tranh ảnh, máy chiếu.
- Tài liệu tham khảo Mĩ thuật của người Việt, bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, tranh ảnh về Mĩ thuật cổ đại, Tranh trống đồng cỡ lớn, bản đồ khu vực Châu Á, SGK, Giáo án.
2. Học sinh.
- SGK, vở ghi
- Giấy A3, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra. ? Nêu cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc?
2. Bài mới . Thời kì cổ đại qua đi để lại cho Mĩ thuật Việt Nam những sản phẩm vô giá. Đó là những sản phẩm về điêu khắc chạm khắc mạng đậm nét hào hùng và tinh thần dân tộc sâu sắc .
Hoạt động của GV và HS | Yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1. Sơ lược về bối cảnh lịch sử. - Tích hợp kiến thức môn Lịch sử ( Bài 12, Tiết 13- Lịch sử 6): ? Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? ra đời khoảng thời gian nào? - HS trả lời theo hiểu biết. - GV bổ sung: Khoảng 700 năm TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời. Tên nước là Văn Lang. - GV giới thiệu về bộ máy của nhà nước Văn Lang: Hùng Vương chia nước làm 15 bộ, vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua có Lạc hầu, Lạc tướng. - Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. - Đứng đầu chiềng, chạ là bồ chính. - GV chia nhóm thành 4 nhóm để HS vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. ? Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang theo hiểu biết? - HS vẽ sơ đồ theo nhóm. - GV trình chiếu sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang để HS quan sát. ( Slides 1) - GV kết luận: Như vậy nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh khá phức tạp: Kinh tế phát triển, cuộc sống ổn định, xã hội nảy sinh mâu thuẫn giàu, nghèo, dân cư luôn phải đấu tranh chống lũ lụt, ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình…trong hoàn cảnh xã hội như vậy Mĩ thuật đồ đồng và đồ đá phát triển mạnh với các vật dụng như: Rìu, dao găm, giáo... ? Thời kì Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam được phân chia làm mấy giai đoạn. - HS trả lời theo hiểu biết. - GV bổ sung: + Thời kì đồ đá: XH Nguyên thuỷ + Thời kì đồ đồng: Cách đây khoảng 4000-5000 năm + Thời kì đồ chia thành: Đồ đá cũ và mới, gồm các hiện vật được phát hiện ở di chỉ núi Đọ (Thanh hoá). + Thời kì đồ đồng chia làm 4 giai đoạn kế tiếp là: - Sơ kì đồ đồng: Giai đoạn Phùng Nguyên: cách đây khoảng 4000 năm - Sơ kì đồ đồng: Giai đoạn Đồng Đậu: cách đây khoảng 3300 năm đến 3500 năm - Hậu kì đồ đồng: Giai đoạn Gò Mun: cách đây khoảng 3000 năm. - Sơ kì đồ sắt: Giai đoạn văn hóa Đông Sơn: cách đây khoảng 2800 năm đến 2000 năm. - GV nhấn mạnh: Các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được gồm các hiện vật với nền văn hoá Bắc Sơn ( Miền núi phía Bắc) và Quỳnh Văn ( ven biển Miền Trung) nước ta. - Tích hợp kiến thức môn Địa lí ( Tiết 47- Địa lí 6): - GV trình chiếu Slides 2 Bản đồ Việt Nam và chỉ trên bản đồ vị trí đất nước Việt Nam : là một trong những cái nôi loài người có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ . ? Em hãy tìm vị trí của nước Văn Lang trên ban đồ địa lí? - HS trả lời theo hiểu biết. ? Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu ? - HS trả lời theo hiểu biết. - Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở khu vực sông Hồng, sông Cả , sông Mã, từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ). Hoạt động 2. Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại - GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm trả lời trên giấy A3. * Thời kì đồ đá để lại những dấu ấn tiêu biểu nào? ? Hình vẽ mặt người được khắc ở đâu? ? Nêu những đặc điểm của hình vẽ mặt người? * Nêu nghệ thuật diễn tả của nghệ thuật chạm khắc thời kì đồ đá? - HS trả lời và nhận xét. - GV trình chiếu các hình ảnh về các di vật thời kì đồ đồng, đồ đá và hướng dẫn cho HS xem tranh trên màn hình máy chiếu. - Các em hãy quan sát xem đây là gì và trên đó có khắc hình ảnh gi? - HS trả lời theo hiểu biết. - GV trình chiếu Slide 3. - Đây là những viên đá cuội có khắc hình mặt người được tìm thấy ở Na- Ca ( Thái Nguyên ) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. ? Kể tên những dụng cụ đồ đồng của Mĩ thuật Việt Nam. - Hs trả lời. - GV trình chiếu một số vật dụng đồ dồng. - Slide 4: Mũi giáo: Đào được tại Đông Sơn ( Thanh Hóa), mũi nhỏ dài 22cm và mũi lớn dài 40,1cm. - Slide 5: Rìu xéo là loại hình công cụ tiêu biểu được chia làm 2 loại: rìu xéo gót vuông và rìu xéo gót tròn. - Slide 6: Bình đồng: Được tìm thấy ở nhiều nơi như: Yên Bái, Thanh Hóa, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... - Slide 7: Chuông đồng được đào tại Mật Sơn (Thanh Hóa) - GV kết luận: Đồ đồng thời kì này được trang trí đẹp và tinh tế, phối kết hợp nhiều hoa văn, phổ biến là sóng nước và hình chữ S - GV trình chiếu trống đồng Đông Sơn ( Slide 8). ? Trình bày xuất xứ của trống đồng Đông Sơn. ? Vì sao trống đồng Đông Sơn được coi là trống đồng đẹp nhất Việt Nam? ? Bố cục của mặt trống dược trang trí như thế nào? * Nghệ thuật trang trí mặt trống và tang trống có gì đặc biệt? ? Những hoạt động của con người chuyển động như thế nào? ? Đặc điểm quan trọng nhất của nghệ thuật Đông Sơn là gì? ? Em thấy trên mặt trống đồng có trang trí những hình gì? ? Hình ảnh gì nổi bật nhất trên mặt trống đồng Đông Sơn? - HS trả lời theo hiểu biết. - Giáo viên nhấn mạnh: Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội được coi là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật tạo hình thời đại Đồ đá. Trống đồng là hiện vật tiêu biểu về nghệ thuật tạo hình, thể hiện đỉnh cao của kĩ thuật chế tác kim loại thời đại Đồ đồng ở Việt Nam. Các hiện vật trên cho thấy nghệ thuật tạo hình thời này ở Việt Nam đã phát triển không ngừng qua các thời đại và là một nền nghệ thuật đặc sắc mà đỉnh cao là nghệ thuật tạo hình thời Đông Sơn. - Tích hợp kiến thức môn Địa lí (Tiết 47- Địa lí 6) ? Vào khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn ? - HS trả lời theo hiểu biết. - GV trình chiếu Slide 2. - Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn, gẫn gũi nhau về tiếng nói và phát triển nghệ thuật từ đồ đá sang đồ đồng. - Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn (Tiết 1, 9, 10- Ngữ văn 6) - GV trình chiếu Slide 9 hình ảnh truyện và đặt câu hỏi: ? Theo em truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh (Tiết 9, 10- Ngữ văn 6) nói lên hoạt động gì cùa nhân dân ta hồi đó? - HS trả lời: - Nhân dân phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng và chống thiên tai và cũng trong hoàn cảnh khó khăn đó nhân dân ta đã biết sử dụng vũ khí để đấu tranh, săn bắn và sử dụng các dụng cụ để sản xuất. ? Vũ khí sử dụng trong truyện là gì? - HS trả lời: Giáo mác, đá được dùng làm vũ khí để chiến đấu và công cụ để sản xuất. - GV giới thiệu thêm: Trong truyện Con rồng cháu tiên(Tiết 1- Ngữ văn 6) cũng đã sử dụng chiêng, trống, gươm... làm vũ khí chiến đấu thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc đấu tranh bảo vệ cuộc sống thanh bình. - GV trình chiếu Slide 10: Hình ảnh truyện Con rồng cháu tiên (Tiết 1- Ngữ văn 6) - GV kết luận: Văn Lang là bộ lạc hùng mạnh và giàu có nhất thời đó. Tuy chưa có quân đội, chưa có pháp luật nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. Chính vì thế Bác Hồ đã có câu nói về các vua Hùng khi về thăm Phú Thọ: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Bác muốn giáo dục tất cả mọi người rằng: Đây là trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ. - GV trình chiếu Slide 11: Hình ảnh Đền Hùng: là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. * Di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ. | I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử + 2 giai đoạn: - Thời kì đồ đá: XH Nguyên thuỷ - Thời kì đồ đồng: Cách đây khoảng 4000-5000 năm, thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của văn hoá - xã hội trong đó có Mĩ thuật. 1. Mĩ thuật thời kì đồ đá * Hình mặt người trên vách hang Đồng Nội - Khắc gần cửa hang, trên vách nhủ ở độ cao từ 1,5m đến 1,75m vừa với tầm mắt và tầm tay con người - Phân biệt được nam hay nữ, các mặt người đều có sừng, cong ra hai bên * Đặc điểm nghệ thuật: Góc nhìn chính diện, đường nét dứt khoát rõ ràng, bố cục cân xứng, tỉ lệ hài hoà. 2. Mĩ thuật thời đồ đồng - Trải qua 4 giai đoạn : Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. - Công cụ : Rìu, dao găm, giáo mác, mũi lao được chạm khắc và trang trí đẹp mắt - Đồ trang sức và tượng nghệ thuật "Người đàn ông bằng đá" (Văn Điển- Hà Nội) * Trống đồng Đông Sơn. + Ở Đông Sơn ( Thanh Hoá), nằm bên bờ sông Mã + Nghệ thuật chạm khắc đặc biệt + Bố cục là những vòng tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa * Là sự kết hợp giữa hoa văn hình học với chữ S và hoạt động của con người, chim thú rất nhuần nhuyễn hợp lí. + Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ gợi lên vòng quay tự nhiên , hoa văn diễn tả theo lối hình học hoá + Hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo. |