- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ÂM NHẠC THCS NĂM 2021 - 2022 : KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG VIỆC SỬ DỤNG DI SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.
Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản văn hóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trọng dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường học. Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường học.
Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực , sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh... Tóm lại, sử dụng di sản trong dạy học ở trường học có ý nghĩa toàn diện.
Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn: “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến”.
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.
Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản văn hóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trọng dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường học. Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường học.
Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực , sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh... Tóm lại, sử dụng di sản trong dạy học ở trường học có ý nghĩa toàn diện.
Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn: “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến”.