- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN THCS NĂM 2022: Biện pháp hướng dẫn ôn luyện phần Đọc – hiểu trong bài kiểm tra môn Ngữ văn Trung học cơ sở được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 29 - NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã và đang nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, đánh giá năng lực không hoàn toàn dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức kĩ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm, giá trị chuẩn mực đạo đức... được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Đề kiểm tra môn Ngữ văn không chỉ giống các môn học khác là yêu cầu học sinh huy động những kiến thức liên quan để trả lời câu hỏi mà còn có đặc thù mà môn khác không có được. Đó là cơ hội để người viết đối diện với mình, để con người nhân văn trong con người mình lên tiếng. Riêng phần đọc – hiểu, trong tài liệu tập huấn tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo dục, vụ Giáo dục trung học đã hướng dẫn: “ Đối với câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong môn Ngữ văn, giáo viên nên chú trọng thiết kế được những câu hỏi mà qua đó, học sinh khám phá, lĩnh hội được những điều có giá trị và quan trọng về văn bản; khơi gợi nhiều câu trả lời đa dạng, phát triển tư duy phản biện ở học sinh; kích thích trao đổi giữa giáo viên, học sinh; thúc đẩy thảo luận và tranh luận trong lớp về những vấn đề đặt ra trong văn bản và kết nối những vấn đề đó với thực tiễn.” Để làm được điều này, ngoài việc các em phải ghi nhớ và vận dụng tốt các đơn vị kiến thức tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn đã học thì nội dung
các đề kiểm tra đánh giá cần tạo cơ hội để các em được đối diện với chính mình, huy động những tình cảm, cảm xúc, suy tư trong con người mình để đưa vào bài viết. Đề bài cần đặt người viết vào tâm thế của người trong cuộc để bộc lộ tiếng nói riêng của bản thân. Như vậy, đòi hỏi giáo viên phải tư duy đa chiều để từ nền tảng sách giáo khoa tài liệu hướng dẫn, ra đề kiểm tra mở. Ra đề theo hướng mở sẽ phát triển được năng lực và bồi dưỡng nhân văn cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi năng lực, tâm huyết, sự sáng tạo và trách nhiệm của người thầy cũng như khả năng tư duy của học sinh. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với học sinh dân tộc, học sinh vùng sâu, vùng xa. Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh, tôi đã thực hiện đề tài: “Biện pháp hướng dẫn ôn luyện phần Đọc – hiểu trong bài kiểm tra môn Ngữ văn Trung học cơ sở” (THCS). Đây cũng là một hướng học đi đôi với hành, chú trọng rèn kĩ năng, kiến thức gắn liền với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đặt ra của giáo dục: dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài kiểm tra phần đọc – hiểu trong môn Ngữ văn cho học sinh THCS. Giúp các bạn hình thành tư duy độc lập, tích cực chủ động, tự tin trong quá trình làm bài.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Đặc biệt chú ý đến việc hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tư duy, phương pháp điều tra; phương pháp quan sát thực tế; phương pháp vấn đáp, đàm thoại; phương pháp giao nhiệm vụ; so sánh, đối chiếu.
III. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Đọc - hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Đọc là một hoạt động, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Tại sao? Làm thế nào? Đọc- hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng - sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
Theo định hướng Pisa, năng lực đọc - hiểu phổ thông là năng lực của một cá nhân để hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục đích nâng cao kiến thức, kĩ năng và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời sống xã hội. Pisa cũng xác định năng lực đọc hiểu là: Hiểu, sử dụng, phản ánh và liên kết các văn bản, nhằm đạt được mục đích của mỗi nội dung, nhằm phát triển kiến thức và tiềm năng để tham gia vào xã hội (chú trọng tính thực tiễn).
Bên cạnh đó, trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có, với môn Ngữ văn, các năng lực hướng đến là năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân; năng lực giao tiếp tiếng; năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. Còn trong tài liệu tập huấn cụa vụ Giáo dục trung học năm 2020 có hướng dẫn: “ Đối với câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong môn Ngữ văn, giáo viên nên chú trọng thiết kế được những câu hỏi mà qua đó, học sinh khám phá, lĩnh hội được những điều có giá trị và quan trọng về văn bản; khơi gợi nhiều câu trả lời đa dạng, phát triển tư duy phản biện ở học sinh; kích thích trao đổi giữa giáo viên, học sinh; thúc đẩy thảo luận và tranh luận trong lớp về những vấn đề đặt ra trong văn bản và kết nối những vấn đề đó với thực tiễn.”
Như vậy, việc chú trọng rèn các kĩ năng, kiến thức gắn liền với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đặt ra của giáo dục là dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là cơ sở để nghiên cứu đề tài này.
IV. Kế hoạch thực hiện
-Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào phương pháp hướng dẫn ôn luyện phần Đọc – hiểu trong môn Ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS ...., huyện ...., tỉnh Lâm Đồng.
- Về Đối tượng khảo sát: Đối tượng chính của đề tài là học sinh lớp 9, trường THCS ...... Khảo sát 2 lớp 9a2 (năm học 2020-2021) và lớp 9a3(năm học 2021-2022) thông qua phiếu điều tra.
- Về thời gian: Đề tài được đưa vào thực nghiệm từ đầu năm học 2021-2022.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.Thực trạng và những mâu thuẫn
Phần Đọc – hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn một vài năm trở lại đây ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng, thường chiếm tỉ lệ từ 30 - 40 % số điểm toàn bài. Đây là câu hỏi nhằm tích hợp kiểm tra các kiến thức, kĩ năng thuộc phần Tiếng Việt và Văn trong chương trình, đồng thời kết hợp kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức kỹ năng được học và từ thực tiễn để giải quyết. Ở phần kiến thức này, đề ra thường cho một ngữ liệu lấy từ các văn bản trong hoặc ngoài chương trình (nếu là văn bản nằm ngoài chương trình thì cũng đồng dạng với các kiểu văn bản đã học). Đó có thể là một đoạn thơ, văn xuôi nghệ thuật, văn bản nhật dụng,… Sau ngữ liệu thường có ba đến bốn câu hỏi theo các mức thang năng lực
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 29 - NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã và đang nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, đánh giá năng lực không hoàn toàn dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức kĩ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm, giá trị chuẩn mực đạo đức... được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Đề kiểm tra môn Ngữ văn không chỉ giống các môn học khác là yêu cầu học sinh huy động những kiến thức liên quan để trả lời câu hỏi mà còn có đặc thù mà môn khác không có được. Đó là cơ hội để người viết đối diện với mình, để con người nhân văn trong con người mình lên tiếng. Riêng phần đọc – hiểu, trong tài liệu tập huấn tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo dục, vụ Giáo dục trung học đã hướng dẫn: “ Đối với câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong môn Ngữ văn, giáo viên nên chú trọng thiết kế được những câu hỏi mà qua đó, học sinh khám phá, lĩnh hội được những điều có giá trị và quan trọng về văn bản; khơi gợi nhiều câu trả lời đa dạng, phát triển tư duy phản biện ở học sinh; kích thích trao đổi giữa giáo viên, học sinh; thúc đẩy thảo luận và tranh luận trong lớp về những vấn đề đặt ra trong văn bản và kết nối những vấn đề đó với thực tiễn.” Để làm được điều này, ngoài việc các em phải ghi nhớ và vận dụng tốt các đơn vị kiến thức tiếng Việt, Văn bản, Tập làm văn đã học thì nội dung
các đề kiểm tra đánh giá cần tạo cơ hội để các em được đối diện với chính mình, huy động những tình cảm, cảm xúc, suy tư trong con người mình để đưa vào bài viết. Đề bài cần đặt người viết vào tâm thế của người trong cuộc để bộc lộ tiếng nói riêng của bản thân. Như vậy, đòi hỏi giáo viên phải tư duy đa chiều để từ nền tảng sách giáo khoa tài liệu hướng dẫn, ra đề kiểm tra mở. Ra đề theo hướng mở sẽ phát triển được năng lực và bồi dưỡng nhân văn cho học sinh. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi năng lực, tâm huyết, sự sáng tạo và trách nhiệm của người thầy cũng như khả năng tư duy của học sinh. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với học sinh dân tộc, học sinh vùng sâu, vùng xa. Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh, tôi đã thực hiện đề tài: “Biện pháp hướng dẫn ôn luyện phần Đọc – hiểu trong bài kiểm tra môn Ngữ văn Trung học cơ sở” (THCS). Đây cũng là một hướng học đi đôi với hành, chú trọng rèn kĩ năng, kiến thức gắn liền với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đặt ra của giáo dục: dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài kiểm tra phần đọc – hiểu trong môn Ngữ văn cho học sinh THCS. Giúp các bạn hình thành tư duy độc lập, tích cực chủ động, tự tin trong quá trình làm bài.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Đặc biệt chú ý đến việc hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tư duy, phương pháp điều tra; phương pháp quan sát thực tế; phương pháp vấn đáp, đàm thoại; phương pháp giao nhiệm vụ; so sánh, đối chiếu.
III. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Đọc - hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Đọc là một hoạt động, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Tại sao? Làm thế nào? Đọc- hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng - sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
Theo định hướng Pisa, năng lực đọc - hiểu phổ thông là năng lực của một cá nhân để hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục đích nâng cao kiến thức, kĩ năng và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời sống xã hội. Pisa cũng xác định năng lực đọc hiểu là: Hiểu, sử dụng, phản ánh và liên kết các văn bản, nhằm đạt được mục đích của mỗi nội dung, nhằm phát triển kiến thức và tiềm năng để tham gia vào xã hội (chú trọng tính thực tiễn).
Bên cạnh đó, trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau năm 2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có, với môn Ngữ văn, các năng lực hướng đến là năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự quản bản thân; năng lực giao tiếp tiếng; năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. Còn trong tài liệu tập huấn cụa vụ Giáo dục trung học năm 2020 có hướng dẫn: “ Đối với câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong môn Ngữ văn, giáo viên nên chú trọng thiết kế được những câu hỏi mà qua đó, học sinh khám phá, lĩnh hội được những điều có giá trị và quan trọng về văn bản; khơi gợi nhiều câu trả lời đa dạng, phát triển tư duy phản biện ở học sinh; kích thích trao đổi giữa giáo viên, học sinh; thúc đẩy thảo luận và tranh luận trong lớp về những vấn đề đặt ra trong văn bản và kết nối những vấn đề đó với thực tiễn.”
Như vậy, việc chú trọng rèn các kĩ năng, kiến thức gắn liền với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đặt ra của giáo dục là dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là cơ sở để nghiên cứu đề tài này.
IV. Kế hoạch thực hiện
-Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào phương pháp hướng dẫn ôn luyện phần Đọc – hiểu trong môn Ngữ văn theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS ...., huyện ...., tỉnh Lâm Đồng.
- Về Đối tượng khảo sát: Đối tượng chính của đề tài là học sinh lớp 9, trường THCS ...... Khảo sát 2 lớp 9a2 (năm học 2020-2021) và lớp 9a3(năm học 2021-2022) thông qua phiếu điều tra.
- Về thời gian: Đề tài được đưa vào thực nghiệm từ đầu năm học 2021-2022.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.Thực trạng và những mâu thuẫn
Phần Đọc – hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn một vài năm trở lại đây ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng, thường chiếm tỉ lệ từ 30 - 40 % số điểm toàn bài. Đây là câu hỏi nhằm tích hợp kiểm tra các kiến thức, kĩ năng thuộc phần Tiếng Việt và Văn trong chương trình, đồng thời kết hợp kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức kỹ năng được học và từ thực tiễn để giải quyết. Ở phần kiến thức này, đề ra thường cho một ngữ liệu lấy từ các văn bản trong hoặc ngoài chương trình (nếu là văn bản nằm ngoài chương trình thì cũng đồng dạng với các kiểu văn bản đã học). Đó có thể là một đoạn thơ, văn xuôi nghệ thuật, văn bản nhật dụng,… Sau ngữ liệu thường có ba đến bốn câu hỏi theo các mức thang năng lực
THẦY CÔ TẢI NHÉ!