- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,219
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GDCD LỚP 6 ; GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO HỌC SINH QUA BÀI 7 “ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM”NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình cháy nổ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các vụ cháy nổ ngày càng đa dạng, từ công trình chợ, nhà ở và đặc biệt là nhà ở cao tầng. Điều đó cho thấy việc tổ chức hệ thống hạ tầng phục vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quy hoạch đô thị và việc nâng cao ý thức của người dân về việc PCCC cần được quan tâm đúng mức.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 5 năm trở lại đây, cả nước xảy ra khoảng 15.000 vụ cháy; trong đó, hơn 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống an sinh của người dân.
Mặc dù công tác truyền thông đã được đẩy mạnh nhưng tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộ gia đình có chiều hướng tăng cả về số vụ lẫn thiệt hại. Phòng ngừa cháy nổ trong các khu dân cư đang trở nên ngày càng bức thiết và cần nhận được sự quan tâm đúng mức hơn của các cấp, các ngành và đặc biệt là ý thức của cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc phòng ngừa, trong thời gian qua, các ban ngành, đặc biệt là Công an PCCC đang tích cực kiểm tra, rà soát lại về công tác PCCC trong các đô thị và các khu đô thị. Công tác kiểm tra PCCC hiện nay chủ yếu là kiểm tra các trang thiết bị PCCC trong các tòa nhà, kiểm tra hệ thống báo cháy cũng như phương tiện chữa cháy, điều đó là cần thiết nhưng chưa đầy đủ.
Vì vậy, để đảm bảo tốt việc PCCC, các cơ quan chức năng cần phải bổ sung, rà soát lại hệ thống giao thông trong đô thị đảm bảo các xe cứu hỏa đến được từng gia đình, từng tầng cao nhất của công trình. Cần đưa vào chương trình nghị sự các chương trình thu gom nước mưa làm hệ thống PCCC khu đô thị, thành phố hướng tới PCCC bền vững. Tại các khu đô thị cần chú trọng công tác giáo dục ý thức của cộng đồng dân cư trong việc PCCC, xây dựng các đô thị thông minh, an toàn với tất cả mọi người.
Để ngăn ngừa các sự cố cháy nổ trong các khu dân cư, mỗi hộ gia đình, nơi sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy; thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị sử dụng điện; không câu nối dăng móc chằng chịt dây điện trong nhà, không tăng phụ tải bừa bãi, phải lắp thiết bị tự động ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị có công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu, đèn neon; khi ra khỏi nhà phải kiểm tra tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện, đồ dùng điện; không đặt các chất gây cháy gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: Đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện; việc sử dụng bình gas cho nấu nướng trong nhà cần đóng ngắt sau khi sử dụng; những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý đến nguồn điện, nguồn nhiệt; không tồn trữ các chất cháy nổ gây nguy hiểm trong gia đình…
Ngoài ra, cần giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC cho mọi lứa tuổi, với mục đích mang lại kiến thức cho mỗi cá nhân, giúp họ bảo vệ tính mạng của mình, mang lại sự an toàn cho cộng đồng, bảo vệ tài sản chung của xã hội. Giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC trong cộng đồng và đào tạo các cư dân đô thị thành những người có ý thức bảo vệ an ninh và phòng chống thiên tai, thảm họa trong khu vực, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bình cứu hỏa cũng như cách xử lý các tình huống cháy nổ, đưa ra những bài học, lời khuyên dành cho các thế hệ về các vấn đề PCCC, để mỗi người có thể bảo vệ được mình, bảo vệ được người khác.
Do đó vấn đề cần đặt ra đối với chúng ta, đặc biệt là trong dạy học môn GDCD là cần phải giáo dục học sinh kỹ năng PCCC. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài: Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:
- Nâng cao nhận thức đúng đắn cho học sinh THCS về PCCC
- Học sinh có kỹ năng PCCC để đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình an.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD lớp 6
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm: Từ thực tiễn giảng dạy môn GDCD, ở những lớp có chú trọng áp dụng giáo dục học sinh kỹ năng PCCC cho thấy chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao hơn.
- Phương pháp thu thập thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên các phương tiện thông tin, thu thập được và qua học hỏi kinh nghiệm
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình cháy nổ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các vụ cháy nổ ngày càng đa dạng, từ công trình chợ, nhà ở và đặc biệt là nhà ở cao tầng. Điều đó cho thấy việc tổ chức hệ thống hạ tầng phục vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quy hoạch đô thị và việc nâng cao ý thức của người dân về việc PCCC cần được quan tâm đúng mức.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 5 năm trở lại đây, cả nước xảy ra khoảng 15.000 vụ cháy; trong đó, hơn 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống an sinh của người dân.
Mặc dù công tác truyền thông đã được đẩy mạnh nhưng tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộ gia đình có chiều hướng tăng cả về số vụ lẫn thiệt hại. Phòng ngừa cháy nổ trong các khu dân cư đang trở nên ngày càng bức thiết và cần nhận được sự quan tâm đúng mức hơn của các cấp, các ngành và đặc biệt là ý thức của cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc phòng ngừa, trong thời gian qua, các ban ngành, đặc biệt là Công an PCCC đang tích cực kiểm tra, rà soát lại về công tác PCCC trong các đô thị và các khu đô thị. Công tác kiểm tra PCCC hiện nay chủ yếu là kiểm tra các trang thiết bị PCCC trong các tòa nhà, kiểm tra hệ thống báo cháy cũng như phương tiện chữa cháy, điều đó là cần thiết nhưng chưa đầy đủ.
Vì vậy, để đảm bảo tốt việc PCCC, các cơ quan chức năng cần phải bổ sung, rà soát lại hệ thống giao thông trong đô thị đảm bảo các xe cứu hỏa đến được từng gia đình, từng tầng cao nhất của công trình. Cần đưa vào chương trình nghị sự các chương trình thu gom nước mưa làm hệ thống PCCC khu đô thị, thành phố hướng tới PCCC bền vững. Tại các khu đô thị cần chú trọng công tác giáo dục ý thức của cộng đồng dân cư trong việc PCCC, xây dựng các đô thị thông minh, an toàn với tất cả mọi người.
Để ngăn ngừa các sự cố cháy nổ trong các khu dân cư, mỗi hộ gia đình, nơi sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy; thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị sử dụng điện; không câu nối dăng móc chằng chịt dây điện trong nhà, không tăng phụ tải bừa bãi, phải lắp thiết bị tự động ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị có công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu, đèn neon; khi ra khỏi nhà phải kiểm tra tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện, đồ dùng điện; không đặt các chất gây cháy gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: Đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện; việc sử dụng bình gas cho nấu nướng trong nhà cần đóng ngắt sau khi sử dụng; những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý đến nguồn điện, nguồn nhiệt; không tồn trữ các chất cháy nổ gây nguy hiểm trong gia đình…
Ngoài ra, cần giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC cho mọi lứa tuổi, với mục đích mang lại kiến thức cho mỗi cá nhân, giúp họ bảo vệ tính mạng của mình, mang lại sự an toàn cho cộng đồng, bảo vệ tài sản chung của xã hội. Giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC trong cộng đồng và đào tạo các cư dân đô thị thành những người có ý thức bảo vệ an ninh và phòng chống thiên tai, thảm họa trong khu vực, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bình cứu hỏa cũng như cách xử lý các tình huống cháy nổ, đưa ra những bài học, lời khuyên dành cho các thế hệ về các vấn đề PCCC, để mỗi người có thể bảo vệ được mình, bảo vệ được người khác.
Do đó vấn đề cần đặt ra đối với chúng ta, đặc biệt là trong dạy học môn GDCD là cần phải giáo dục học sinh kỹ năng PCCC. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài: Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:
- Nâng cao nhận thức đúng đắn cho học sinh THCS về PCCC
- Học sinh có kỹ năng PCCC để đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình an.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD lớp 6
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm: Từ thực tiễn giảng dạy môn GDCD, ở những lớp có chú trọng áp dụng giáo dục học sinh kỹ năng PCCC cho thấy chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao hơn.
- Phương pháp thu thập thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên các phương tiện thông tin, thu thập được và qua học hỏi kinh nghiệm
THẦY CÔ TẢI NHÉ!