- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN THCS: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở CẤP THCS
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở CẤP THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện nay, kiến thức loài người tăng theo cấp số nhân, thời gian học trong nhà trường chỉ có hạn, một số kiến thức tiếp thu ngày hôm nay có thể chỉ vài năm sau đã trở nên lạc hậu.
Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương… một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng.
Việc áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học không đòi hỏi quá nhiều thời gian, không phải đầu tư nhiều kinh phí, vừa có thể sử dụng những phương tiện đơn giản như phấn màu, giấy bìa, mặt sau của tờ lịch… vừa có thể ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế. Dạy học với bản đồ tư duy mang lại hiệu quả cao mà lại dễ dạy, dễ học thích hợp với điều kiện giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau.
Là một giáo viên Ngữ văn có hơn 15 năm làm công tác giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn mình giảng dạy. Đây là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp hay để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Tôi luôn trăn trở mình phải làm gì đó để học sinh càng ngày có ý thức và say mê môn học này hơn. Qua việc tìm hiểu và vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy nó đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý chán học Văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Ngữ văn. Đó chính là lí do để tôi chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu này bản thân tôi luôn mong muốn góp một ý kiến nhỏ vào việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn THCS, với mong muốn phát huy tối đa tính ưu việt của việc sử dụng Bản đồ tư duy ở bộ môn mình giảng dạy.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
- Đưa ra những kinh nghiệm, sáng kiến sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn THCS. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn.
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở CẤP THCS
Người Soạn: Thái Đình Quyền
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật hiện nay, kiến thức loài người tăng theo cấp số nhân, thời gian học trong nhà trường chỉ có hạn, một số kiến thức tiếp thu ngày hôm nay có thể chỉ vài năm sau đã trở nên lạc hậu.
Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương… một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng.
Việc áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học không đòi hỏi quá nhiều thời gian, không phải đầu tư nhiều kinh phí, vừa có thể sử dụng những phương tiện đơn giản như phấn màu, giấy bìa, mặt sau của tờ lịch… vừa có thể ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế. Dạy học với bản đồ tư duy mang lại hiệu quả cao mà lại dễ dạy, dễ học thích hợp với điều kiện giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau.
Là một giáo viên Ngữ văn có hơn 15 năm làm công tác giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn mình giảng dạy. Đây là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp hay để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Tôi luôn trăn trở mình phải làm gì đó để học sinh càng ngày có ý thức và say mê môn học này hơn. Qua việc tìm hiểu và vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy nó đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý chán học Văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Ngữ văn. Đó chính là lí do để tôi chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu này bản thân tôi luôn mong muốn góp một ý kiến nhỏ vào việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn THCS, với mong muốn phát huy tối đa tính ưu việt của việc sử dụng Bản đồ tư duy ở bộ môn mình giảng dạy.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
- Đưa ra những kinh nghiệm, sáng kiến sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn THCS. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn.