- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ÂM NHẠC BẬC TIỂU HỌC: Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học.
Tên sáng kiến
Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………………….
1. Tên sáng kiến
Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Giáo dục Âm nhạc ở trường Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động”. Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc tham gia mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để trẻ bộc lộ và phát triển được năng khiếu Âm nhạc.
Trong những năm qua đã có nhiều đề tài đưa ra nhằm giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc trong đó có cả phần tập đọc nhạc. Các đề tài đó sử dụng nhiều phương pháp giúp học sinh học tốt môn học này như: Phương pháp nghiên cứu, phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp thực hành, phương pháp ghi nhớ khắc sâu kiến thức, phương pháp ghi chép nhạc, phương pháp lắng nghe, phương pháp làm mẫu, phương pháp dạy tập biểu diễn bài hát… Tuy nhiên, những giải pháp đó có những ưu điểm và hạn chế sau:
+ Ưu điểm
Giáo viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh.
Đa số học sinh tiếp thu bài nhanh, sáng tạo trong thể hiện các ca khúc dành cho thiếu nhi và đặc biệt là các em rất thích được biểu diễn.
Tất cả các phương pháp giáo viên dạy nhạc áp dụng như trên đều giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, phát huy tính tích cực trong học tập.
+ Hạn chế
Giáo viên còn mất nhiều thời gian chuẩn bị cho tiết dạy bài tập đọc nhạc nhất là khối 4,5.
Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Bên cạnh đó các em còn lúng túng trong việc hát kết hợp gõ đệm, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát. Vì thế, các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát.
Tên sáng kiến
Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………………….
1. Tên sáng kiến
Một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Giáo dục Âm nhạc ở trường Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động”. Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc tham gia mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để trẻ bộc lộ và phát triển được năng khiếu Âm nhạc.
Trong những năm qua đã có nhiều đề tài đưa ra nhằm giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc trong đó có cả phần tập đọc nhạc. Các đề tài đó sử dụng nhiều phương pháp giúp học sinh học tốt môn học này như: Phương pháp nghiên cứu, phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp thực hành, phương pháp ghi nhớ khắc sâu kiến thức, phương pháp ghi chép nhạc, phương pháp lắng nghe, phương pháp làm mẫu, phương pháp dạy tập biểu diễn bài hát… Tuy nhiên, những giải pháp đó có những ưu điểm và hạn chế sau:
+ Ưu điểm
Giáo viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh.
Đa số học sinh tiếp thu bài nhanh, sáng tạo trong thể hiện các ca khúc dành cho thiếu nhi và đặc biệt là các em rất thích được biểu diễn.
Tất cả các phương pháp giáo viên dạy nhạc áp dụng như trên đều giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, phát huy tính tích cực trong học tập.
+ Hạn chế
Giáo viên còn mất nhiều thời gian chuẩn bị cho tiết dạy bài tập đọc nhạc nhất là khối 4,5.
Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Bên cạnh đó các em còn lúng túng trong việc hát kết hợp gõ đệm, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát. Vì thế, các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát.