- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn lớp 7 mới: Dạy học thơ Đường môn Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực được soạn dưới dạng file word gồm 32 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Ngày 4/11/2013, nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Cụ thể là: Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Công văn số 791/HD-BGDĐT, ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đưa ra quyết nghị: Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh (Điều 2 khoản e).
Văn bản số 738/HD-SGDĐT ngày 1 tháng 6 năm 2015 V/v xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh đã đưa ra những định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh.
Như vậy, có thể thấy vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là mục tiêu thiết yếu hàng đầu trong mục tiêu giáo dục ở các cấp học nói chung và cấp học Trung học cơ sở nói riêng.
2. Thực tế, trong nhiều năm chúng ta vẫn giảng dạy theo phương pháp cũ lấy người dạy làm trung tâm, người học thụ động tiếp thu tri thức chưa hình thành được rõ ràng các kĩ năng. Để thay đổi điều đó nhất định phải xác định lại phương pháp dạy học, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giáo dục, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức từ đó hình thành các năng lực và phẩm chất của người học. Đó chính là dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
3. Đối với môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là hết sức cần thiết nhằm hình thành những năng lực và phẩm chất của người học.
Trong môn Ngữ văn, mảng văn học nước ngoài, phần nội dung thơ Đường là một nội dung khó, giáo viên ngại dậy học sinh ngại học.
Thơ Đường hay (Đường thi) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ VII – thế kỉ IX (618 – 907). Đường thi là hệ thống các tác phẩm thơ ca đời Đường thế kỉ VII - IX lấy tiêu chí lịch sử xác định giai đoạn văn học. Người Trung Quốc cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ Trung Quốc và là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Giá trị đặc sắc tiêu biểu của Đường thi là Đường luật (luật thi) chính phong cách này ảnh hưởng đến thơ ca đời sau và ảnh hưởng đến thơ ca của các dân tộc khác trong đó có Việt Nam (thơ đường luật Việt Nam của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh...)
Có thể thấy thơ Đường là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cổ điển. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ, ý tình ẩn giấu sâu xa. Giảng dạy tốt mảng thơ này cũng là góp phần truyền tải tới học sinh một thành tựu ưu tú của thơ ca nhân loại. Tuy nhiên, thơ Đường với rào cản về ngôn ngữ và tư duy nghệ thuật, với sự ngặt nghèo về luật thơ, bố cục, âm luật đã khiến giáo viên hiểu thơ Đường một cách thấu đáo đã là một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy thế nào cho hay, truyền thụ thế nào cho học sinh hiểu hết, thấu hết các tầng lớp ý nghĩa thơ. Đặc biệt đối với giáo viên Trung học cơ sở trình độ chuyên môn là Cao đẳng Sư phạm trước kia thì chưa được học về mảng thơ Đường, với giáo viên Trung học cơ sở trình độ Đại học tại chức hoặc chuyên tu đã được tìm hiểu về thơ Đường qua 3 học phần Hán Nôm 1, Hán Nôm 2 và Hán Nôm 3 tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu là chưa có. Vì vậy, việc hiểu sâu sắc về từng bài thơ, từng thể thơ còn rất hạn chế, việc giảng dạy trên lớp phần lớn do giáo viên tự nghiên cứu, học tập bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo tài liệu trên Internet nên chưa có hệ thống và phương pháp tiếp cận đúng. Thêm vào đó giáo viên phần vì ngại dậy thơ Đường phần vì khó phần vì học sinh không muốn học nên nhiều trường hợp dạy đại khái cho xong, việc tìm hiểu và yêu thích thơ Đường quả thật ít có. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách thức truyền thụ tri thức để hình thành những phẩm chất và năng lực ở người học.
4. Trong cấu trúc đồng tâm của chương trình thì thơ Đường bắt đầu vòng đầu tiên ở lớp 7 cấp Trung học cơ sở và vòng tiếp theo ở lớp 11 cấp Trung học phổ thông. Với các em học sinh lớp 7 chỉ ở độ tuổi 13, 14 suy nghĩ còn chưa thấu đáo, trải nghiệm chưa nhiều việc nắm bắt được vẻ đẹp thể hiện ở bề ngoài ngôn ngữ (bản phiên âm gây nhiều trở ngại, thêm vào đó bản dịch nghĩa thì chưa dịch đủ hết cái thần, cái ý của lời thơ) còn gặp nhiều khó khăn nên việc chưa “nhìn” được sự sâu xa trong từng câu chữ, tình ý trong ngôn từ thể hiện. Vì vậy làm thế nào để các em yêu thích và mở rộng tâm hồn để cảm nhận hết vẻ đẹp ngôn từ và ý nghĩa của một tác phẩm thơ Đường là rất khó. Khó hơn nữa là các em học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở ...100% là học sinh dân tộc, việc tiếp nhận các tác phẩm văn học trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn do rào cản ngôn ngữ, vốn tiếng Việt yếu và thiếu nên việc tiếp nhận tác phẩm thơ Đường quả là rất gian truân. Phần đọc trên lớp các em không hứng thú xung phong đọc như các tác phẩm văn học khác, các em chỉ thích đọc phần dịch thơ, không thích đọc phần phiên âm và dịch nghĩa vì phần phiên âm chữ Hán khó đọc, còn phần dịch nghĩa thì dài, trúc trắc các em ngại nắm bắt ... mặt khác việc phát hiện ra đặc sắc về nghệ thuật và nội dung với các em là rất khó vì nghệ thuật thơ Đường rất điêu luyện mà ý nghĩa thì hết sức thâm sâu, chủ yếu là tả cảnh ngụ tình. Chính vì vậy để học sinh hiểu, cảm thụ được các tác phẩm thơ Đường là rất khó, việc khơi gợi niềm yêu thích của các em với các tác phẩm thơ Đường còn khó hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về năng lực và phẩm chất đang được chú trọng rèn luyện cho học sinh, mô hình trường học mới đang được tiến hành và phổ biến rộng rãi.
Từ những lí do trên, cùng với những kinh nghiệm dạy học thơ Đường của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học thơ Đường môn Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực” để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường trong môn ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng đọc - hiểu thơ Đường từ những tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Cùng với đó, học sinh được rèn rũa thêm các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân), năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn (năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ); được bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước; bồi đắp phẩm chất nhân ái, khoan dung, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại...
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới là dạy học thơ Đường môn Ngữ văn lớp 7 cho đối tượng học sinh cụ thể: học sinh lớp 7 Trường ...................
Đối tượng học sinh mà tôi tiến hành dạy học theo định hướng phát triển năng lực là những học sinh do bản thân trực tiếp giảng dạy. Bao gồm: 01 lớp: Lớp 7A1 - 40 học sinh. (Lớp 7A2 - 41 học sinh – dạy theo phương pháp cũ làm đối chứng).
C. NỘI DUNG
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong phân môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở phần dạy thơ Đường (chủ yếu là lớp 7) là một phần tuy ít nhưng rất khó, giáo viên ngại dậy và học sinh
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Ngày 4/11/2013, nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Cụ thể là: Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Công văn số 791/HD-BGDĐT, ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đưa ra quyết nghị: Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh (Điều 2 khoản e).
Văn bản số 738/HD-SGDĐT ngày 1 tháng 6 năm 2015 V/v xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh đã đưa ra những định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh.
Như vậy, có thể thấy vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là mục tiêu thiết yếu hàng đầu trong mục tiêu giáo dục ở các cấp học nói chung và cấp học Trung học cơ sở nói riêng.
2. Thực tế, trong nhiều năm chúng ta vẫn giảng dạy theo phương pháp cũ lấy người dạy làm trung tâm, người học thụ động tiếp thu tri thức chưa hình thành được rõ ràng các kĩ năng. Để thay đổi điều đó nhất định phải xác định lại phương pháp dạy học, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giáo dục, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức từ đó hình thành các năng lực và phẩm chất của người học. Đó chính là dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
3. Đối với môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là hết sức cần thiết nhằm hình thành những năng lực và phẩm chất của người học.
Trong môn Ngữ văn, mảng văn học nước ngoài, phần nội dung thơ Đường là một nội dung khó, giáo viên ngại dậy học sinh ngại học.
Thơ Đường hay (Đường thi) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ VII – thế kỉ IX (618 – 907). Đường thi là hệ thống các tác phẩm thơ ca đời Đường thế kỉ VII - IX lấy tiêu chí lịch sử xác định giai đoạn văn học. Người Trung Quốc cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ Trung Quốc và là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Giá trị đặc sắc tiêu biểu của Đường thi là Đường luật (luật thi) chính phong cách này ảnh hưởng đến thơ ca đời sau và ảnh hưởng đến thơ ca của các dân tộc khác trong đó có Việt Nam (thơ đường luật Việt Nam của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh...)
Có thể thấy thơ Đường là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cổ điển. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ, ý tình ẩn giấu sâu xa. Giảng dạy tốt mảng thơ này cũng là góp phần truyền tải tới học sinh một thành tựu ưu tú của thơ ca nhân loại. Tuy nhiên, thơ Đường với rào cản về ngôn ngữ và tư duy nghệ thuật, với sự ngặt nghèo về luật thơ, bố cục, âm luật đã khiến giáo viên hiểu thơ Đường một cách thấu đáo đã là một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy thế nào cho hay, truyền thụ thế nào cho học sinh hiểu hết, thấu hết các tầng lớp ý nghĩa thơ. Đặc biệt đối với giáo viên Trung học cơ sở trình độ chuyên môn là Cao đẳng Sư phạm trước kia thì chưa được học về mảng thơ Đường, với giáo viên Trung học cơ sở trình độ Đại học tại chức hoặc chuyên tu đã được tìm hiểu về thơ Đường qua 3 học phần Hán Nôm 1, Hán Nôm 2 và Hán Nôm 3 tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu là chưa có. Vì vậy, việc hiểu sâu sắc về từng bài thơ, từng thể thơ còn rất hạn chế, việc giảng dạy trên lớp phần lớn do giáo viên tự nghiên cứu, học tập bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo tài liệu trên Internet nên chưa có hệ thống và phương pháp tiếp cận đúng. Thêm vào đó giáo viên phần vì ngại dậy thơ Đường phần vì khó phần vì học sinh không muốn học nên nhiều trường hợp dạy đại khái cho xong, việc tìm hiểu và yêu thích thơ Đường quả thật ít có. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi cách thức truyền thụ tri thức để hình thành những phẩm chất và năng lực ở người học.
4. Trong cấu trúc đồng tâm của chương trình thì thơ Đường bắt đầu vòng đầu tiên ở lớp 7 cấp Trung học cơ sở và vòng tiếp theo ở lớp 11 cấp Trung học phổ thông. Với các em học sinh lớp 7 chỉ ở độ tuổi 13, 14 suy nghĩ còn chưa thấu đáo, trải nghiệm chưa nhiều việc nắm bắt được vẻ đẹp thể hiện ở bề ngoài ngôn ngữ (bản phiên âm gây nhiều trở ngại, thêm vào đó bản dịch nghĩa thì chưa dịch đủ hết cái thần, cái ý của lời thơ) còn gặp nhiều khó khăn nên việc chưa “nhìn” được sự sâu xa trong từng câu chữ, tình ý trong ngôn từ thể hiện. Vì vậy làm thế nào để các em yêu thích và mở rộng tâm hồn để cảm nhận hết vẻ đẹp ngôn từ và ý nghĩa của một tác phẩm thơ Đường là rất khó. Khó hơn nữa là các em học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở ...100% là học sinh dân tộc, việc tiếp nhận các tác phẩm văn học trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn do rào cản ngôn ngữ, vốn tiếng Việt yếu và thiếu nên việc tiếp nhận tác phẩm thơ Đường quả là rất gian truân. Phần đọc trên lớp các em không hứng thú xung phong đọc như các tác phẩm văn học khác, các em chỉ thích đọc phần dịch thơ, không thích đọc phần phiên âm và dịch nghĩa vì phần phiên âm chữ Hán khó đọc, còn phần dịch nghĩa thì dài, trúc trắc các em ngại nắm bắt ... mặt khác việc phát hiện ra đặc sắc về nghệ thuật và nội dung với các em là rất khó vì nghệ thuật thơ Đường rất điêu luyện mà ý nghĩa thì hết sức thâm sâu, chủ yếu là tả cảnh ngụ tình. Chính vì vậy để học sinh hiểu, cảm thụ được các tác phẩm thơ Đường là rất khó, việc khơi gợi niềm yêu thích của các em với các tác phẩm thơ Đường còn khó hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về năng lực và phẩm chất đang được chú trọng rèn luyện cho học sinh, mô hình trường học mới đang được tiến hành và phổ biến rộng rãi.
Từ những lí do trên, cùng với những kinh nghiệm dạy học thơ Đường của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Dạy học thơ Đường môn Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực” để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường trong môn ngữ văn lớp 7 cấp Trung học cơ sở đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng đọc - hiểu thơ Đường từ những tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Cùng với đó, học sinh được rèn rũa thêm các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân), năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn (năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ); được bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương, đất nước; bồi đắp phẩm chất nhân ái, khoan dung, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại...
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới là dạy học thơ Đường môn Ngữ văn lớp 7 cho đối tượng học sinh cụ thể: học sinh lớp 7 Trường ...................
Đối tượng học sinh mà tôi tiến hành dạy học theo định hướng phát triển năng lực là những học sinh do bản thân trực tiếp giảng dạy. Bao gồm: 01 lớp: Lớp 7A1 - 40 học sinh. (Lớp 7A2 - 41 học sinh – dạy theo phương pháp cũ làm đối chứng).
C. NỘI DUNG
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong phân môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở phần dạy thơ Đường (chủ yếu là lớp 7) là một phần tuy ít nhưng rất khó, giáo viên ngại dậy và học sinh
THẦY CÔ TẢI NHÉ!