Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ thuật tiểu học: Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả cao

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ thuật tiểu học: Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả cao.


Tìm kiếm có liên quan​


Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn mĩ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật lớp 1

Sáng
kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học mới nhất

Sáng
kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật vẽ theo mẫu

Sáng
kiến kinh nghiệm vẽ theo nhạc

Sáng
kiến kinh nghiệm thuật lớp 4

Sáng
kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật lớp 3

ĐẶT VẤN ĐỀ


Đứng trước tình hình mới của đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện trên 5 mặt " Đức, trí, lao, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy - Sự nghiệp giáo dục.

Vậy mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là đem lại cho con người những giá trị thẩm mĩ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức làm cho con người đồng hoà được những giá trị đó để có được một trình độ văn hoá cao, một nhân cách hài hoà. Mà như chúng ta đã biết mục tiêu của việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng chủ yếu không phải là dạy kĩ năng vẽ, mà thông qua dạy vẽ để giáo dục cho học sinh cảm nhận cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để tiết học Mĩ thuật trở nên lôi cuốn hấp dẫn ? Là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi này lần đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật, tuy không phải dễ nhưng cũng không phải quá khó khăn. Dễ ở chỗ nghệ thuật không phải là những con số hay định lí toán học nên không có đáp án cụ thể nên đối với nghề dạy học đã đòi hỏi tính nghệ thuật rồi thì dạy nghệ thuật càng đòi hỏi tính nghệ thuật cao hơn. Phải làm sao để học sinh được thể hiện cá tính và bộc lộ hết khả năng, sở thích của mình, có khát vọng hoàn thiện bản thân như hoàn thiện các nhu cầu vươn tới cái đẹp.

Để đạt được mục tiêu trên, khi giảng dạy môn Mĩ thuật giáo viên không nên biến tiết học thành những bài học công thức cứng nhắc mà cần tìm hiểu phương pháp giảng dạy, học nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng. Phải làm sao cho học sinh được tiếp xúc ngôn ngữ nghệ thuật một cách tự giác.. làm sao để các em say sưa với môn học, để các em tự tìm đến với kiến thức và kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập. Có như vậy mới thực sự thúc đẩy học sinh tích cực, tư duy, sáng tạo……Tạo ra được những bài vẽ tốt, có chất lượng cao, phù hợp với cuộc sống hàng ngày đi lên của xã hội.

Là một giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học đã lâu, tôi nhận thấy những thuận lợi cũng như những hạn chế trong việc dạy và học. Vậy muốn phát huy chỗ đứng của bộ môn Mĩ thuật trong sự nghiệp nói chung và hình thành tính chất thẩm mĩ ở trường tiểu học nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn và trọng tâm là chất lượng dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình dạy học Mĩ thuật ở trường tôi hiện nay nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài, tôi cần phải làm một việc gì đó để giờ vẽ tranh đề tài thực sự có hiệu quả. Từ lí do trên tôi chọn chuyên đề “ Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả cao" để nghiên cứu. Tôi thấy đây là một đề tài có ý nghĩa rất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học mĩ th.​

B. THỰC TRẠNG:

a. Thực trạng học tập của học sinh.


Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, sự tập trung không cao, các em chưa tự giác cao, nhận thức của các em mới là làm quen với những kiến thức ban đầu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hành….các em còn có thói quen vẽ ngay từng hình một, vẽ bố cục hình xộc xệch, méo mó. Lắp ghép hình với nhau tạo nên bố cục mà không chú ý đến các nhóm chính, nhóm phụ dẫn đến bài vẽ dàn trải không tập trung. Các hình tượng thường được nhìn một cách chi tiết và cụ thể không có sinh động về dáng và động tác, chủ yếu thể hiện ở góc độ chính diện. Các hình vẽ thường sắp xếp bằng nhau, màu sắc rực rỡ…

Khi trả lời câu hỏi các em còn lệ thuộc vào sách giáo khoa chưa liên hệ với thực tiễn, không sáng tạo.

Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài uể oải, chán nản, tiết học đạt hiệu quả không cao nhiều học sinh không hoàn thành bài (kêu là khó, không biết vẽ).

B. Thực trạng dạy của giáo viên:

Phân môn vẽ tranh đề tài nhiều giáo viên còn kêu là khó (vì nó trừu tượng).

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy được một số tiết vẽ tranh đề tài chưa thành công được do nhiều nguyên nhân:

Giáo viên phần lớn chưa quan tâm đến sự chuẩn bị kỹ càng cho bài dạy trước khi lên lớp (nhất là khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học dặn học sinh chuẩn bị tư liệu ở nhà trước khi đến lớp), chưa quan tâm đến thực tiễn để học sinh lấy hình ảnh đưa vào bài vẽ. Nên khi dạy tiết vẽ tranh đề tài còn gặp nhiều khó khăn.

Phần tìm, chọn nội dung đề tài, giáo viên chỉ giảng hình ảnh vẽ trong tranh chưa mở rộng nội dung dẫn dắt học sinh lựa chọn nội dung đề tài phong phú hơn. Không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh sử dụng những hình thức tìm và chọn nội dung như thế nào để tiết học sinh động hào hứng không buồn tẻ, đơn điệu.

Phần hướng dẫn cách vẽ thì đa số giáo viên chỉ đưa ra các bước thực hiện bằng lý thuyết, sau đó tất cả học sinh thực hành trên giấy mà chưa tìm được ra những cái khác để thu hút sự chú ý của học sinh. Học sinh chưa thực sự học tập một cách tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức, tự tìm ra cách vẽ riêng cho bản thân. Điều đó đã phần nào hạn chế tư duy, óc sáng tạo của học sinh.

Đa số giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách hướng dẫn, coi sách là mẫu chuẩn mà chưa biết xử lý linh hoạt kiến thức cho phù hợp với trình độ của học sinh. Vì vậy chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, dẫn đến học sinh tiếp thu bài một cách tự động chưa khám phá, thâm nhập vào nội dung bài học.

Giáo viên chưa biết cách thay đổi phương pháp dạy học để làm sao cho phù hợp, gây được sự thu hút đối với học sinh dẫn đến tiết học được lặp đi lặp lại theo một cấu trúc định sẵn.

Do quan điểm của quản lý, các giáo viên khác, phụ huynh học sinh còn coi Mĩ thuật là môn học phụ. Dẫn đến tình trạng giáo viên Mĩ thuật chuyên tâm với việc dạy chưa cao….

Đó là một số nguyên nhân dẫn đến tiết dạy chưa thành công. muốn khắc phục được điều đó, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ chương trình để có kế hoạch hướng dẫn cho học sinh. Không hướng dẫn chung chung với tất cả học sinh, cần có ý định trong từng đối tượng học sinh. Tổ chức tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú làm bài đạt hiệu quả.

Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh , tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh hay một bài tập thực hành. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

*Kết quả điều tra ban đầu :

LớpSĩ số
Số học sinh
thích học​
Số học sinh không thích học môn Mĩ thuậtGhi chú
1B​
35​
20​
15
2B​
30​
18​
12
3A​
35​
17​
18
4A​
34​
16​
18
5B​
32​
18​
14


C. GIẢI PHÁP:

1. Phương pháp dạy tiết Vẽ tranh đề tài đạt hiệu quả.


Để giờ dạy Vẽ tranh đề tài, tôi vận dụng lựa chọn các phương pháp dạy học.

- Phương pháp chủ yếu là quan sát, thực hành.

- Phương pháp phối hợp : Trực quan, vấn đáp, giảng dạy, phân tích tổng hợp, minh hoạ, , tổ chức trò chơi, đánh giá nhóm.

Điều quan trọng là tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp đúng lúc, đúng chỗ theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh.

2. Tiến trình tiết dạy Vẽ tranh đề tài.

Hoạt động Vẽ tranh là hoạt động thực hành, cần tổ chức sao cho thông qua các hoạt động này học sinh chu động tích cực tham gia và thể hiện hết khả năng của bản thân, sự hướng dẫn của giáo viên là cần thiết nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ và mang nhiều tính động viên khích lệ và gợi ý. Nếu không sẽ làm học sinh mất hứng thú ảnh hưởng không tốt đến kết quả bài vẽ.

Khi dạy tiết Vẽ tranh tôi tiến hành như sau:

* Chuẩn bị:

Tôi thiết kế bài giảng, nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp 3 ngày, thiết kế bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bên cạnh đó tôi tìm hiểu tham khảo thêm các phương pháp dạy trên vô tuyến, băng đĩa hình, sách, báo… Ngoài việc thiết kế bài giảng trước khi lên lớp, tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan: Tranh vẽ của học sinh về đề tài liên quan đến bài học, các tranh phải có nét điển hình, đặc biệt có thể giúp giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy (các bức tranh có 3 loại : Tốt, trung bình và loại chưa tốt), tranh của giáo viên vẽ hoặc đồ dùng, hình gợi ý cách vẽ, hoặc những dụng cụ cần thiết phục vụ cho bài vẽ ngoài trời, máy chiếu, băng đĩa hình…Tôi dặn học sinh chuẩn bị bài (sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ của học sinh liên quan đến bài vẽ), đồ dùng học Mĩ thuật.

* Tiến hành bài giảng.

Trình tự tiến hành tổ chức tiết dạy phải đầy đủ theo các bước nhất định. Thời gian trong giờ giảng phải được phân phối hợp lý, giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học. Các bước dạy bài Vẽ tranh đề tài (các hoạt động dạy - học chủ yếu)

Bài mới:

*Giới thiệu bài.

Tuỳ theo nội dung bài và thực tế lớp học, giáo viên giới thiệu tạo hứng thú học tập Mĩ thuật cho học sinh nêu yêu cầu của bài học.

Ví dụ 1 : Bài 3 - Vẽ tranh Đề tài các con vật quen thuộc (Mĩ thuật lớp 4) . Giáo Viên minh hoạ nhanh hình các con vật trên bảng (hoặc dán mô hình các con vật vẽ sẵn). Hỏi học sinh.

+ Đây là những con vật gì? hãy kể tên những con vật đó? Chúng có quen thuộc với em không?

- Các em có thích vẽ một trong số những con vật đó không?

- Hôm nay cô sẽ dạy chúng ta vẽ đề tài con vật quen thuộc.

Giáo viên viết bài học lên bảng.

Cách khác giới thiệu bài này : Giáo viên cùng học sinh chơi trò chơi đoán con vật qua tiếng kêu ( giáo viên ghi âm tiếng kêu các con vật hoặc giáo viên giả giọng (khẩu thuật rồi vào bài).

Hoặc giáo viên mở băng hình do giáo viên cóp từ chương trình thế giới động vật (quay các hoạt động các con vật gần gũi, dễ nhận biết) cho học sinh quan sát rồi đoán cả tên các con vật... giáo viên vào bài.

Ví dụ 2 : Bài 28 vẽ tranh - đề tài : An toàn giao thông (Mĩ thuật lớp 4)

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh di động giống hình rối dẹt ( do giáo viên tự làm ) chơi trò chơi hai bạn Bi và Bống tham gia giao thông trên đường đi học về, nhận xét bạn nào đi đúng và bạn nào đi sai đường.

+ Bạn nào đi đúng đường? Tại sao em biết?

+ Bạn nào đi sai đường? Vì sao?

- Quan sát các bạn đi trên đường xảy ra điều gì (Giáo viên di động hình các nhân vật) Bi đi trên vỉa hè rất an toàn còn Bống đi dưới lòng đường không để ý, xe ô tô lao tới.

+ Bạn Bống xảy ra điều gì?(Giáo viên diễn tả hành động Bống bị ô tô đâm vào và ngã ra sau).

+ Các em học tập bạn nào ?

Hôm nay, các em có thích tham gia giao thông cùng bạn Bi và bạn Bống qua bài Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông không (Giáo viên ghi bảng).

Ví dụ 3 : Bài 34 Vẽ tranh Đề tài phong cảnh (Mĩ thuật lớp 2). Giáo viên cho học sinh xem băng đĩa hình quay một số phong cảnh thiên đẹp và một số danh lam thắng cảnh hỏi học sinh .

- Đây là những cảnh đẹp gì ?

Những cảnh đẹp đó được vẽ lại, gọi là tranh phong cảnh. Em có thích vẽ một bức tranh phong cảnh đẹp không? Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

Ví dụ 4 : Bài 23. Vẽ tranh Đề tài Mẹ hoặc Cô giáo (Mĩ thuật lớp 2). Giáo viên đọc bài thơ Mẹ và Cô của nhà thơ Trần Quốc Toản. Hoặc cho cả lớp hát bài Mẹ và Cô giáo.

Nghe thơ hoặc hát về Mẹ và Cô giáo. Các em có thích vẽ tranh về mẹ hoặc cô giáo để tặng mẹ hoặc cô giáo không? Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

Ví dụ 5 : Bài 29. Vẽ tranh Đàn gà (Mĩ thuật lớp 1)

Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình khu vườn tự tạo và mô hình đàn gà : gà trống, gà mái (đồ chơi làm thủ công ) mô hình gà con làm bằng len .

+ Trong khu vườn, có những con vật gì đi kiếm mồi ?

+ Các em có thích vẽ chúng không ?

+ Hôm nay cô sẽ dạy các em vẽ tranh Đàn gà nhé. Giáo viên ghi bảng, giới thiệu bài.

a. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài.

- Mỗi đề tài có nhiều chủ đề khác nhau, cần giúp học sinh hiểu được nội dung chủ đề, để các em nhớ lại và tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ.

- Giáo viên sử dụng đồ dùng tranh vẽ tự làm, tranh vẽ của học sinh, băng đĩa hình, quay các hình ảnh cụ thể (những tranh, ảnh, hình ảnh dùng để minh hoạ cần có nhiều nét điển hình tiêu biểu giúp cho học sinh hiểu nội dung đề tài và tìm chọn cách vẽ dễ dàng) cho học sinh quan sát nhận xét tìm, chọn nội dung đề tài. Ở phần này, tốt nhất giáo viên nên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cụ thể từ dễ đến khó có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề. Dùng các câu hỏi này để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp cận với đề tài. Những câu hỏi nên gắn với nội dung và được minh hoạ bằng tranh, ảnh, hình ảnh cụ thể, tránh những câu hỏi khó. Nên dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú để lôi cuốn học sinh khi trả lời câu hỏi.

Ví dụ 1: Bài 19. Vẽ tranh - Đề tài Ngày Tết (Lễ hội) mùa xuân (Mĩ thuật 5).

+ Giáo viên dùng tranh, ảnh hoặc băng hình cho học sinh xem.

+ Em quan sát không khí ngày tết, lễ hội ra sao?

+ Tranh tranh, ảnh (băng hình) ngày tết (Lễ hội) có những hoạt động gì ?

+ Những hình ảnh gì nổi bật nhất ?

+ Hãy kể những hình ảnh xung quanh ?

+ Em quan sát thấy màu sắc của Ngày Tết (Lễ Hội) trong tranh (ảnh) hoặc hình ra sao ? có tươi vui, rực rỡ thể hiện đúng cảnh ngày Tế (Lễ Hội) không?

+ Em hãy kể về Ngày Tết (Lễ hội) em được tham gia ? kể về hoạt động em thích nhất ? Tại sao em thích? Em hãy mô tả hình ảnh và màu sắc của hoạt động, cảnh vật ?

Ví dụ 2 : Bài 34 . Vẽ tranh - Đề tài phong cảnh (Mĩ thuật 2).

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh ( băng hình ) phong cảnh

+ Tranh phong cảnh thường có hình ảnh gì?

+ Em hãy kể về những hình ảnh trong tranh? Hình ảnh gì em thấy nổi bật nhất ? Kể những hình ảnh phụ xung quanh ?

+ Hãy kể những màu sắc trong tranh, ảnh?

+ Em hãy kể một phong cảnh mà em thích?

+ Phong cảnh có hình ảnh gì?

+ Màu sắc ra sao?

Ví dụ 3 : Bài 29. Vẽ tranh Đàn gà ( Mĩ thuật 1 )

Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình đàn gà hoặc tranh ảnh đàn gà hỏi học sinh.

+ Em hãy kể tên những con gà trong tranh (ảnh) ?

Hoặc

+ Trong gia đình nhà gà gồm những ai ?

+ Gà trống (gà bố) khác gà mái (gà mẹ) và gà con ra sao? Em hãy tả lại chúng?

+ Gia đình nhà gà đang làm gì ?

+ Ngoài vẽ gà còn hình ảnh gì nữa? Màu sắc của những con gà ra sao ?

+ Em có thích đàn gà (gia đình gà) không? Tại sao? Em đã chăm sóc chúng bao giờ chưa?

Khi học sinh trả lời chưa đúng các ý giáo viên cần bổ sung, định hướng để các em nhận biết cần phải trả lời thế nào cho phù hợp với đúng yêu cầu của bài.

b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ

* Hướng dẫn sắp xếp bố cục

- Hướng dẫn vẽ tranh nếu không có tranh mẫu không có gợi ý thì học sinh sẽ rất lúng túng. Vì thế treo tranh mẫu và phân tích giảng giải cách sắp xếp bố cục hình ảnh, màu sắc ở từng bức tranh để các em quan sát là việc làm hết sức cần thiết. Nếu giáo viên chỉ nói mà không có tranh minh hoạ thì học sinh rất khó tiếp thu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và tranh minh hoạ nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ nhớ lại những hình ảnh có liên quan tới đề tài (người, con vật, nhà cửa, cây cối có thể đưa vào tranh).

- Cần lưu ý học sinh chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lý, cân đối, có trọng tâm rõ nội dung. Tuỳ theo nội dung cụ thể của từng bài mà chọn hình ảnh sắp xếp bố cục cho phù hợp, tránh tham lam, ôm đồm, tránh sơ lược, đơn điệu.

- Việc hướng dẫn gợi ý sắp xếp bố cục tranh cho hợp lý là rất cần thiết và quan trọng khi vẽ tranh đề tài. Nhưng để cho học sinh vẽ được tranh, biện pháp tốt nhất có lẽ là sau khi gợi ý chung hãy để cho học sinh tự do vẽ theo khả năng của mình, tránh bắt vẽ theo khuôn mẫu nhất định, hoặc vẽ theo ý chủ quan của giáo viên.

* Hướng dẫn vẽ màu:

- Khi hướng dẫn vẽ màu cần lưu ý hướng dẫn cách sử dụng các chất liệu màu (màu dạ, sáp màu, màu nước , màu bột....) thông qua việc giới thiệu các bức tranh cụ thể và thực hành vẽ mẫu của giáo viên. Cùng với việc hướng dẫn cách sử dụng là việc hướng dẫn vẽ màu và phối hợp màu cho phù hợp với bố cục và nội dung của bức tranh.

- Thường thì học sinh Tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất và khi vẽ màu các em thường vẽ theo bản năng. Nếu sự tác động của giáo viên không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ ảnh hưởng không tốt và làm mất đi những màu sắc trong sáng và ngây thơ của các em. Chính vì thế việc hướng dẫn cho học sinh vẽ màu cần khéo léo và mang tính chất gợi ý, động viên khích lệ, tránh ép buộc các em vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc bắt chước tranh mẫu.

- Sau khi hướng dẫn cách vẽ xong giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố lại các bước vẽ tranh đề tài tạo hứng thú cho giờ học.

Ví dụ : Trò chơi thi sắp xếp hoàn thành bức tranh theo các bước nhanh nhất

(giáo viên xếp lộn xộn các hình gợi ý)

Hoặc : Lựa chọn các hình ảnh cắt rời dán vào giấy A3 hoàn chỉnh bức tranh.

Các trò chơi này có thể tổ chức thi theo nhóm sẽ sôi nổi hơn, giáo viên là trọng tài.

- Giáo viên cho học sinh quan sát xem một số bài vẽ của học sinh từ năm trước, bài đẹp, bài chưa đẹp gọi học sinh nhận xét tìm ra bài nào vẽ đẹp để học tập và tránh lặp lại cái sai của bài chưa đẹp.

c. Hoạt động 3 : Thực hành.

- Giáo viên xoá bảng hoặc cất hết hình gợi ý cách vẽ, bài của học sinh cho học sinh vẽ ra vở, tập vẽ giấy A4.

- Giáo viên cho học sinh ra ngoài vẽ thực tế (nếu có điều kiện thuận tiện) Ví dụ : Các bài Vẽ tranh Đề tài phong cảnh, sân trường giờ ra chơi, vẽ nhà, vẽ cây, Trường em... ( Tổ chức vẽ ngoài trời , giáo viên quản lí học sinh, quan sát học sinh hết sức chặt chẽ tránh xảy ra điều đáng tiếc vì học sinh tiểu học rất hiếu động.

- Tổ chức học sinh thi vẽ theo nhóm (Nhóm 3 – 4 học sinh) vẽ ra giấy A4, A3 hoặc vẽ nhóm theo tổ, bài của ai tự vẽ được phép thảo luận tránh chép bài của nhau.

- Trong khi học sinh làm bài, giáo viên cần đến từng bàn, từng nhóm để quan sát để hướng dẫn thêm, chú ý giúp đỡ những em còn lúng túng chưa nắm được cách vẽ, động viên khích lệ những học sinh vẽ tốt. Trong khi hướng dẫn trực tiếp trên các bài vẽ của học sinh giáo viên cũng chỉ gợi ý khích lệ mà không vẽ hộ, chữa trực tiếp vào bài vẽ của học sinh, hoặc bắt học sinh vẽ theo ý mình. Giáo viên có thể chọn một vài bài của học sinh đang vẽ để hướng dẫn nhằm bổ sung khắc

1649335609371.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM-Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy vẽ tranh đề tài ở trưởng Tiểu học đạt hiệu quả cao.doc
    373.5 KB · Lượt tải : 10
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bìa sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bố cục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học các sáng kiến kinh nghiệm tiểu học kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất mô tả sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm 2021 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học mon the duc sáng kiến kinh nghiệm bật xa tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cán bộ quản lý tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm gvcn giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật thcs sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật thcs 2020 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật thcs violet sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học cực hay sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật vẽ theo mẫu sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật đan mạch sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật đan mạch tiểu học sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật đan mạch violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật thcs mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật violet sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn nhảy dây tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật sáng kiến kinh nghiệm ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phó hiệu trưởng trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm the duc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm the dục tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm thiết bị tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học quản lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác đội sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm toán thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội tiểu học sáng kiến kinh nghiệm về tâm lý học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế trường tiểu học sáng kiến mĩ thuật sáng kiến mĩ thuật năm 2020 sáng kiến mĩ thuật theo phương pháp đan mạch sáng kiến mĩ thuật tiểu học sáng kiến môn mĩ thuật thcs sáng kiến môn mĩ thuật tiểu học skkn tiểu học violet tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học viết sáng kiến kinh nghiệm môn mĩ thuật thcs đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top